muỗi Ae. aegypti của hóa chất diệt côn trùng
3.2.1. Phun ULV để thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất diệt côn trùng
3.2.1.1. Các hóa chất sử dụng phun ULV thử nghiệm diệt muỗi Ae. aegypti
Các loại hóa chất đƣợc sử dụng để tiến hành phun ULV thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất diệt bao gồm K-Othrine 2EW (hoạt chất deltamethrin, 20 gam/1.000 ml dung dịch), Permethrine 50EC (nồng độ permethrine là 50%), Malathion 50EC (nồng độ malathion là 50%)
Tiến hành pha các hóa chất diệt muỗi với nƣớc theo các liều lƣợng khác nhau và thử nghiệm phun dung dịch bằng kỹ thuật phun ULV trên thực địa hẹp.
Các tỉ lệ pha dung dịch giữa hóa chất và nƣớc theo đơn vị dung tích (ml) lần lƣợt là 1:10; 1:8; 1:7; 1:6; và 1:5.
3.2.1.2. Hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất bằng kỹ thuật phun ULV trên thực địa
Bảng 3.7. Hiệu lực diệt Ae. aegypti của hóa chất bằng kỹ thuật phun ULV
SINH CẢNH (địa điểm)
HÓA CHẤT
Tỉ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ theo các liều lƣợng pha (hóa chất nƣớc
1:10 1:8 1:7 1:6 1:5 Thành thị (Quy Nhơn K-Othrine 2EW - 65 - 80 87 Permethrine 50EC - 83 92 94 - Malathion 50EC 100 100 - - - Đồng bằng (An Nhơn K-Othrine 2EW - 70 - 85 92 Permethrine 50EC - 85 98 97 - Malathion 50EC 100 100 - - - Miền núi (Vân Canh) K-Othrine 2EW - 69 - 85 91 Permethrine 50EC - 87 95 98 - Malathion 50EC 100 100 - - -
hi ch Muỗi đối chứng sau 24 giờ sống 100
Tại sinh cảnh thành thị (thành phố Quy Nhơn), khi thử nghiệm phun ULV đánh giá hiệu lực hóa chất cho ra kết quả nhƣ sau: Malathion 50EC có hiệu lực diệt tốt khi pha với nồng độ hóa chất thấp nhất (1:10), tỷ lệ muỗi chết đã là 100%; K-Othrine 2EW khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 65%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 80%; pha theo tỉ lệ (1:5), tỉ lệ muỗi chết là 87%; Permethrine 50EC khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 83%; pha theo tỉ lệ (1:7), tỉ lệ muỗi chết là 92%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 94%.
Đối chiếu với nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn của Bùi Ngọc Lân và cộng sự giai đoạn 2007-2016 thì hiệu lực diệt muỗi của các hóa chất nêu trên tƣơng ứng có giảm nhƣng mức giảm không nhiều. Tuy nhiên, riêng với hóa
chất Malathion, khi thử nghiệm muỗi Ae. aegypti vẫn chết 100% ngay tại tỉ lệ pha với nƣớc là (1:10).
Tại sinh cảnh đồng bằng (thị xã An Nhơn), khi thử nghiệm phun ULV đánh giá hiệu lực hóa chất cho ra kết quả nhƣ sau: Malathion 50EC có hiệu lực diệt tốt khi pha với nồng độ hóa chất thấp nhất (1:10), tỷ lệ muỗi chết đã là 100%; K-Othrine 2EW khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 70%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 85%; pha theo tỉ lệ (1:5), tỉ lệ muỗi chết là 92%.Permethrine 50EC khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 85%; pha theo tỉ lệ (1:7), tỉ lệ muỗi chết là 98%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 97%.
Tại sinh cảnh miền núi (huyện Vân Canh), khi thử nghiệm phun ULV đánh giá hiệu lực hóa chất cho ra kết quả nhƣ sau: Malathion 50EC có hiệu lực diệt tốt khi pha với nồng độ hóa chất thấp nhất (1:10), tỷ lệ muỗi chết đã là 100%; K-Othrine 2EW khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 69%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 85%; pha theo tỉ lệ (1:5), tỉ lệ muỗi chết là 91%; Permethrine 50EC khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 87%; pha theo tỉ lệ (1:7), tỉ lệ muỗi chết là 95%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 98%.
Tiến hành đánh giá hiệu lực của 3 loại hóa chất K-Othrine 2EW, Permethrine 50EC và Malathion 50EC chung cho cả 3 sinh cảnh, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Tổng hợp hiệu lực diệt Ae. aegypti của hóa chất bằng kỹ thuật phun ULV
HÓA CHẤT
Tỉ lệ (%) muỗi chết sau 24 giờ theo các liều lƣợng pha (hóa chất nƣớc
1:10 1:8 1:7 1:6 1:5
K-Othrine 2EW - 68 - 83 90
Permethrine 50EC - 85 95 96
Malathion 50EC 100 100 - - -
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy rằng với hóa chất Malathion 50EC có hiệu lực diệt tốt khi pha với nồng độ hóa chất thấp nhất (1:10) và tỷ lệ muỗi chết là 100%; K-Othrine 2EW khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 68%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 83%; pha theo tỉ lệ (1:5), tỉ lệ muỗi chết là 90%; Permethrine 50EC khi pha với nƣớc theo tỉ lệ (1:8), tỷ lệ muỗi chết là 85%; pha theo tỉ lệ (1:7), tỉ lệ muỗi chết là 95%; pha theo tỉ lệ (1:6), tỉ lệ muỗi chết là 96%.
Kết luận: khi tăng nồng độ lên thì tỉ lệ muỗi Ae. aegypti chết cũng tăng lên. So sánh kết quả đánh giá hiệu lực của các loại hóa chất chung cho 3 sinh cảnh thì hiệu lực diệt của hóa chất cao nhất ở sinh cảnh miền núi và thấp nhất ở sinh cảnh thành thị.
Qua thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt cho thấy rằng: Các hóa chất permethrin và deltamethrin với các nồng độ nhƣ trên không còn hiệu lực diệt muỗi
Ae. aegypti nhƣng khi phun bằng kỹ thuật ULV và tăng nồng độ thêm vẫn còn hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti . Do đó, ta có thể tiếp tục sử dụng hai loại hóa chất này và cần thử nghiệm xác định tỉ lệ pha nƣớc phù hợp cho mỗi thực địa cụ thể.
Riêng với malathion thì muỗi Ae. aegypti vẫn nhạy cả trên giấy thử và phun ULV trên thực địa với tỷ lệ pha 1:10 nên có thể nghiên cứu bổ sung với nồng độ thấp hơn để xem xét thêm nhằm xác định ngƣỡng tối ƣu.
Theo thử nghiệm phun không gian ngoài thực địa do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện, Permethrin 12,5% và Deltamethrin 0,28% vẫn có hiệu quả diệt muỗi [18]. Do đó, thử nghiệm hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti để xác định đƣợc loại hóa chất còn sử dụng đƣợc ở nồng độ tƣơng ứng bao nhiêu thì hiệu quả mà không ảnh hƣởng tới con ngƣời và môi trƣờng. Tại Hội nghị khoa học Đánh giá việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng phòng chống SXHD ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015, các báo cáo đều cho thấy muỗi Aedes nói chung đã xuất hiện kháng và tăng sức chịu đựng với hóa chất theo chiều hƣớng tăng dần khi thử với giấy thử Deltamethrin 0,05% và Permethrin 0,75%. Tuy nhiên, các chế phẩm vẫn có hiệu lực tốt khi phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất trừ một vài điểm tại Hà Nội và hóa chất diệt côn trùng vẫn có hiệu quả khi phun phòng chống dịch [23].
Nhƣ vậy kết quả thử nghiệm hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti trên các sinh cảnh thành thị, đồng bằng và miền núi bằng kỹ thuật phun ULV khá tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu tại các địa bàn khác. Trên giấy thử, Ae. aegypti
kháng với hóa chất thuộc nhóm pyrethroid nhƣng còn nhạy cảm với malathion. Và khi thử nghiệm trên thực địa, hiệu lực diệt muỗi của nhóm pyrethroid vẫn tốt khi tăng nồng độ, đối với malathion thì hiệu lực diệt muỗi trên thực địa vẫn tốt theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tóm lại, khi nồng độ dung dịch hóa chất tăng dần thì thì lệ muỗi chết cũng tăng dần, chứng tỏ hiệu lực diệt sẽ tăng dần. Riêng với hóa chất malathion 50EC, muỗi đã chết 100% ngay ở tỉ lệ pha hóa chất: nƣớc là loãng nhất (1:10). Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất diệt ta không thể tăng nồng độ lên một cách tùy tiện mà trƣớc hết vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng cũng nhƣ các khuyến cáo của WHO và pháp luật quy định.
Kết quả này xác định các mức độ hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti đối với từng loại hóa chất pha theo những tỉ lệ nhất định và theo sinh cảnh (địa điểm) cụ thể. Đối chiếu với các khuyến cáo của WHO và những quy định của Bộ Y tế
để có đƣợc sự lựa chọn loại hóa chất với nồng độ thích hợp tối thiểu có khả năng diệt muỗi Ae. aegypti tốt. Đồng thời qua đây cũng xác định đƣợc loại hóa chất nào đã bị mất hiệu lực diệt côn trùng để đƣa ra biện pháp phòng chống SXHD hiệu quả.
Phun ULV là kỹ thuật phun không gian phổ biến nhƣng sử dụng phun trong không gian hẹp (nhƣ trong nhà) thì hiệu quả cao hơn khi phun bên ngoài. Ngƣợc lại, phun mù nóng cũng là kỹ thuật phun không gian phổ biến nhƣng sẽ giúp giải quyết vấn đề này trên phạm vi không gian rộng lớn trong công tác phòng chống SXHD.