của hóa chất diệt
Sử dụng kỹ thuật phun mù nóng để thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất diệt côn trùng là phần nội dung nghiên cứu quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc, trong đó có tỉnh Bình Định. Việc triển khai các hoạt động của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã bị hạn chế và gián đoạn nên việc tiếp cận các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Đƣợc sự cho phép của các thầy hƣớng dẫn, nghiên cứu nội dung này chỉ dừng lại tại sinh cảnh thành thị (Quy Nhơn).
3.2.2.1. Các hóa chất sử dụng phun mù nóng thử nghiệm diệt muỗi Ae. aegypti tại Bình Định
Các loại hóa chất đƣợc sử dụng để tiến hành kỹ thuật phun ULV thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất diệt bao gồm Stmed-Permethrin 50EC (nồng độ permethrin 50%) và Han-Pec 50EC (nồng độ pemethrin 50%).
Cơ chế tác động của 2 loại hóa chất này là hủy hoại hệ thần kinh của côn trùng, khiến chúng bị tê liệt và chết ngay lập tức. Chúng độc với Ae. aegypti
nói riêng và độc với côn trùng nói chung, nhƣng ít ảnh hƣởng đến động vật máu nóng và con ngƣời.
Tỉ lệ pha các hóa chất diệt muỗi với dầu diesel là 1:100 và thử nghiệm phun dung dịch bằng kỹ thuật phun mù nóng.
3.2.2.2. Hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất bằng phun mù nóng.
Sử dụng hóa chất Stmed-Permethrin 50EC (permethrin 50% w/v) pha với dầu diesel tỷ lệ 1:100, tiến hành phun mù nóng (bằng máy phun mù nóng SS 150F) cho phòng có diện tích 20m2, hóa chất có hiệu lực diệt tốt với thời gian phun ít nhất là 3 giây đối với muỗi Ae. aegypti.
Sử dụng hóa chất Han-Pec 50EC (permethrin (Cis/trans 40/60) 50% w/v) pha với dầu Diesel tỷ lệ 1:100, tiến hành phun mù nóng (bằng máy phun mù nóng SS 150F) cho phòng diện tích 20m2, hóa chất có hiệu lực diệt tốt với thời gian phun ít nhất là 5 giây đối với muỗi Ae. aegypti.
Bảng 3.9. Kết quả hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất Stmed Permethrin 50EC và Han-Pec 50EC phun mù nóng tại thành phố Quy Nhơn
Hóa chất (tỷ lệ pha hóa chất : dầu diesel) St med-Permethrin 50EC
(1:100)
Han-Pec 50EC (1:100)
Thời gian phun Tỷ lệ chết (%) Thời gian phun Tỷ lệ chết (%)
3 giây 100 5 giây 92
Kết quả bảng 3.9, cho thấy khi áp dụng kỹ thuật phun mù nóng với hóa chất Stmed-Permethrin 50EC (permethrin 50%) tỉ lệ muỗi chết 100% sau 3 giây, khi phun với hóa chất Han-Pec 50EC (permethrin (Cis/trans 40/60) 50%w/v) bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện hiện tƣợng chết khi phun 3 giây và kéo dài thời gian lên 5 giây, tỷ lệ chết là 92%.
Đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất bằng kỹ thuật phun ULV nhận thấy: với cùng một loại hóa chất là permethrin thì hiệu lực diệt khi sử dụng kỹ thuật phun mù nóng tốt hơn so với khi sử dụng kỹ thuật phun ULV.
3.3. Đánh giá cơ chế kháng tập tính muỗi Ae. aegypti
Trong quá trình thu thập muỗi Ae, aegypti tại các sinh cảnh, chúng tôi có kết quả thống kê về tình hình phân bố muỗi Ae. aegypti nhƣ sau:
Bảng 3.10. Số lƣợng và các chỉ số Ae. aegypti thu thập tại các điểm nghiên cứu
Sinh cảnh (địa điểm Số lƣợng cá thể muỗi CSMĐ(con/nhà CSNCM(%)
Thành thị (Quy Nhơn) 157 0,47 28,7
Đồng bằng (An Nhơn) 150 0,45 28,3
Miền núi (Vân Canh) 107 0,33 18,7
Bảng 3.10 cho thấy muỗi Ae. aegypti xuất hiện tại cả 3 sinh cảnh khác nhau trên địa bàn tỉnh. Trong đó, sinh cảnh thành thị có các chỉ số cao nhất, tiếp đến là đồng bằng và thấp nhất là miền núi. Cụ thể, ở sinh cảnh thành thị có CSMĐ là 0,47 (con/nhà) và CSNCM là 28,7%, trong khi đó, ở sinh cảnh miền núi thì CSMĐ chỉ là 0,33 (con/nhà) và CSNCM là 18,7%. Điều này phù hợp với kiến thức về đặc điểm phân bố của muỗi Ae. aegypti.
Muỗi Ae. aegypti xuất hiện phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, khu vực thành thị, nơi đông dân cƣ hay những khu vực đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh, có nhiều DCCN [50].
Kết quả số liệu thống kê về tỷ lệ muỗi Ae, aegypti trú đậu ở trong nhà và ngoài nhà đƣợc trình bày dƣới bảng sau:
Bảng 3.11. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti thu thập trong nhà và ngoài nhà
Sinh cảnh (Địa điểm) Tổng số
cá thể
Trong nhà Ngoài nhà
Số cá thể Tỷ lệ (%) Số cá thể Tỷ lệ (%)
Thành thị (Quy Nhơn) 157 154 98,1 3 1,9
Đồng bằng (An Nhơn) 150 146 97,3 4 2,7
Miền núi (Vân Canh) 107 102 95,3 5 4,7
Tổng cộng 414 402 97,1 12 2,9
Bảng 3.11 cho thấy Ae. aegypti thu thập trong nhà bình quân tại 3 sinh cảnh nghiên cứu chiếm tỷ lệ 97,1%. Trong đó, sinh cảnh thành thị là 98,1%, còn lại là 97,3% và 95,3% tƣơng ứng với sinh cảnh đồng bằng và miền núi. Muỗi Ae. aegypti ngoài nhà chỉ có tỷ lệ bình quân là 2,9%. Trong đó, tại sinh cảnh thành thị tỉ lệ là 1,9%, hai sinh cảnh khác là đồng bằng và miền núi lần lƣợt từ 2,7% và 4,7%.
Theo những tƣ liệu trong lịch sử, muỗi Ae. aegypti trƣớc đây đƣợc tìm thấy chủ yếu ở ngoài nhà hay những nơi có nhiều cây cối. Theo số liệu đã thu thập đƣợc hiện nay tại cả 3 sinh cảnh cho thấy muỗi chƣa có dấu hiệu xuất hiện tình trạng kháng tập tính [50]. Cụ thể, ở kết quả bảng 3.10 và 3.11 nhận thấy, muỗi Ae. aegypti ở cả ba sinh cảnh vẫn phân bố chủ yếu trong nhà hơn ngoài nhà với tỷ lệ rất cao 97,1%, đặc biệt là sinh cảnh thành thị với tỷ lệ 98,1%. Tƣơng tự, sinh cảnh đồng bằng tỷ lệ muỗi thu thập vẫn cao hơn nhiều so với sinh cảnh nông thôn.
Kháng do thay đổi tập tính không nghiêm trọng nhƣ kháng do chuyển hóa hay kháng do thay đổi vị trí đích nhƣng cũng đƣợc xem là một trong những yếu tố góp phần làm cho muỗi có khả năng né tránh hóa chất diệt.
Theo những kết quả nghiên cứu trƣớc đây, muỗi Ae. aegypti trƣớc đây tìm thấy chủ yếu ở trong nhà và trong nghiên cứu của chúng tôi, muỗi vẫn chủ yếu
hoạt động và phát triển ở khu vực trong nhà, nơi chứa nhiều DCCN phù hợp với đặc điểm sinh sản
Nhƣ vậy, tại các sinh cảnh thực hiện nhiều hoạt động phòng chống SXHD thì cơ chế kháng sinh thái: thay đổi tập tính của muỗi Ae. aegypti chƣa có dấu hiệu hình thành, muỗi vẫn tập trung phân bố nhiều ở trong nhà, nơi có nhiều DCCN.
Các hoạt động phòng chống SXHD là công tác thƣờng niên hoặc tăng cƣờng khi xuất hiện các đợt dịch trên địa bàn. Các loại hóa chất diệt côn trùng đƣợc sử dụng với liều lƣợng và thời gian đúng theo khuyến cáo của WHO và những quy định của Bộ Y tế. Nhƣng tình trạng kháng hóa chất diệt của muỗi
Ae. aegypti và hiệu lực diệt của hóa chất giảm. Nguyên nhân đƣợc cho là do đã sử dụng các nhóm hóa chất này nhiều lần trong thời gian đủ để tạo điều kiện hình thành quần thể muỗi kháng.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cƣ là rất lớn dù chƣa cập nhật đƣợc số liệu báo cáo chính thức. Theo thực tế cho thấy, quy mô sản xuất nông nghiệp có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất lớn trong khi nhận thức về sử dụng hóa chất còn hạn chế. Việc thƣờng xuyên tiếp cận với nhiều luồng thông tin cũng nhƣ mạng lƣới phân phối rộng rãi thuốc hóa học đã làm nhiều ngƣời dân tin tƣởng, mua và sử dụng hóa chất nhiều hơn so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, hầu nhƣ các gia đình đều có trang bị các loại sản phẩm côn trùng để diệt muỗi, gián, kiến, mối,…Nhãn hiệu sản phẩm hóa chất thì rất đa dạng, phong phú kể cả những sản phẩm diệt côn trùng làm giả khiến ngƣời dân rất khó phân biệt. Với tình trạng phun xịt hóa chất tràn lan của từng hộ khi phát hiện côn trùng, thậm chí còn “phun ngừa” và diễn ra trên quy mô rộng lớn trong thời gian dài thì tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng cũng nhƣ hiệu lực diệt của hóa chất giảm xuống nhƣ là một hệ quả tất yếu và có thể là đã có tình trạng đa kháng hóa chất của muỗi
Ae. aegypti.
Tóm lại, khi tiếp xúc với một số hóa chất diệt lặp đi lặp lại nhiều lần, trong thời gian nhất định, muỗi Ae. aegypti đã kháng với hóa chất, hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất giảm. Đây là thực trạng nguy hiểm trong công tác phòng chống SXHD. Các nghiên cứu bằng cách thử với hóa chất và dựa trên tỉ lệ muỗi chết để xem xét tình trạng nhạy cảm của muỗi, cũng nhƣ đánh giá hiệu lực diệt của hóa chất có nồng độ mức nào thì tỉ lệ muỗi chết tƣơng ứng là bao nhiêu đã cho ta những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác phòng và chống SXHD.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
i) Muỗi Ae. aegypti ở Bình Định còn nhạy với malathion thuộc nhóm phốt pho hữu cơ, tỷ lệ chết là 100% tại cả 3 sinh cảnh. Các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid, muỗi Ae. aegypti kháng tại cả 3 sinh cảnh: permethrin với tỷ lệ chết 0%; deltamethrin với tỷ lệ chết 1% ở thành thị, 0% ở đồng bằng và miền núi; lambda-cyhalothrin với tỷ lệ chết 0% ở thành thị và miền núi, 1% ở đồng bằng; alphacypermethrin với tỷ lệ chết 29% ở thành thị, 30% ở đồng bằng và 4% ở miền núi.
ii) Khi phun ULV, Malathion 50EC có hiệu lực diệt tốt với tỷ lệ pha 1:10, tỷ lệ chết là 100%; với K-Othrine 2EW khi pha theo tỉ lệ 1:8, tỷ lệ chết là 68%; pha theo tỉ lệ 1:6, tỉ lệ chết là 83%; pha theo tỉ lệ 1:5, tỉ lệ chết là 90%; với Permethrine 50EC khi pha theo tỉ lệ 1:8, tỷ lệ chết là 85%; pha theo tỉ lệ 1:7, tỉ lệ chết là 95%; pha theo tỷ lệ 1:6, tỷ lệ muỗi chết là 96%.
Khi phun mù nóng với Stmed-Permethrin 50EC, tỷ lệ muỗi Ae. aegypti
chết 100% sau 3 giây và với Han-Pec 50EC bắt đầu chết sau 3 giây và khi kéo dài thời gian lên 5 giây, tỷ lệ chết là 92%.
iii) Ở Bình Định, muỗi Ae. aegypti chƣa hình thành cơ chế kháng sinh thái: thay đổi tập tính sống và hoạt động ở ngoài nhà, muỗi vẫn chủ yếu hoạt động bên trong nhà với tỷ lệ cao 97,1%.
KIẾN NGHỊ
i) Tiếp tục thử nghiệm tại các sinh cảnh khác trên địa bàn toàn tỉnh về phân bố và thực trạng muỗi Ae. aegypti kháng hóa chất, hiệu lực diệt muỗi của hóa chất trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phòng chống SXHD.
ii) Điều tra, nghiên cứu và đánh giá tình hình sử dụng hóa chất diệt côn trùng trong các cộng đồng dân cƣ để định hƣớng và khuyến cáo ngƣời dân có biện pháp phòng chống tình trạng kháng hóa chất diệt muỗi Ae. aegypti.
iii) Nghiên cứu và thử nghiệm loại hóa chất thay thế những hóa chất đã bị kháng theo hƣớng diệt muỗi Ae. aegypti tốt, an toàn hơn cho sức khỏe cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trƣờng và tiết kiệm.
iv) Nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp sử dụng hóa chất nhƣ phun xen kẽ hóa chất khác nhau theo sinh cảnh khác nhau để giảm thiểu sự lặp lại 1 loại hóa chất diệt cụ thể trên một dạng hình sinh cảnh cụ thể.
v) Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ thực hiện công tác y tế cộng đồng, ngƣời dân kiến thức về kháng hóa chất của côn trùng nói chung và Ae. aegypti
nói riêng để việc sử dụng hóa chất và công tác phòng chống SXHD ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời, tuyên truyền cho cộng đồng và khuyến cáo ngƣời dân trong việc lựa chọn loại hóa chất diệt phù hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Mai Anh và cộng sự (2016). So sánh quần thể muỗi Aedes tại điểm thƣờng xuyên có ổ dịch và điểm chƣa ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí y học thực hành, Tập XXVI, số 7(180), 129.
[2] Bộ Y tế (2013). Báo cáo tổng kết phòng chống sốt xuất huyết các năm 2000 – 2013, Hà Nội 2013.
[3] Bộ Y tế (2013). Hƣớng dẫn quy trình thử hiệu lực diệt muỗi Aedes của hóa chất diệt côn trùng phun ULV ở thực địa hẹp, Tài liệu hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết.
[4] Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue, Hà Nội.
[5] Bộ Y tế (2016). Danh mục hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết giai đoạn 2016-2018, Hà Nội.
[6] Cục thống kê tỉnh Bình Định (2018). Niên giám thống kê 2018 tỉnh Bình Định, Nhà xuất bản thống kê.
[7] Trần Thanh Dƣơng, Nguyễn Văn Dũng và Vũ Trọng Dƣợc (2013). Đánh giá độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopitus tại các tỉnh trọng điểm sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc, 2012. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 6 (142), 90-96.
[8] Lê Thành Đồng và cs (2015). Mô tả sinh thái của véc tơ SXHD ở một số tỉnh phía Nam và đề xuất phƣơng pháp xử lý, Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét-ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương, NXBYH, 259-268.
[9] Nguyễn Thúy Hoa (2005). Đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti đối với hóa chất diệt côn trùng tại một số tỉnh thành phía Bắc năm 2001- 2004, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XV (5), 117-121.
[10] Trần Nguyên Hùng, Chung Thanh Nhã (2019). Các nhóm hóa chất diệt côn trùng phổ biến, Viện Sốt rét – KST – CT TP Hồ Chí Minh.
(https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/tin-y-te/cac-nhom-hoa-chat- diet-con-trung-pho-bien.html)
[11] Trần Nguyên Hùng, Chung Thanh Nhã, Đỗ Quốc Hoa (2019). Kỹ thuật phun không gian, Viện Sốt rét – KST – CT TP Hồ Chí Minh.
(https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/tin-y-te/ky-thuat-phun-khong- gian.html)
[12] Vũ Đức Hƣơng, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Đỗ Thị Hiền và cộng sự (2006). Độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét- ký sinh trùng-côn trùng, tập II, 219-224.
[13] Jan A Rozendaal (2000). Phòng chống vật truyền bệnh - Các phương pháp phòng chống cho cá nhân và cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [14] Bùi Ngọc Lân và cộng sự (2018). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất
huyết Dengue giai đoạn 2007 – 2016 tại tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 2018, Trung tâm Y tế Dự phòng, Sở Y Tế Bình Định.
[15] Vũ Sinh Nam và cộng sự (2010). Đánh giá độ nhạy cảm với hoá chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti truyền bệnh sốt dengue/sốt xuất huyết dengue ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam, 2007-2009, Tạp chí Y học thực hành (715) – Số 5/2010, 2-5.
một số tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng,Viện SR - KST và CT T , (2), 67-75.
[17] Hồ Đắc Thoàn và Hồ Viết Hiếu (2011). Một số cơ chế kháng hóa chất của côn trùng truyền bệnh, Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn.
[18] Nguyễn Thị Mỹ Tiên và cộng sự (2010). Tính nhạy cảm của muỗi
Ae. aegypti đối với hóa chất diệt côn trùng tại 19 tỉnh thành phía Nam Việt Nam năm 2009-2010. Tạp chí Y học dự phòng, XX(9), 95-104.
[19] Tổng cục Thống kê (2021). Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội.
[20] Viện Pasteur Nha Trang (2016). Kết quả thử kháng và hiệu lực của hóa chất với muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết khu vực miền Trung 2013- 2015.
[21] Huỳnh Xuân Lộc, Đỗ Công Tấn, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Xuân Quang và cộng sự (2011). Đánh giá hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của các hóa chất phun ULV ở miền Trung-Tây Nguyên, Tạp chí Y học thực hành, Số 796, 91– 95.
[22] Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (2016). Kết quả thử nghiệm nhạy cảm Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng phun ULV ở một số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên 2013-2015.
[23] Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng (2016). Đánh giá hiệu quả diệt muỗi và bọ gậy Aedes của các hóa chất diệt côn trùng trong phòng chống sốt xuất huyết khu vực miền Bắc.
[24] Alsheikh A. A., Mohammed W. S., Noureldin E. M., et al. (2016). Resistance status of Aedes aegypti to insecticides in the Jazan Region of Saudi Arabia, Biosciences Biotechnology Research Asia, vol 13, No 1.
[25] Basile K., Sébastien M., Fabrice C., Elysée N., et al. (2011). Insecticide susceptibility of Aedes aegypti and Aedes albopictus in Central Africa, Bio Med Central, Prasites & vectors, vol 4: 79.
[26] Bayer (2019). Fludora co-max product description and key features.