Giới thiệu khái quát về UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị trấn vĩnh thạnh, huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29)

6. Bố cục của Luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát về UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị trấn Vĩnh Thạnh là đơn vị hành chính mới được thành lập vào ngày 01/01/2006 theo Nghị định 143/2005/NĐ-CP ngày 15/11/2005 của Chính phủ. Thị trấn Vĩnh Thạnh nằm dọc theo tuyến đường ĐT 637, có tổng diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính là 939,6 ha; có điều kiện tự nhiên như sau:

* Vị trí địa lý

Thị trấn Vĩnh Thạnh có tọa độ địa lý: + Từ 14o 02’00’ đến 14o 07’00’ độ vĩ Bắc.

+ Từ 108o 43’00’ đến 108o 48’00’ độ kinh Đông.

- Phía Đông giáp xã Vĩnh Thịnh.

- Phía Tây giáp xã Vĩnh Thuận.

- Phía Nam giáp xã Vĩnh Quang.

- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hảo. * Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Vĩnh Thạnh tương đối bằng phẳng, hơi dốc về phía Đông và hai đầu Nam – Bắc. Phía Tây dốc sang phía Đông (núi – sông Kôn). Độ dốc nước chảy về hai phía, từ đồi Lâm Viên xuống suối Xem và từ đồi Lâm Viên chảy xuống suối Hà Rơn.

Chính địa hình này đã gây khó khăn cho quá trình sản xuất nông nghiệp; Mùa mưa bị ngập úng, lũ quét gây xói lở nghiêm trọng…

* Khí hậu

Thị trấn Vĩnh Thạnh nói riêng, huyện Vĩnh Thạnh nói chung mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng duyên hải Nam Trung bộ, là khí hậu nhiệt đới ẩm, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: Từ tháng 2 đến tháng 8 có gió mùa Đông Bắc mang đặc tính khí hậu nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng. Vào tháng 6, tháng 7 thường có gió Lào và hầu như không có mưa. Tuy vậy, do ảnh hưởng bởi các cánh rừng Tây Bắc của huyện nên nhiệt độ không khí có phần nào điều hòa và dịu đi so với tính chất thực của nó.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, lượng nước mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình trong năm 1.716 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ địa bàn. Lượng mưa phân bổ theo mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài 4 tháng, lượng mưa chiếm gần 80 % lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 9, 10, 11, 12. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với lũ quét, nước sông lên cao, gây khó khăn cho việc lưu thông. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa chiếm 17 % - 20 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 4, tháng 5. Tuy nhiên, có những năm mưa nhiều, ảnh hưởng đến việc đi lại, gieo trồng và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch cây trồng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 28o C, biên độ giữa mùa nóng và mùa lạnh 200 C, nóng nhất vào khoảng tháng 7 - tháng 8 nhiệt độ lên đến 37-380C, lạnh nhất vào tháng 11 - tháng 12 khoảng 16-170 C.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình cao nhất đạt 84 % vào các tháng 10, 11 và 12; thấp nhất là 38 % vào tháng 7, tháng 8, tháng 9. Tháng có độ ẩm cao nhất là 90 % (tháng 11), thấp nhất là 35 % (tháng 7).

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình đất đai, khí hậu thủy văn cũng như tài nguyên thiên nhiên, cùng việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2020 – 2025 phấn đấu đưa thị trấn Vĩnh Thạnh trở thành trung tâm đô thị của huyện Vĩnh Thạnh, đạt chuẩn “văn minh đô thị” giai đoạn 2020 – 2025. Thị trấn Vĩnh Thạnh có nhiều tiềm năng cho việc phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mai – dịch vụ. Vì vậy, cần đội ngũ cán bộ, công chức đủ về quy mô, giỏi về năng lực, năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nên đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Kinh tế thị trấn tiếp tục được tăng trưởng và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Bình quân lương thực

đầu người 224,4 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người 36,261 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo là 24,33% theo tiêu chuẩn hiện hành. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0,7%. Tỉ lệ hộ dùng điện 100%. Tỉ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh100%.

Thị trấn Vĩnh Thạnh có 1.986 hộ, 6423 nhân khẩu với 07 khu phố, trong đó có 02 khu phố (Kon Kring và Klot Pok) người Bana sinh sống là chủ yếu. Số hộ đồng bào DTTS là 225 hộ, 824 nhân khẩu, chiếm khoảng 12,82% dân số, hộ nghèo DTTS 96 hộ với 359 nhân khẩu, đời sống còn nhiều khó khăn.

Tình hình tư tưởng, đời sống cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thị trấn cơ bản ổn định, nhân dân đồng thuận, yên tâm phấn khởi tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất do cấp trên phát động; chăm lo lao động sản xuất, mở rộng các dịch vụ, ngành nghề mua bán, kinh doanh tăng thu nhập kinh tế gia đình từng bước được cải thiện, nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tư pháp – Hộ tịch Địa chính – Xây dựng – Đô thị & Môi trường Văn phòng – Thống kê Tài chính – Kế toán Ban Công an Đài truyền thanh Ban chỉ huy Quân sự Văn hóa – Xã hội Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Nông – Lâm – Ngư nghiệp Thủ quỹ – Văn thư – lưu trữ

* Chức năng, nhiệm vụ của UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình;

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.

- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; - Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân;

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại UBND thị trấn Vĩnh Thạnh từ năm 2015 đến năm 2020 Thạnh từ năm 2015 đến năm 2020

2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng nguồn nhân lực tại UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

Trong thời gian qua, mặc dù UBND thị trấn đã rất quan tâm đến công tác phát triển về quy mô số lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu huyện giao. Tuy nhiên, việc bố trí và sử dụng cán bộ vẫn còn chưa hợp lý, còn có khá nhiều trường hợp bố trí công

việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, hoặc chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn của mỗi ban, ngành, có lĩnh vực cần nhiều cán bộ nhưng không được bố trí, làm cho khối lượng công việc giải quyết giặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bảng 2.1. Nguồn nhân lực UBND thị trấn từ năm 2015 đến năm 2020

Đơn vị: người

TT Chỉ tiêu

Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Số lượng Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) Số lượng Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) Số lượng Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) Số lượng Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) Số lượng Tốc độ tăng giảm so với năm trước (%) Tổng số Số lượng CBCC và người hoạt động KCT 30 38 26,67 38 0 37 -2,63 36 -2,7 29 -19,44 1 Cán bộ 9 10 11,11 10 0 10 0 10 0 9 -10 2 Công chức 3 9 200 9 0 9 0 9 0 10 11,11 3 Người hoạt động KCT 18 19 5,56 19 0 18 -5,26 17 -5,56 10 -41,18

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê UBND và Tổ chức Đảng ủy thị trấn)

Hình 2.1. Diễn biến số lượng nguồn nhân lực tại UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê UBND và Tổ chức Đảng ủy thị trấn)

Từ số liệu bảng 2.1 và Hình 2.1, ta có thể nhận thấy rằng trong năm 2015 số lượng CBCC hành chính của UBND chỉ có 12 người, sang năm 2016 UBND

đã tuyển dụng thêm 7 người, nâng số lượng CBCC lên con số 19 người, tương ứng tăng 58,3%. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, số lượng CCBC hành chính thuộc UBND thị trấn gần như không có sự thay đổi. Mặt khác, đội ngũ người hoạt động KCT của thị trấn phụ thuộc vào việc giao chỉ tiêu theo quy định của UBND tỉnh. Số lượng người hoạt động KCT tại UBND giai đoạn 2015-2019 giao động trong khoảng 17-19 người. Riêng trong năm 2020, thực hiện tinh giản 7 trường hợp gồm các đối tượng không còn chức danh theo Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị ở cấp xã thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Cuối năm 2020, UBND thị trấn có tổng số 29 CBCC, trong đó biên chế là 19 người, chiếm tỷ lệ 65,51% so với tổng số NNL tại UBND thị trấn. Sự sắp xếp NNL CBCC tại các ban, ngành của UBND thị trấn qua các năm tương đối phù hợp với từng năng lực của NNL. Tuy nhiên do có sự đòi hỏi về chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực khác nhau cho nên sự phân bổ NNL chưa có sự thống nhất và đồng đều. Mặt khác, so với quy định chung thì số lượng CBCC còn thiếu hụt, mới chỉ đáp ứng 95% số lượng theo quy định của Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực tại UBND thị trấn Vĩnh Thạnh

a. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Từ kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 và Hình 2.2 cho thấy, cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban từ năm 2015 đến năm 2020 có khá nhiều thay đổi. Cụ thể, đội ngũ CBCC và người hoạt động KCT có trình độ đại học ngày càng tăng nhanh từ 9 người năm 2015 lên 21 người vào năm 2020 và chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 72,41%. Trong khi đó, nhân sự có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp ngày càng giảm dần, đến năm 2020 tất cả CBCC, người hoạt động KCT đều đạt trình độ từ trung cấp trở lên. Đặc biệt, vào năm 2019, Ủy ban có 01 cán bộ có trình độ sau đại học do UBND cấp huyện tăng cường về lãnh đạo, chỉ đạo địa phương. Tuy nhiên, đến năm 2020, cán bộ có trình độ sau đại học giảm 01 do hết thời gian tăng cường làm việc tại địa phương.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2015 đến năm 2020

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sau đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 Đại học 9 30 14 36,84 14 36,84 14 37,84 21 58,33 21 72,41 Cao đẳng 0 0 2 5,26 2 5,26 2 5,41 3 8,33 2 6,9 Trung cấp 12 40 13 34,21 13 34,21 13 35,13 6 16,67 6 20,69 Sơ cấp 9 30 9 23,69 9 23,69 8 21,62 6 16,67 0 0 Tổng 30 100 38 100 38 100 37 100 36 100 29 100

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê UBND và Tổ chức Đảng ủy thị trấn)

Hình 2.2. Diễn biến cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê UBND và Tổ chức Đảng ủy thị trấn)

Nhìn chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC tại Ủy ban ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để phát triển KT-XH của địa phương. Số lượng CCBC có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao trong tổng số CBCC của thị trấn. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có trình độ đào tạo còn thấp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính

Trong cơ cấu nguồn nhân lực tại UBND thị trấn, nam giới tham gia nhiều vào hoạt động hành chính hơn nữ giới. Số lượng nữ giới chỉ tăng cao trong năm 2016, đạt gấp đôi (từ 5 người lên 10 người) và giảm dần đến hiện tại chỉ còn 6

người, đạt 20,69% tổng số CBCC và người hoạt động KCT của cơ quan. Số lượng nữ giới tăng cao trong năm 2016 do có sự tăng cường cán bộ nữ về địa phương và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị trấn vĩnh thạnh, huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)