.5 Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)

1. 2 Nghiên cứu trong nước

1.2 .5 Công nghệ thông tin

a) Khái niệm công nghệ:

Theo quan điểm truyền thống: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.

Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau, cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ:

- Thành phần trang thiết bị gồm: các thiết bị, máy móc, nhà xưởng,..

- Thành phần kỹ năng và tay nghề: Liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp của từng người hoặc của từng nhóm người.

- Thành phần thông tin: Liên quan đến các bí quyết, các quá trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế.

17

b) Khái niệm CNTT

Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,... của con người”.

Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin học - Điện tử - Viễn thông và Tự động hóa. CNTT nghiên cứu về các khả năng và các giải pháp, tức là nghiêng về công nghệ theo nghĩa truyền thống. Khi nói “CNTT” là hàm ý muốn nói tới nghĩa kỹ thuật công nghệ. Còn Tin học thì nghiên cứu về cấu trúc và tính chất, vì thế tin học gần gũi với cách hiểu là môn khoa học, hay môn học. CNTT là lĩnh vực khoa học rộng lớn nhưng có nhiều chuyên ngành hẹp. Như trong toán học có các phân môn số học, đại số, hình học phẳng, hình học không gian,.... Trong vật lý có các phân môn nhiệt học, cơ học, điện học, quang học và lượng tử,... thì tin học cũng có các phân môn là khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, công nghệ phần mềm, mạng máy tính, v.v...

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và

18

viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Theo luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 Điều 4 giải thích: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin số.

1.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Thực tế cho thấy việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Vì vậy, ngày nay hoạt động của bất kỳ một đơn vị, cơ quan nào, ngành nào cũng đều có ứng dụng CNTT và nó dần dần đã trở thành phổ biến.

Theo Luật Công nghệ thông tin: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực KT-XH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”.

Đối với lĩnh vực GD&ĐT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý, các hoạt động dạy học và giáo dục.

Như vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

19

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học cơ sở

1. 3. 1 Tác động của công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở trung học cơ sở

Thế giới có những bước chuyển mình nhờ những thành tựu CNTT. CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao là phải tính đến việc áp dụng CNTT vào trong giảng dạy.

Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.

Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, ngành GD&ĐT nước ta không ngừng phát triển để đáp ứng những đòi hỏi trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Đảng về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất nước xứng tầm, để đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

20

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục đào tạo đã trở nên quen thuộc trong hầu khắp các trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Giáo viên có thể sử dụng máy tính trong công tác quản lý và giảng dạy, còn học sinh được học tin học từ cấp tiểu học. Mô hình “trường học, lớp học điện tử” đang được nghiên cứu thí điểm và nhân rộng đại trà.

Để ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người giáo viên không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của mình, tự học tự tìm tòi soạn bài giảng điện tử. Do sự phát triển của công nghệ thông tin mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng.

Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.

Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.

1. 3. 2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên

Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn thảo giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên

21

soạn thảo giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng MS word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viên cần nắm thêm một số tính năng nâng cao: Chèn tự động đoạn văn bản, lưu vết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản.

Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm bổ trợ:

- Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex …

- Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0

- Phần mềm dạy E-lening, dạy trực tuyến ViettellStudy …

Bên cạnh soạn giáo án thông thường, tỷ lệ giáo viên sử dụng bản trình chiếu điện tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể. Một trong các phần mềm soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS PowerPoint. Để có thể soạn được các bản trình chiếu điện tử chất lượng tốt, giáo viên có thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao của PowerPoint: Chèn video clip, chèn bản đồ tư duy, chèn âm thanh, tạo ảnh động, biên tập video hay một số phần mềm sau:

- Adobe Photoshop - Mindmap

- Macromedia Flash - Violet

- Adobe Pressenter …

Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây chưa lâu được xem là không cho phép.

Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó.

22

Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: Google, Search.netnam, Vinaseek, Socbay, Côccôc, Chrome... Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng.

Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sử dụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:

- Là một bộ từ điển

- Là một phần mềm nguồn mở

- Tra cứu trên máy tính

Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ với người khác.Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm. Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay như:

- Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org/

- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/ - Từ điển tiếng việt mở: https://vi.wiktionary.org/

- Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: http://vdict.com/

Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở.

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa

23

toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí. Bà Cecilia d’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học.

Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một Website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sử dụng. Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọi người ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó. Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện bài giảng điện tử. Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/

Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng ... nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.

Để soạn được một bài giảng điện tử đòi hỏi phải tư duy và trang bị rất nhiều kiến thức. Nội dung đưa lên mỗi slide phải ngắn gọn, xúc tích, có chọn lọc. Ngoài ra, phải chọn lọc lựa chọn phần mềm, tiện ích phù hợp với nội dung cần truyền đạt và theo hướng dẫn dắt, minh họa hơn là trình chiếu các kết quả tóm tắt.

Chú ý tốc độ tiết giảng cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và nội dung giáo án phải luôn được cập nhật. Đồng thời, luôn dự kiến những sự cố có thể xảy ra về mặt kỹ thuật và có sự chuẩn bị để không ảnh hưởng đến chất

24 lượng bài giảng.

Có thể nói việc ứng dụng CNTT trong dạy học tuy dễ mà khó, nó đòi hỏi những yếu tố: “Thành thạo - sáng tạo - đam mê - đủ điều kiện - đủ phương tiện”. Hay nói cách khác, việc ứng dụng CNTT đúng lúc, đúng chỗ nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học là cả một nghệ thuật.

Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua, ngành Giáo dục của tỉnh cũng đã đầu tư rất nhiều cho việc ứng dụng CNTT vào trường học. Ngoài ra, các trường đã dành một phần kinh phí mua sắm thiết bị, phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT.

1. 3. 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của học sinh

Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quan điểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tính chủ động, khả năng tự học của người học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗi người phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọi nơi. Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)