1. 3 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đánh giá
2.2 .2 Khái quát về các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy
tỉnh Bình Định
Quy mô trường lớp, số HS của các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong năm học 2018-2019, 2019-2020 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Quy mô trƣờng lớp, số học sinh của các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm học 2018-2019, 2019-2020
TT Trƣờng THCS NH: 2018-2019 NH: 2019-2020 Số lớp Số HS Bình quân HS/ lớp Số lớp Số HS Bình quân HS/ lớp 1 Phước Mỹ 11 380 34.5 11 400 36.4 2 Bùi Thị Xuân 25 1073 42.9 26 1116 42.9 3 Trần Quang Diệu 30 1312 43.7 31 1338 43.2 4 Nhơn Phú 24 1001 41.7 23 1024 44.5 5 Nhơn Bình 30 1321 44.1 30 1364 44.5 6 Đống Đa 35 1540 44.1 36 1566 43.5 7 Tây Sơn 16 600 37.5 16 619 38.7 8 Trần Hưng Đạo 24 1024 42.6 24 1060 44.2 9 Hải Cảng 14 550 39.2 14 560 40.0 10 Lê Lợi 19 687 36.1 18 749 41.6 11 Lê Hồng Phong 37 1561 42.1 38 1621 42.7
43 TT Trƣờng THCS NH: 2018-2019 NH: 2019-2020 Số lớp Số HS Bình quân HS/ lớp Số lớp Số HS Bình quân HS/ lớp 12 Lương Thế Vinh 22 937 42.5 23 1001 43.5 13 Ngô Văn Sở 12 436 36.3 12 426 35.5 14 Ngô Mây 28 1209 43.1 29 1328 44.8 15 Quang Trung 28 1300 44.4 30 1366 44.5 16 Ghềnh Ráng 13 455 35.1 12 443 36.9 17 Nguyễn Huệ 22 892 40.5 22 905 41.1 18 Nhơn Hội 10 313 31.3 9 297 33.0 19 Nhơn Lý 12 486 40.5 12 499 41.6 20 Nhơn Hải 10 377 37.7 10 382 38.2 21 Nhơn Châu 4 99 24.7 4 90 22.5 Tổng cộng: 426 17553 41.2 430 18154 42.2
(Nguồn số liệu Phòng Giáo dục và đào tạo Quy Nhơn)
Theo số liệu thống kê cho thấy quy mô trường lớp và số học sinh được đảm bảo theo quy định, không có trường hợp nào có số học sinh quá 45 em, bình quân toàn thành phố năm 2018-2019 là 41,2 học sinh/ lớp; năm học 2019-2020 là 42,2 học sinh/ lớp, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các trường đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa phương.
2. 2. 3 Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, số GV THCS toàn thành phố: 761 trong đó nữ 558, trong đó đảng viên 477 đồng chí. Tỉ lệ GV/lớp bình quân toàn thành phố là 761 GV/426 lớp, tỷ lệ là 1.78 (so với định mức quy định là 1.9). Số cán bộ, giáo viên và nhân viên của các trường được khảo sát được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
44
Bảng 2.2: Bảng thống kê thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các 05 trƣờng THCS khảo sát trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
(Thời điểm tháng 02 năm 2020)
TT Trƣờng THCS
Cán bộ
quản lý Giáo viên Nhân viên
Thạc sĩ Đại học Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Bùi Thị Xuân 0 2 3 34 1 0 0 1 3 2 Nhơn Phú 0 2 3 33 3 0 0 0 3 3 Nhơn Bình 0 3 0 48 1 0 1 0 4 4 Lương Thế Vinh 0 2 4 31 0 0 1 0 3 5 Nhơn Hội 0 2 0 15 0 0 0 0 3 Tổng cộng: 0 11 10 161 5 0 1 1 16
Qua bảng số liệu cho thấy đa số cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên đều đạt trình độ chuẩn trở lên, có 10 giáo viên trình độ thạc sĩ, đây là một điều kiện rất tốt để phát huy việc ứng dụng CNTT trong dạy học đem lại kết quả tốt nhất.
Bảng 2.3: Bảng thống kê về độ tuổi, giới tính, chính trị cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các 05 trƣờng THCS đƣợc khảo sát trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
(Thời điểm tháng 02 năm 2020)
TT TRƢỜNG THCS Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Trên 50 tuổi Từ 30 đến 50 Dưới 30 tuổi Đảng viên 1 Bùi Thị Xuân 40 26 0 8 21 11 18 2 Nhơn Phú 41 29 1 8 24 9 17 3 Nhơn Bình 51 35 0 13 26 12 24 4 Lương Thế Vinh 36 27 0 14 14 8 19 5 Nhơn Hội 17 12 0 3 11 3 6 Tổng cộng: 185 129 1 46 96 43 84
45 Về độ tuổi giáo viên THCS:
- Giáo viên có độ tuổi trên 50 là 46 giáo viên, chiếm tỉ lệ 24.9% đây là độ tuổi tương đối cao so với yêu cầu về công tác quản lý và trẻ hóa của đội ngũ cán bộ cán bộ hiện nay.
- Giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 50 là 96 giáo viên, chiếm tỉ lệ 51.9% đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm dạy học và quản lý vừa có khả năng tiếp thu tri thức mới, là những người năng động, mong muốn học tập để nâng cao trình độ, thích ứng cho việc đổi mới trong nhà trường.
- Giáo viên có độ tuổi dưới 30 là 43 giáo viên, chiếm tỉ lệ 23.2% đây là độ tuổi ít có kinh nghiệm dạy học và quản lý nhưng có khả năng tiếp thu tri thức mới, là những người năng động, mong muốn học tập để nâng cao trình độ, thích ứng cho việc đổi mới trong nhà trường, là đội ngũ đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Về dân tộc: Có 1 giáo viên là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 0.05% của tổng số giáo viên, số còn lại thuộc dân tộc Kinh.
Về giới tính: Nữ là 129 người, chiếm tỷ lệ 69.7%.
Về thâm niên quản lý: Số CBQL có thâm niên công tác trên 10 năm là 6/11, chiếm tỷ lệ 54.5% của tổng số cán bộ quản lý, đây là số CBQL có kinh nghiệm, uy tín nhất định đối với tập thể nhà trường nhưng còn hạn chế về học tập, nghiên cứu, thường muốn ổn định, không muốn có sự thay đổi trong công tác.
Về chính trị: 84 CBQL và GV là Đảng viên chiếm 45.4%. Tuy chưa đạt 100% là đảng viên nhưng trong công tác phát triển Đảng trong trường học luôn được quan tâm đặc biệt vì đây là lực lượng tiên phong, trực tiếp thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước trong cơ sở giáo dục quốc dân.
Tập thể Cán bộ - Công nhân viên luôn chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà Nước, nội quy quy chế của nhà trường. 100% Cán bộ - Công nhân viên có ý thức kỷ luật tốt, tuyệt đối
46
phục tùng sự phân công điều động của lãnh đạo, vượt khó, đoàn kết tương trợ, phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường.
2. 2. 4 Thực trạng về học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được bố trí rất thuận lợi cho học sinh đi học. Theo số liệu thống kê số lượng học sinh THCS được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Bảng thống kê về số lƣợng học sinh, số lớp của các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
(Thời điểm tháng 02 năm 2020)
TT Trƣờng THCS lớp TS TS HS HS nữ Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS 1 Phước Mỹ 11 380 191 3 100 3 97 3 97 2 86 2 Bùi Thị Xuân 25 1073 554 7 307 6 253 7 294 5 219 3 Trần Quang Diệu 30 1312 668 8 360 8 351 7 292 7 309 4 Nhơn Phú 24 1001 469 6 220 6 260 6 269 6 252 5 Nhơn Bình 30 1321 644 7 325 8 381 8 326 7 289 6 Đống Đa 35 1540 758 9 408 9 396 9 382 8 354 7 Tây Sơn 16 600 283 4 153 4 150 4 162 4 135 8 Trần Hưng Đạo 24 1024 459 6 229 6 276 6 274 6 245 9 Hải Cảng 14 550 289 4 148 3 123 4 157 3 122 10 Lê Lợi 19 687 322 5 195 5 178 4 151 5 163 11 Lê Hồng Phong 37 1561 755 10 432 9 386 9 367 9 376 12 Lương Thế Vinh 22 937 457 6 261 5 227 6 245 5 204 13 Ngô Văn Sở 12 436 217 3 111 3 111 3 111 3 103 14 Ngô Mây 28 1209 604 8 357 7 293 7 304 6 255 15 Quang Trung 28 1300 647 8 367 7 328 7 315 6 290 16 Ghềnh Ráng 13 455 225 3 106 3 111 3 111 4 127 17 Nguyễn Huệ 22 892 427 6 249 5 202 6 226 5 215 18 Nhơn Hội 10 313 171 2 72 3 82 3 77 2 82 19 Nhơn Lý 12 486 231 3 131 3 109 3 118 3 128 20 Nhơn Hải 10 377 180 2 85 3 108 2 91 3 93 21 Nhơn Châu 4 99 48 1 19 1 26 1 27 1 27 Tổng cộng: 426 17553 8599 111 4635 107 4448 108 4396 100 4074
47
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự tận tình giúp đỡ của phụ huynh học sinh đã động viên giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ, khích lệ các em học sinh đến trường nên bước đầu trường đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia học tập.
Với đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết, đã qua đào tạo của trường, dốc mọi công sức giảng dạy, không ngừng khuyến khích học sinh hăng say học tập nên chất lượng giảng dạy ngày càng tăng.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm không ngừng khích lệ tinh thần sáng tạo của học sinh, tạo sự tò mò, suy nghĩ, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Tạo ra sự hăng say, không nhàm chán trong việc học nên nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía học sinh và phụ huynh.
Học sinh được học tập và thực hành nên nhiều học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt học tập, các em được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày nên không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức.
Tuy nhiên số học sinh gặp khó khăn về mặt đạo đức vẫn còn nhiều, một số giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến học sinh, còn thờ ơ vô trách nhiệm khi thấy học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức.
Chính vì vậy, nhà trường cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy, khích lệ học sinh ham học hỏi, với tinh thần: “Học thầy không tày học bạn” cố gắng trong học tập sẽ đạt được kết quả đáng tốt.
48
2. 2. 5 Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với quy mô khép kín, được trang bị đẩy đủ các thiết bị cần thiết để tiến hành các công việc chuyên môn như:
Các phương tiện kỹ thuật: máy tính (có kết nối Internet), máy in, máy photocopy, thiết bị âm thanh nghe nhìn, điện thoại, ...
Các công cụ dụng cụ làm việc: quầy, bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, bảng biểu, văn phòng phẩm,...
Các vật dụng cần thiết khác như: hộp y tế, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Được trang bị ít nhất 1 phòng máy tính phục vụ cho việc dạy học tin học cho học sinh. Qua thực tiễn máy tính được trang bị theo đợt, thời gian giữa các đợt quá dài dẫn đến máy tính mới đưa về sử dụng được thì máy tính mới đã xuống cấp.
Mặc dù có phòng máy tính nhưng tỉ lệ phòng máy trên một lớp học còn thấp nên hầu như chỉ đáp ứng cho 2 tiết học/tuần/lớp. Nên các trường không có đủ phòng để dạy tin học cũng không đủ để tiến hành tổ chức các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học một cách phong phú như học trên máy tính, học qua mạng.
Hiện nay các trường mới thực hiện lắp đặt máy tính, máy chiếu cố định phục vụ cho việc tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử. Các phòng học bộ môn còn thiếu rất nhiều nên việc giảng dạy ứng dụng CNTT còn gây khó khăn cho giáo viên tham gia giảng dạy. Ngoài thời gian chuẩn bị bài dạy ở nhà, họ còn phải chuẩn bị phòng học có các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại nên dễ gây chán nản.
49
Bảng 2.5: Thống kê CSVC, thiết bị dạy học của các trƣờng THCS thành phố Quy Nhơn (Tại thời điểm tháng 3/2020)
TT Trƣờng THCS Phòng học Phòng làm việc Phòng bộ môn Phòng thiết bị Thƣ viện Phòng vi tính Số máy tính Ghi chú 1 Bùi Thị Xuân 14 5 3 1 1 2 92 2 Nhơn Phú 15 4 3 0 1 2 85 3 Nhơn Bình 20 5 3 1 1 3 124 4 Lương Thế Vinh 13 4 3 1 1 3 118 5 Nhơn Hội 11 3 2 0 1 1 44 Tổng cộng: 73 21 14 3 5 11 463
* Kết luận: Qua bảng thống kê CSVC và kiểm tra thực tế của các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có thể nhận định một cách khái quát như sau: Hiện nay các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã có CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên số lượng và chất lượng các trang thiết bị còn chưa đồng đều, tỷ lệ CSVC trên số lớp của trường còn hạn chế. Đây là một khó khăn rất lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học như yêu cầu đặt ra.
2. 3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2. 3. 1 Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
Giáo viên là người có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn ai hết, họ phải nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này. Để nghiên cứu về nhận thức của giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, tôi đã sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT vào dạy học có vai trò như thế nào?”. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
50
Bảng 2.6: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT
TT Mức độ SL TL (%) 1 Rất cần thiết 44 44% 2 Cần thiết 48 48% 3 Ít cần thiết 8 8% 4 Không cần thiết 0 0% Tổng cộng 100 100%
Quan sát bảng trên chúng ta thấy có 92 giáo viên, chiếm 92% giáo viên được hỏi cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết. Trong đó có 44 giáo viên, chiếm 44% cho là rất cần thiết và 48 giáo viên, chiếm 48% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết thầy cô giáo, những người đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều có nhận thức rất cao về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Đây là điều kiện cơ bản đầu tiên để việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra có hiệu quả.
Nhận thức trên theo tôi xuất phát từ vai trò của CNTT đối với việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Nhận thức được sự cần thiết của CNTT đối với dạy và học, đặc biệt, sau chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy chủ đề năm học 2014 - 2015 là năm học ứng dụng CNTT các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã phát động một phong trào ứng dụng CNTT vào dạy học và được sự ủng hộ của hầu hết các giáo viên trong trường. Phong trào đã mang lại những hiệu quả thiết thực