Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 117 - 119)

C ƣơ 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNGDỤNG NTT TRONG

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đã đƣợc nêu ở trên đều có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH ở trƣờng tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng, nhƣng chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia, hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Để phát huy đƣợc hiệu quả của một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH, CBQL nhà trƣờng cần phải thấy đƣợc mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy đƣợc sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trƣờng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trƣớc hết CBQL nhà trƣờng cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra đƣợc một vấn đề, đối với mỗi ngƣời đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy biện pháp 1 cần đƣợc CBQL quan tâm tiến hành thƣờng xuyên.

Việc Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ về tin học cho CB, GV (biện pháp 2) cũng hết sức cần thiết. Bởi vì điều kiện, cơ sở để mỗi GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học đó là trình độ tin học của họ. Trình độ tin học của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu về thế giới số, thế giới công nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có thể thiết kế đƣợc GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học trong môi trƣờng học tập ĐPT. Cho nên có thể nói, nếu GV không có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ không thể ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học.

105

Điều này cho thấy biện pháp 2 là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp 3, và 4. Nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học (biện pháp 3) nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ giúp GV có kĩ năng khai thác các phần mềm dạy học có hiệu quả từ đó có thể thiết kế đƣợc các tƣ liệu điện tử tích hợp vào GADHTC. Và đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Biện pháp 4 sẽ giúp GV nắm đƣợc quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, trên cơ sở đó giúp GV thuận lợi trong quá trình soạn giảng, đồng thời tránh đƣợc tình trạng sao chép giáo án và lạm dụng CNTT trong dạy học. Biện pháp đẩy mạnh tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có ứng dụng CNTT (biện pháp 5) với mục đích hỗ trợ cho các biện pháp 3, 4 trong việc tăng cƣờng kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.

Nhƣ chúng ta đã biết, phần lớn các PTDH hiện đại có giá thành tƣơng đối cao và cách thức sử dụng, bảo dƣỡng các PTDH hiện đại cũng phức tạp hơn so với các PTDH truyền thống. Do vậy thực hiện tốt biện pháp 6 là nhằm để nâng cao đƣợc hiệu quả của các PTDH hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để GV ứng dụng CNTT vào dạy học.

Thực hiện các biện pháp 7, 8 chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Thông qua tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để khẳng định rõ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cũng nhƣ kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV giúp cho CBQL có cơ sở để điều chỉnh về cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học một cách tốt nhất.

Mỗi biện pháp trong số 8 biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với các biện pháp còn lại. Do đó CBQL nhà trƣờng cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.

106

Mối quan hệ giữa các biện pháp có thể miêu tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 117 - 119)