8. Cấu trúc của luận văn:
1.4.2. Nội dung quản lý công tác XHHGD của hiệu trưởng trường tiểu
Quản lý công tác XHHGD trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động XHH, tạo hành lang để hoạt động XHH đi đúng theo quỹ đạo, theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra.
Quản lý XHHGD Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phương pháp luận của QL và GDTH. Phương pháp luận QL có nhiều cách tiếp cận, song cách tiếp cận cơ bản nhất là tiếp cận chức năng và tiếp cận mục tiêu. Theo tiếp cận chức năng thì QL công tác XHHGD trường tiểu học bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác XHHGD
mục tiêu cho từng hoạt động nói riêng, theo từng giai đoạn của thời kỳ, đề xuất các nhiệm vụ và người thực hiện, đưa ra các giải pháp và điều kiện nguồn lực thực hiện kế hoạch. Kế hoạch cuối cùng của việc thực hiện chức năng này là bản kế hoạch thực hiện XHHGD.
Bất cứ chương trình XHHGD tiểu học nào của nhà trường cũng phải đưa vào chu trình kế hoạch hoá. Chu trình này quán triệt các yêu cầu:
Phân tích được tình hình, nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường về công tác xã hội hoá; phân tích được khó khăn, thuận lợi trước và trong quá trình thực hiện công tác XHH;
Xác định được mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi và các nhu cầu thiết thực trong XHHGDTH;
Vạch ra được mục tiêu trong XHH: phải trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo mục tiêu GDTH;
Cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cần tiến hành, xác định được nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; Gắn nhiệm vụ vào trục thời gian, phải xác định được lộ trình, thời gian triển khai thực hiện, thời gian hoàn thành một cách cụ thể.
1.4.2.2. Xây dựng bộ máy điều hành công tác xã hội hoá giáo dục
Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả.
Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình GD thông qua việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GDTH thông qua các hoạt động đóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiện giáo dục tốt nhất cho HS tiểu học.
vào hoạt động. Hội đồng GD hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tổ chức các hoạt động GD ở địa phương có hiệu quả.
1.4.2.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện công tác XHHGD
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra, cần có sự chỉ đạo, chỉ huy, điều phối. Chức năng chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng thể hiện ở việc vận dụng đúng đắn các văn bản pháp luật; quy chế hoạt động phối hợp giữa các ban ngành, bộ phận...; việc tổ chức các lực lượng tham gia thực hiện các hoạt động XHHGD của nhà trường.
Chỉ dẫn mọi thành viên trong đơn vị thực hiện các công việc đề ra về XHHGD.
Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp nhàng. Quá trình tổ chức, điều hành công tác XHHGD phải tuân thủ các nguyên tắc của XHHGD nhằm đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện đồng bộ các nội dung XHHGD. Các hoạt động cần điều phối một cách đồng bộ, hài hòa trong mối quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ KT-XH ở địa bàn dân cư.
1.4.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XHHGD
Công tác kiểm tra, giám sát cần được tiến hành theo định kỳ, thường xuyên nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Để việc tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD có hiệu quả, người hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo kiểm tra, giám sát công việc đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra. Chủ động phân phối, điều chỉnh các nhiệm vụ sao cho tiến trình thực hiện được phù hợp, trôi chảy. Kịp thời uốn nắn, trợ giúp, hướng dẫn những khâu khó và có thể cùng tham gia để làm gương hoặc rèn luyện thêm kỹ năng cho các thành viên. Quá trình tổ chức thực hiện cần có khen thưởng kịp thời để khích lệ, phê bình để rút kinh nghiệm
nhằm tạo động lực cho đội ngũ trong phấn đấu thực hiện nhiệm vụ.
1.4.2.5. Tổng kết, đánh giá công tác XHHGD
Đây là khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quy trình QL. Kiểm tra, đánh giá chính là dịp để đo lường, so sánh, uốn nắn việc thực hiện các mục tiêu nêu trong kế hoạch. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục đồng thời khen ngợi những cách làm hay sáng tạo có hiệu quả. Việc tổng kết phải được chuẩn bị chu đáo, đánh giá nhận xét cũng như công tác thi đua khen thưởng phải công bằng, chính xác, khách quan, tạo động lực để phong trào ngày càng phát triển đem lại hiệu thiết thực.