Tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.4. Tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Các kế hoạch, dù được xây dựng chặt chẽ, khoa học đến đâu cũng không thể phát huy hiệu quả nếu không được tổ chức thực hiện tốt. Việc tổ chức tốt kế hoạch sẽ giúp đưa các mục tiêu, các nội dung, các phương pháp,... đã được kế hoạch hóa vào thực tiễn hoạt động. Đây là hoạt động tiếp theo, cần đặc biệt chú trọng trong quy trình quản lý nói chung.

Tổ chức thực hiện công tác XHHGD là một khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của công tác XHHGD. Để giúp mọi tổ chức, mọi đối tượng tham gia XHHGD làm việc cùng nhau, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu

cần phải xây dựng và duy trì cơ cấu bộ máy, xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các thành viên, đảm bảo chức năng tổ chức trong quản lý. Biện pháp này nhằm tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch công tác XHHGD trong thực tiễn có hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để tổ chức thực hiện công tác XHHGD đạt hiệu quả cao, Hiệu trưởng trường tiểu học cần phải:

Củng cố kiện toàn các tổ chức trong nhà trường đúng quy định. Phân công nhiệm vụ cho mọi tổ chức, cá nhân phù hợp với chức năng nhiệm vụ và năng lực thực tế để thực hiện các hoạt động XHHGD.

Ở cấp quản lý nhà trường, Ban Giám hiệu các trường tiểu học cần phân công một lãnh đạo chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm chính, đó có thể là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. Với các tổ, đặc biệt là Tổ Văn phòng, người đứng đầu là người chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD của trường cũng như kế hoạch của đơn vị mình.

Làm tốt công tác XHHGD tham mưu với lãnh đạo địa phương để tranh thủ sự đồng thuận, huy động toàn bộ xã hội, phát huy sức mạnh mọi nhân tố, mọi lực lượng xã hội tham gia hoạt động XHHGD ở nhà trường.

Tổ chức, hoàn thiện cơ chế điều hành để đảm bảo nguyên tắc nhất quán, đồng bộ từ chủ trương, thể chế đến cơ chế vận hành hoạt động XHHGD. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng tham gia XHHGD, liên kết với các ngành chức năng để có sự tham gia xây dựng chính sách tổ chức, chỉ đạo điều hành chung nhằm quản lý công tác XHHGD đạt hiệu quả.

Công tác tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, các phong trào thi đua, các lễ hội… để nhân dân có điều kiện thể hiện sự quan tâm đối với giáo dục. Việc lập kế hoạch trong công tác XHHGD, thiết kế các hoạt động phong

trào cần có sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia trực tiếp của cộng đồng. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức để tạo thành một phong trào quần chúng, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD tại địa phương, như việc tổ chức “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; lễ trao học bổng học sinh nghèo hiếu học… nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của mọi lực lượng xã hội, đồng thời tổ chức vận động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí ủng hộ các hoạt động GD.

Sử dụng các nguồn lực do các lực lượng xã hội và nhân dân đóng góp phải hết sức chặt chẽ, đúng mục đích, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm. Tổ chức tuyên truyền, vận động rộng rãi, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực, sử dụng kinh phí sai mục đích, gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến niềm tin đối với nhà trường. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản, trọng yếu đối với nhà quản lý, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động GD. Ở huyện Tuy Phước đã có 100% trường tiểu học kết nối Intenet, nhiều trường xây dựng trang web, đây là một lợi thế để nhà trường thông tin rộng rãi cho các hoạt động giáo dục của mình đến toàn xã hội.

Công tác XHHGD là một quá trình lâu dài, không ít khó khăn, đòi hỏi nhiều sự nỗ lực và nhiều tinh thần tự giác. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện các kế hoạch XHHGD cũng phải đảm bảo tính phù hợp đặc thù đơn vị và địa phương; đa dạng hóa và tối ưu hóa về phương pháp; linh hoạt về thời gian; thường xuyên trong kiểm tra - đánh giá và kịp thời trong động viên, khen thưởng cũng như uốn nắn, sửa chữa, tiến hành kỷ luật những sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)