Tăng cường giám sát, chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 89 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.5. Tăng cường giám sát, chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

đạo nếu được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần giúp Hiệu trưởng có được những phân tích chính xác tiến độ hoạt động, kết quả tổ chức thực hiện XHHGD.

Biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học; đó là các hoạt động giám sát và chỉ đạo thực hiện của BGH, các cấp có thẩm quyền và cả công tác giám sát cộng đồng.

Việc giám sát đảm bảo các kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, đúng người, đúng nội dung, đúng quy trình, đúng phương pháp và đúng thời gian. Công tác chỉ đạo giúp kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai sót, giúp tháo gỡ những khó khăn hoặc vấn đề phát sinh. Ngoài ra, hoạt động giám sát và chỉ đạo, nếu làm tốt, còn giúp công khai, minh bạch hoạt động XHHGD, tạo sự tin tưởng của các lực lượng xã hội khi chung tay, góp sức cùng nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thường xuyên tiến hành giám sát cá nhân, đơn vị thực hiện, tiến độ, cách thức,... tổ chức thực hiện các kế hoạch XHHGD trong nhà trường. Việc giám sát cần có kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Cụ thể hơn là cần đẩy mạnh hoạt động giám sát cộng đồng; luôn chú ý mở rộng thành phần khi thực hiện giám sát các kế hoạch XHHGD của trường, tránh “tự xây dựng, tự tổ chức, tự giám sát, tự kiểm tra, tự đánh giá”.

Thực hiện hướng dẫn để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ năm học, công tác XHHGD, tình hình thực hiện các chủ trương XHHGD đảm bảo tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng và trình độ của từng tổ chức, từng thành viên. Thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời động viên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường; kịp thời chấn chỉnh các vi phạm làm sai lệch nội dung xã hội hóa, ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa của nhà trường.

thời mọi thành viên để phát huy tính tích cực chủ động của các lực lượng khi tham gia các hoạt động XHHGD nhà trường.

Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các trường cần mời những đối tượng hợp lý, có kế hoạch chặt chẽ, thời gian thực hiện phù hợp với đặc thù của các lực lượng xã hội tham gia giám sát. Ưu tiên cho những cá nhân, tập thể ngoài trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động XHHGD của trường và có khả năng thông tin, lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Từ đó, không chỉ nâng cao hiệu quả giám sát mà còn tạo dư luận tốt cho công tác XHHGD tại cơ sở.

Các cá nhân, tập thể tham gia giám sát phải nắm chắc kế hoạch, được tập huấn hoặc có những hiểu biết nhất định về công tác giám sát. Trong một số hoạt động XHHGD quan trọng hoặc mang tính chất đặc thù, có thể thuê mướn các cá nhân, đơn vị chuyên môn. Chẳng hạn như khi giám sát việc xây dựng các công trình có vốn đầu tư lớn hay thực hiện các gói mua sắm giá trị nhờ thực hiện XHHGD thì nên thuê các công ty tư vấn, giám sát đủ năng lực.

Công tác giám sát phải gắn liền với những chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo việc thực hiện công tác XHHGD luôn đi đúng hướng, đúng quy định, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng trong giám sát và chỉ đạo, những cá nhân, tập thể có thẩm quyền tổ chức giám sát và chỉ đạo thường xuyên và đột xuất.

Để công tác giám sát, chỉ đạo công tác XHHGD ở các trường tiểu học đạt hiệu quả, cần: Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và chặt chẽ, đúng quy định khi thực hiện công tác XHHGD đã được thống nhất thông qua, không chồng chéo, thậm chí là mâu thuẫn khi chỉ đạo (giữa những cơ quan, CBQL có thẩm quyền khác nhau); Đảm bảo tối ưu hóa phương pháp và thời gian (tiến độ) thực hiện công tác XHHGD; Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, uốn nắn những sai sót, lệch hướng hay hạn chế, yếu kém trong thực hiện công tác

XHHGD, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung về kế hoạch (nếu thực sự cần thiết) mà cụ thể hơn là về nội dung, chỉ tiêu kế hoạch, cá nhân, tổ chức và phương pháp, thời gian thực hiện công tác XHHGD; Kiến nghị, đề xuất các cấp quản lý giúp tháo gỡ hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn, phát sinh vượt thẩm quyền xử lý...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)