6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ
- Kiến nghị Bộ thông báo sớm kinh phí sự nghiệp và đầu tư phát triển hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho Sở KHCN phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính các tỉnh tham mưu, phân bổ chi tiết các nguồn vốn.
- Kiến nghị Bộ chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ, ngành chức năng của Bộ với Sở KHCN các tỉnh trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án KHCN cấp quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định, luận văn đã có những đóng góp ở những nội dung sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ thêm lý luận về quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN ở địa phương cấp tỉnh: (1) Xác định các nội tổng quan về cho phát triển KHCN và chi ngân sách cho cho phát triển KHCN; (2) Xây dựng khung lý thuyết về quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN ở địa phương cấp tỉnh, bao gồm: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, bộ máy, nội dung quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN ở địa phương cấp tỉnh; (3) Phân tích thành công những tác động của 03 nhóm yếu tố đến công tác quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN ở địa phương cấp tỉnh.
- Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2018- 2020 theo 04 nội dung của công tác quản lý, bao gồm: (1) Lập dự toán vốn NSNN cho phát triển KHCN; (2) Chấp hành dự toán vốn NSNN cho phát triển KHCN; (3) Quyết toán vốn NSNN cho phát triển KHCN; (4) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành vốn NSNN cho phát triển KHCN. Luận văn sử dụng hệ thống thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp cho nghiên cứu. Qua đó, luận văn đã đánh giá và làm nổi bật lên được những điểm mạnh, những điểm yếu và lý giải nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác quản lý quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn đã đề xuất được các phương hướng, 05 nhóm giải pháp và 02 nhóm kiến nghị có tác dụng hoàn thiện quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định định hướng đến năm 2025.
Mặc dù đã cố gắng nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô chỉ dẫn để luận văn được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính, Bộ KHCN (2015), Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT- BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN, Hà Nội. [2]. UBND tỉnh Bình Định (2017), Quyết định số 83/2017/QĐ-UBND ngày
22/12/2017 ban hành quy định mức chi quản lý nhiệm vụ KHCN; các nội dung liên quan đến lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bình Định.
[3]. UBND tỉnh Bình Định (2020), Quyết định số 63/2020/QĐ-UBND ngày 08/09/2020 ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định, Bình Định.
[4]. UBND tỉnh Bình Định (2019), Báo cáo tình hình phát triển KTXH năm 2018, định hướng phát triển KTXH năm 2019, Bình Định.
[5]. UBND tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo tình hình phát triển KTXH năm 2019, định hướng phát triển KTXH năm 2020, Bình Định.
[6]. UBND tỉnh Bình Định (2021), Báo cáo tình hình phát triển KTXH năm 2020, định hướng phát triển KTXH năm 2021, Bình Định.
[7]. Chính phủ (2014), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ, Hà Nội.
[8]. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Hà Nội. [9]. Hoàng Trọng Tấn (2020), Quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.
[10].Lê Văn Đức (2019), Quản lý NSNN đầu tư cho các quỹ phát triển KHCN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
[11].Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường (2013), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12].Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2012), Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[13].Phạm Thị Hồng (2018), Hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN tại tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.
[14].Phạm Thị Thủy (2018), Đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH, SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
BÌNH ĐỊNH VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH
Phần I. Thông tin về người trả lời
Họ và tên người được phỏng vấn: ...
Trình độ học vấn: ...
Đơn vị công tác: ...
Chức vụ: ...
Địa chỉ email: ...
Phần II. Câu hỏi khảo sát
Đồng chí hãy đánh dấu vào lựa chọn mà Đồng chí cho là phù hợp với những ý kiến được đưa ra ở bảng sau đây. Trong đó, điểm số từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đồng ý từ thấp đến cao.
Stt Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1
Sự sát sao trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN
2 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN 3 Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản
lý chi NSNN cho phát triển KHCN
4 Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN
Stt Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
5 Quy trình lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN logic, chặt chẽ, xác định rõ về thời gian 6 Dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN phù hợp
với tình hình thực tế và nguồn lực ngân sách
7
Các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN đúng nội dung, định mức, biểu mẫu, thời hạn
8 Các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng ngân sách có sự phối hợp tốt trong chấp hành chi
9
Thủ tục hành chính trong quá trình chấp hành chi ngày càng đơn giản, tạo thuận tiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách
10
Việc cấp phát, thanh toán ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc chi theo dự toán
11 Tạm ứng cho thực hiện nhiệm vụ KHCN được thực hiện đúng theo quy trình và hợp đồng ký kết
12
Tỉnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành dự toán chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách
13
Tỉnh có biện pháp tuyên truyền, kiểm soát tốt các đơn vị sử dụng ngân sách trong chấp hành các tiêu chuẩn định mức chi và thực hiện tiết kiệm chi
14
Các trường hợp phát sinh trong chi NSNN cho phát triển KHCN được cơ quan quản lý giải quyết nhanh chóng, kịp thời
15 Quy trình quyết toán được công khai và thông báo rõ ràng đến các đơn vị, chủ nhiệm đề tài
Stt Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
16
Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán của Sở Tài chính được thực hiện đúng theo quy định, nhanh chóng, khoa học
17 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên và có kế hoạch
18 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện được hết những sai phạm trong chi ngân sách 19 Các kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát rõ ràng,
đúng với tính hình thực tế
20
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã giúp thu hồi được các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán
21
Sau thanh, kiểm tra, giám sát, các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành tốt hơn các quy định trong chi ngân sách
Đồng chí có góp ý gì nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian tới?
...
...
...
...