Bộ máy quản lý vốn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 41)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Bộ máy quản lý vốn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công

công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Định

Theo quy định về phân cấp quản lý NSNN, ở cấp tỉnh, Sở Tài chính thực hiện chức năng QLNN về tài chính, ngân sách địa phương nói chung, quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Sở có trách nhiệm phối hợp với Sở KHCN để thực hiện công tác quản lý nói trên. Bộ máy quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay như sau:

Hình 2.1: Bộ máy quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Bình Định

Trong công tác quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cụ thể như sau:

- HĐND tỉnh Bình Định: xem xét, phê duyệt dự toán, báo cáo quyết toán chi NSNN cho phát triển KHCN được UBND trình lên.

- UBND tỉnh Bình Định:

+ Lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh, xây dựng phương án phân bổ dự toán chi ngân sách; quyết toán chi ngân sách; lập dự toán điều chỉnh chi ngân sách trong trường hợp cần thiết trình HĐND tỉnh quyết định và báo cáo Bộ chính.

+ Tổ chức thực hiện chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN xây dựng và thực hiện chi ngân sách.

HĐND tỉnh Bình Định UBND tỉnh Sở Tài chính KBNN tỉnh Sở KHCN Các đơn vị sử dụng NS ngành KHCN Sở Kế hoạch & Đầu tư

- Sở Tài chính:

+ Hàng năm, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Tài chính chủ trì chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN thực hiện công tác lập dự toán chi, quản lý hoạt động chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn và xét duyệt quyết toán và tổng hợp trình UBND tỉnh xét duyệt theo quy định sau khi kết thúc một năm ngân sách.

+ Kiểm tra việc chấp hành quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN của các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN.

+ Phối hợp với KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát thanh toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN.

- Sở KHCN:

+ Hướng dẫn các đơn vị dự toán trong ngành KHCN thực hiện công tác lập, chấp hành, quyết toán chi NSNN hàng năm cho các nhiệm vụ phát triển KHCN theo kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính thực hiện các nhiệm vụ quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ phát triển KHCN.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính thực hiện kiểm soát hoạt động chi NSNN cho các nhiệm vụ phát triển KHCN.

- Sở Kế hoạch & Đầu tư:

+ Lập và trình UBND tỉnh dự toán chi đầu tư phát triển KHCN theo đề xuất dự toán của Sở KHCN.

+ Phối hợp với Sở KHCN và Sở Tài chính thực hiện kiểm soát hoạt động chi NSNN cho các nhiệm vụ phát triển KHCN.

- KBNN tỉnh:

+ Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

+ Từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN:

+ Ra quyết định sử dụng ngân sách cho hoạt động của đơn vị một cách mẫu mực, đúng tiêu chuẩn, đúng chính sách, chính xác và có hiệu quả.

+ Xây dựng chế độ kiểm tra nội bộ, chế độ kế toán, tài chính đúng quy định đối với những người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị.

- Bộ máy kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN: + Lập dự toán chi NSNN của đơn vị theo hướng dẫn của Sở Tài chính. + Tổ chức thực hiện chi và thực hiện việc kiểm soát chi NSNN của đơn vị. + Lập quyết toán chi NSNN của đơn vị.

Nhận xét về bộ máy quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN tỉnh Bình Định:

- Ưu điểm: Tổ chức bộ máy quản lý tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài chính, thực tế cho thấy đã phát huy hiệu quả quản lý chi cho phát triển KHCN ở địa phương:

+ Nguồn vốn chi NSNN cho phát triển KHCN được cấp trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng không qua cơ quan chủ quản ngành là Sở KHCN, do đó làm giảm bớt các khâu trung gian, tiết kiệm thời gian cho các đơn vị dự toán trong việc điều hành chi ngân sách tại đơn vị.

+ Sở Tài chính thực hiện xây dựng dự toán, điều hành, quản lý thanh, quyết toán kinh phí phát triển KHCN với đơn vị nên chủ động nắm được kết quả, tình hình tài chính các đơn vị.

- Nhược điểm:

+ Cơ quan chủ quản của các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN (Sở KHCN) nếu không có phương thức, cách làm tốt sẽ dẫn tới buông lỏng quản lý tài chính tại các đơn vị.

+ Cơ quan chủ quản không gắn nhiệm vụ chuyên môn với điều hành kinh phí nên vai trò của cơ quan quản lý giáo dục bị hạn chế.

+ Cơ quan chủ quản gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

Bảng 2.2: Kết quả điều tra xã hội học về bộ máy quản lý vốn NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tiêu chí đánh giá Mẫu

(người)

Điểm BQ

Đánh giá

1. Sự sát sao trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN

15 3,93 Khá

2. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN

15 3,40 Trung

bình 3. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy

quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN 15 3,60 Khá

4. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại

trong quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN 15 3,27

Trung bình

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel

Bảng 2.2 cho thấy, có 02/04 tiêu chí được đánh giá ở mức khá và 02/04 tiêu chí còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, sự sát sao trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo chính quyền địa phương là tiêu chí đánh giá cao nhất với 3,93 điểm bình quân và tiêu chí về ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN được đánh giá thấp nhất với 3,27 điểm. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý chi NSNN cho phát triển KHCN là một yếu tố cần có giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới khi mà tiêu chí này chỉ được đánh giá ở mức trung bình với 3,40 điểm.

2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng lập dự toán vốn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ

Công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán về chi NSNN cho phát triển KHCN đã được Sở Tài chính phối hợp cùng với Sở KHCN và các đơn vị dự toán ngành KHCN trên địa bàn tỉnh quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN. Công tác lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN đã góp phần giúp các đơn vị sự toán ngân sách chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ chi của mình.

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Bình Định về xây dựng dự toán NSNN, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phương án tài chính- ngân sách trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính. Sau đó, giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách ngành KHCN; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực cụ thể.

Dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định được xây dựng trên cơ sở hệ thống tiêu chí và định mức phân bổ NSNN; các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh. Những năm qua, vào khoảng tháng 12 năm trước, UBND tỉnh Bình Định thường ban hành các Nghị quyết về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm sau, đó là căn cứ quan trọng cho các đơn vị sử dụng ngân sách và các cơ quan QLNN xây dựng dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh.

Quy trình lập dự toán chi chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định bao gồm các bước sau đây:

- Bước 1 (Chịu trách nhiệm thực hiện là Sở KHCN):

Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCN của Bộ KHCN (thường là tháng 02- 03 hàng năm), Sở KHCN ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCN gửi tới các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; Các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh; Các tổ chức KHCN tỉnh; các phòng, đơn vị thuộc Sở.

Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ KHCN và của Sở KHCN, các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; Các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh; Các tổ chức KHCN tỉnh; các phòng, đơn vị thuộc Sở tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm tới và dự toán nhu cầu kinh phí và gửi về Sở KHCN tỉnh. Phòng Kế hoạch Tài chính của Sở KHCN được giao nhiệm vụ tổng hợp thành dự thảo kế hoạch KHCN của tỉnh.

Sở KHCN đề xuất dự toán chi NSNN cho hoạt động KHCN trên cơ sở nhiệm vụ về ngân sách KHCN mà UBND tỉnh giao.

Bước 2: (Chịu trách nhiệm thực hiện là Sở Kế hoạch & Đầu tư):

Trên cơ sở đề xuất dự toán của Sở KHCN. Sở Kế hoạch và Đầu tư lập và trình UBND tỉnh dự toán chi đầu tư phát triển KHCN theo đề xuất dự toán của Sở KHCN.

Bước 3: (Chịu trách nhiệm thực hiện là Sở Tài chính):

Sở Tài chính lập và trình UBND tỉnh dự toán chi sự nghiệp KHCN theo đề xuất dự toán của Sở KHCN, Sở Sở Kế hoạch & Đầu tư.

Dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN của tỉnh sau đó trải qua các bước xét duyệt của UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Bộ Tài chính. Sau cùng, dự toán được giao cho Sở Tài chính tổ chức thực hiện.

Nhìn chung, quy trình lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN của tỉnh Bình Định thời gian qua là tương đối chi tiết, rõ ràng về thẩm quyền, trình tự các bước, thủ tục theo yêu cầu của Luật NSNN và các văn bản quy

phạm pháp luật liên quan. Điều này góp phần nâng cao chất lượng dự toán chi NSNN phát triển KHCN của địa phương, dự toán sát với nhu cầu chi tiêu thực tế của các nhiệm vụ KHCN nước trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2018- 2020, tỉnh Bình Định đã có 03 bản dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN. Các bản dự toán đều được ban hành đảm bảo thời gian yêu cầu của Bộ KHCN, UBND tỉnh. Nhìn chung, nội dung dự toán đã phản ánh được những hoạt động cơ bản của QLNN về KHCN trong năm kế hoạch, dự kiến các nhiệm vụ KHCN, các dự án đầu tư phát triển KHCN của tỉnh sẽ thực hiện trong năm tiếp theo của năm kế hoạch.

Bảng 2.3: Dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2018 2019 2020

Tổng chi NSNN cho phát triển

KHCN 97.903,28 115.656,07 188.983,60

1. Chi cho các dự án KHCN (đề tài) 12.600,11 12.639,77 10.499,79

- Khoa học tự nhiên 957,61 1.011,20 840,00

- Khoa học xã hội và nhân văn 2.771,89 4.449,47 1.490,95 - Khoa học kỹ thuật và công nghệ 1.121,44 1.895,99 2.246,96

- Khoa học nông nghiệp 3.906,03 3.160,12 3.139,44

- Khoa học y dược 3.843,03 2.123,44 3.622,33

2. Chi cho hoạt động sự nghiệp 42.387,18 43.567,30 45.883,81 - Chi hoạt động nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ 5.086,62 3.777,70 4.588,45 - Chi các hoạt động KHCN phục vụ

quản lý nhà nước (thanh tra, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng)

3.390,87 377,80 3.670,44

- Hỗ trợ các hoạt động KHCN của

Nội dung 2018 2019 2020

học, hội đồng KHCN các cấp và các nhiệm vụ cấp cơ sở

- Thực hiện các Chương trình KHCN (chi hỗ trợ đổi mới công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ)

2.967,09 340,00 4.129,22 - Chi kinh phí sự nghiệp cho các

đơn vị sự nghiệp và quỹ 19.074,31 340,00 22.941,02

- Chi bổ sung vốn điều lệ quỹ phát

triển KHCN của tỉnh 7.630,07 1.888,94 5.505,69

3. Kinh phí chi đầu tư phát triển

(đầu tư, xây dựng) 42.916,00 59.449,00 132.600,00

Nguồn: Dự toán chi NSNN của tỉnh Bình Định các năm 2018- 2020

Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn này, dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN của tỉnh là tương đối cao, mức tăng hàng năm là khá lớn: năm 2019 tăng 18,6% so với năm 2018, năm 2020 tăng 13,0% so với năm 2019. Công tác lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN của tỉnh đảm bảo giữa cơ cấu chi hợp lý cho các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Bình Định đã và đang phát triển nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có trọng tâm là nông nghiệp và du lịch, nên có thể thấy trong dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN của tỉnh, nhóm chi cho nghiên cứu KHCN lĩnh vực nông nghiệp, khoa học xã hội có phần nhỉnh hơn các nhóm chi còn lại.

Do kinh tế tỉnh phát triển chưa cao, nên nguồn thu cho NSNN chưa cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh, chủ yếu tập trung tại vùng trung tâm, lao động chủ yếu là nông nghiệp, dịch vụ với trình độ còn tương đối thấp... Vì vậy mà nguồn vốn để thực hiện sự nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương cấp. Việc tự chủ về tài chính gặp nhiều khó

khăn nhưng tỉnh vẫn xác định phát triển KHCN là một nhiệm vụ quan trọng để phát triển đời sống cũng như tăng thu nhập nên đã và đang cố gắng thực hiện nhiều đề tài khoa học để có thể áp dụng vào thực tiễn của cuộc sống.

Nhìn chung công tác lập dự toán chi cho phát triển KHCN của tỉnh Bình Định thời gian qua đã bám sát với thực tế nhu cầu của địa phương và khả năng huy động ngân sách cho ngành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị, làm cho ngân sách có lúc bị động khó cân đối nguồn và điều này cho thấy một số đơn vị xây dựng dự toán ngân sách chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu.

Bảng 2.5 cho thấy, công tác lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN đã đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Quy trình lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN được đánh giá là khá logic, chặt chẽ, xác định rõ về thời gian thực hiện các công việc. Điều này giúp cho tiến độ và chất lượng thực hiện lập dự toán chi được cải thiện qua từng năm. Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức khá với 3,80 điểm.

Bảng 2.4: Kết quả điều tra xã hội học về lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tiêu chí đánh giá Mẫu

(người)

Điểm BQ

Đánh giá

1. Quy trình lập dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN logic, chặt chẽ, xác định rõ về thời gian

15 3,80 Khá

2. Dự toán chi NSNN cho phát triển KHCN phù hợp với tình hình thực tế và nguồn lực ngân sách

15 3,47 Trung

bình 3. Các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)