6. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
Giai đoạn 2018- 2020 là giai đoạn sau của quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 05 năm 2016- 2020 của tỉnh Bình Định, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015- 2020 và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, đã tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống KTXH; sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương ra sức khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, nhất là thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chổng dịch bệnh Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển KTXH và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, nên trong giai đoạn này, kinh tế của tỉnh vẫn có những bước phát triển tốt.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Bình Định giai đoạn 2018- 2020 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Giá trị Giá trị 19/18 (%) Giá trị 20/1 9 (%) 1. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) Trong đó: 70.214 74.996 106,81 49.690 66,2
- Nông, lâm, thuỷ sản 18.302 18.935 103,44 13.734 72,5
- Công nghiệp, xây dựng 22.257 24.262 109,01 14.305 58,9
- Thương mại, dịch vụ 26.540 28.485 107,33 19.440 68,2
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm 2.808 3.096 110,28 2.209 71,3
2. Chỉ số sản xuất công nghiệp 41.126 45.033 109,5 47.428 105,
32
3. Tổng kim ngạch xuất khẩu 20.360 20.953 101 24.334 116,
1 4. Tổng nguồn vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội 32.067 35.077 109,3 38.974 111
5. Tổng thu ngân sách 8.900 12.000 134 12.795 106,
6
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KTXH các năm 2018, 2019, 2020
Nhìn chung trong giai đoạn 2018- 2020, kinh tế của tỉnh duy trì đà tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể đặc biệt là năm 2020. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) và chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng chưa đạt kế hoạch đề ra. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động khá nhiều. Công tác thu hút đầu tư được quan tâm đẩy mạnh nhưng kết quả đem lại còn hạn chế, nhất là thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại vào Khu kinh tế Nhơn Hội và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng KHCN vào sản xuất, hình thành các chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng cao, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa còn chậm cộng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đáng kể đến nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Tình trạng lấn, chiếm đất lâm nghiệp, đất sản suất nông nghiệp, phá rừng, xây dựng trái phép nhà ở và khai thác tài nguyên, khoáng sản không đúng quy định còn xảy ra ở một số địa phương; ô nhiễm môi trường nông thôn và tại một số khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn tồn tại.