7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bình Định
Qua nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm QLNN đối với các KKT, KCN tại 03 địa phƣơng tiêu biểu của nƣớc ta là Bình Dƣơng, Thừa Thiên Huế và Hải Phòng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với chính quyền tỉnh Bình Định để làm tốt hơn công tác quản lý các KKT, KCN:
Thứ nhất, phải xác định QLNN đối với các KKT, KCN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền trên toàn tỉnh. Để làm tốt nhiệm vụ này, cần có quyết tâm chính trị cao, đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Các cấp chính quyền cần thay đổi căn bản nhận thức trong QLNN, xác định nhiệm vụ trọng tâm của QLNN đối với các KKT, KCN là tạo sự chuyển biến toàn diện trong tƣ duy và hành động để QLNN thực sự đem lại tác động tích cực đối với các KCN địa phƣơng, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, phải đặc biệt quan tâm tới công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch KKT, KCN. Việc xây dựng quy hoạch KKT, KCN phải dựa trên cơ sở khoa học và tầm nhìn chiến lƣợc, tuân thủ quy trình, có lộ trình cụ thể
đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở đặt quy hoạch KKT, KCN trong tổng thể các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn để có sự lựa chọn phù hợp, tránh dựa trên ý muốn chủ quan của chính quyền hoặc đề xuất của các NĐT. Cần ƣu tiên phát triển các KKT, KCN chuyên ngành, có liên kết với nhau tạo thành hệ sinh thái đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá lại mức độ phù hợp giữa quy hoạch và thực tế để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh.
Thứ ba, cần chú trọng thu hút đầu tƣ thông qua các chính sách ƣu đãi đặc thù theo từng giai đoạn, thời kỳ, chú ý lựa chọn các phƣơng án, cơ cấu đầu tƣ hợp lý trong từng KCN và KKT. Bên cạnh đ , cần chủ động đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho các KKT, KCN.
Thứ tƣ, phải gắn quy hoạch với các giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững các KKT, KCN. Các cấp chính quyền phải quan tâm, kiểm tra, giám sát tình trạng môi trƣờng sinh thái tại của các KKT, KCN, có những biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm đồng thời xử lý nghiêm khắc, triệt để những DN vi phạm cam kết bảo vệ môi trƣờng, không để lặp lại tình trạng này. Kiên quyết không đánh đổi sự bền vững về môi trƣờng lấy tăng trƣởng nóng về kinh tế và phát triển không bền vững.
Thứ năm, phải thực sự coi trọng và tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các KKT, KCN thông qua việc thiết lập và hoàn thiện mạng lƣới các cơ sở đào tạo nghề của địa phƣơng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các KKT, KCN trong tình hình mới. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đạo đức công vụ, thái độ ứng xử của bộ máy nhân sự quản lý KKT, KCN.
Thứ sáu, phải tập trung cải cách quyết liệt thể chế và các thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản hoá, minh bạch và giảm thiểu thời gian thực hiện.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
KKT, KCN có vai trò quan trọng và tác động đến nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những động lực thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo công ăn việc làm và phát triển kỹ năng lao động, g p phần phát triển đô thị và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ thực tiễn hoạt động QLNN đối với KKT, KCN của một số địa phƣơng trong nƣớc c thể rút ra một số kinh nghiệm, bài học để đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ; trong công tác đền b , GPMB tạo sự đồng thuận, đảm bào hài hòa về lợi ích của ngƣời dân; xây dựng hạ tầng cơ sở đảm bảo về chất lƣợng để thu hút NĐT; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đ , sẽ là những bài học quý báu cho tỉnh Bình Định trong công tác QLNN nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất để duy trì và phát triển một cách bền vững đối với các KKT, KCN.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH