Công tác quản lý quy hoạch và xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Công tác quản lý quy hoạch và xây dựng

Quy hoạch là một công cụ QLNN đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và đƣợc hiểu theo những cách khác nhau. C hai loại quy hoạch chủ yếu đƣợc các cơ quan QLNN sử dụng làm công cụ quản lý là: “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” và “quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực”.

Quy hoạch KKT, KCN là nội dung QLNN rất quan trọng đối với các KKT, KCN. Quy hoạch KKT, KCN của một quốc gia do chính quyền trung ƣơng trực tiếp quyết định, gồm: quy hoạch tổng thể phát triển KKT, KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định (1 tỉnh, 1 v ng hay 1 nƣớc) và quy hoạch xây dựng KKT, KCN cụ thể.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KKT, KCN đƣợc xây dựng dựa trên “Chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và các quy hoạch: sử

dụng đất; xây dựng v ng và đô thị; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết nối hạ tầng xã hội; quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên…; khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; khả năng liên kết giữa các KKT, KCN; đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trong đ xác định r : phân khu chức năng các khu đất xây dựng các công trình CN; khu cây xanh; dịch vụ kỹ thuật KKT, KCN; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ KKT, KCN.

- Quy hoạch xây dựng KCN cụ thể căn cứ dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KKT, KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định đƣợc phê duyệt, quy định r chỉ tiêu sử dụng đất để xây dựng các công trình CN và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Quy hoạch KKT, KCN đƣợc phê duyệt là cơ sở để UBND cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển KKT, KCN và tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra.

1.2.2.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, giải quyết khiếu nại

Việc giải phóng mặt bằng (GPMB) góp phần đẩy nhanh công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại các KKT, KCN. Tiến độ GPMB kịp thời là điều kiện nền tảng để triển khai xây dựng hạ tầng đúng tiến độ và cũng gián tiếp ảnh hƣởng đến cơ hội thu hút đầu tƣ vào các KKT, KCN, từ đây sẽ tác động ngƣợc lại tiến độ xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng. Do đ việc giải quyết, tháo gỡ những kh khăn, vƣớng mắc về đất đai, GPMB cho các dự án đầu tƣ để xây dựng hạ tầng kỹ thuật là việc làm rất cấp thiết, đòi hỏi sự chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt của tỉnh và sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cấp chính quyền địa phƣơng, cũng nhƣ các ngành chức năng. Công tác bồi thƣờng GPMB cần phải đồng bộ và có kế hoạch cụ thể r ràng để không gây ra tình trạng lãng phí nguồn vốn.

1.2.2.3. Hoạt động quản lý đầu tư

Hoạt động quản lý đầu tƣ KKT, KCN của chính quyền cấp tỉnh thể hiện quyết tâm tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, cho thấy chính quyền thực sự coi DN là trung tâm và sẵn sàng đƣa ra các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho các DN phát triển lành mạnh, trong môi trƣờng bình đẳng.

Các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ, ƣu tiên gồm chủ đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng KKT, KCN, các dự án đầu tƣ thứ cấp trong KKT, KCN các dự án hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KKT, KCN, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh. Căn cứ hỗ trợ dựa trên các chính sách phát triển KKT, KCN của Nhà nƣớc và chính sách ƣu đãi của từng địa phƣơng.

Nội dung hỗ trợ đƣợc tiến hành thông qua việc thực thi sáng tạo và hiệu quả các chính sách phát triển KKT, KCN của Nhà nƣớc và chính sách ƣu đãi của từng địa phƣơng, gồm: chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào KKT, KCN, chính sách hỗ trợ DN trong KKT, KCN, chính sách xúc tiến đầu tƣ, chính sách lao động việc làm, chính sách đất đai, chính sách tạo nguồn vốn... Yêu cầu hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng chính sách và đƣợc thực hiện một cách công khai, bình đẳng và kịp thời với mọi đối tƣợng.

1.2.2.4. Công tác quản lý các hoạt động trong khu kinh tế, khu công nghiệp

Công tác quản lý các hoạt động trong KKT, KCN bao gồm tình hình sản xuất kinh doanh trong KKT, KCN và tình hình lao động và chính sách hỗ trợ ngƣời lao động trong các KKT, KCN. Hoạt động sản xuất hiệu quả của các doanh nghiệp trong các KKT, KCN sẽ giúp thu hút một lƣợng vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ cho doanh nghiệp nói riêng và cho KKT, KCN nói chung. Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT, KCN góp phần tạo ra giá trị SXCN, giá trị xuất khẩu, doanh thu,… đ ng g p vào GDP của tỉnh nhà.

Bên cạnh đ , các KKT, KCN còn góp phần giải quyết vấn đề lao động việc làm cho một bộ phận ngƣời lao động thất nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra quản lý sẽ phát hiện và xử lý nghiêm các doanh nghiệp chƣa chấp hành tốt quy định trong xây dựng theo quy hoạch, bảo vệ môi trƣờng, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy; chƣa tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, …để từ đ các KKT, KCN sẽ họat động có hiệu quả và tích cực hơn.

1.2.2.5. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường

Công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng cũng là một phần quan trọng trong phát triển các KKT, KCN. Việc quản lý sẽ giúp cho các KKT, KCN hạn chế gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. Công tác khai thác tài nguyên phục vụ cho hoạt động CN cũng ph hợp dựa trên công tác quản lý.

Các hoạt động QLNN về môi trƣờng đ là: (1) Việc tuyên truyền, hƣớng dẫn, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trƣờng tại các DN KKT, KCN; (2) Chấp hành các quy định pháp luật về môi trƣờng trong quá trình hoạt động của DN.

1.2.2.6. Công tác xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp

Công tác QLNN về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KKT, KCN bao gồm quản lý, khai thác, sử dụng và thực hiện duy tu, bảo dƣỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong KKT, KCN.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò nhất định đối việc tổ chức lãnh thổ CN. Cơ sơ vật chất hạ tầng phục vụ cho hoạt động SXCN bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lƣới cung cấp điện nƣớc, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở CN… g p phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm và giữa các nơi sản xuất

với nhau. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng KKT, KCN một cách đồng bộ để tạo tiền đề thu hút đầu tƣ và hoạt động của các KKT, KCN.

Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ tạo thuận lợi cho các NĐT tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí ngoài DN khi chọn địa điểm đầu tƣ là KCN nhƣ: chi phí mua đất xây dựng nhà máy với giá cao, phí tự xây dựng hệ thống đƣờng dây tải điện, đƣờng giao thông vận tải và nhà máy…., mặt khác, giúp các NĐT đẩy nhanh tiến độ đƣa DN đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tƣ trong giai đoạn ban đầu.

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địa chất,… mà thuận lợi thì công tác QLNN đối với KCN, KKT sẽ đƣợc hỗ trợ về phƣơng pháp, chính sách và cách thức quản lý đơn giản hóa từ đ giảm nhẹ hỗ trợ tài chính; giảm thiểu các vƣớng mắc cần tháo gỡ, làm cho hoạt động của các KCN, KKT hiệu quả hơn, góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ gây kh khăn trong công tác nhà nƣớc quản lý và không chắc chắn về tính hiệu quả của KCN, KKT vì cần hỗ trợ nhiều mặt, ƣu tiên nguồn lực, đầu tƣ lớn cho KCN, KKT. Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng tác động đến QLNN đối với các KCN, KKT.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Để quy hoạch, hình thành và phát triển các KCN, KKT, chính quyền địa phƣơng cần làm tốt vai trò định hƣớng, hỗ trợ nhiều mặt vào các KCN, KKT. Nếu xây dựng KCN, KKT ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển, chất lƣợng nguồn nhân lực tốt, xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng đảm bảo, trình độ dân trí cao thì sẽ ảnh hƣởng tích cực, thuận lợi cho việc áp dụng và thực

hiện hiệu quả các mô hình quản lý góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tác động tích cực tới hiệu quả đầu tƣ, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sản xuất, kinh doanh của DN, và ngƣợc lại...

- Hệ thống pháp luật:

Chính quyền địa phƣơng phải tuân thủ hệ thống pháp luật bao gồm các bộ luật liên quan, ảnh hƣởng đến hoạt động của KKT, KCN nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, Luật Lao động, hệ thống các Nghị định, Thông tƣ ... hƣớng dẫn và quy định chi tiết việc thực hiện các luật.

Ngoài ra, QLNN đối với các KKT, KCN cũng bị ảnh hƣởng bởi các cơ chế, chính sách quản lý chung, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch của nhà nƣớc vì nếu cơ chế, chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán thì sẽ tạo cơ sở, hỗ trợ trong quản lý đối với các KKT, KCN, khuyến khích sự phát triển của KKT, KCN và ngƣợc lại.

- Quá trình hội nhập vào kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích KT. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tƣ mà trong nƣớc không thể cung cấp với giá tƣơng ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tƣởng từ những nƣớc phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trƣờng vốn và hàng hóa quốc tế. Nhƣng đ là những lợi ích tiềm năng chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nƣớc có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ. Đ là yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ những lực cản vô hình trong hoạt động quản lý, thúc đẩy hoàn thiện QLNN theo xu thế, tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, nhằm thu hút các DN nƣớc ngoài đầu tƣ vào các KCN, KKT.

- Ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp KCN, KKT:

Nhận thức và trách nhiệm của DN KCN, KKT với sự phát triển bền vững cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác QLNN đối với KCN, KKT. Nếu DN hoạt động trong KCN, KKT tuân thủ, chấp hành tốt các quy định pháp luật

thì hiệu quả trong công tác QLNN sẽ đƣợc nâng cao, tạo thuận lợi cho QLNN đối với KCN, KKT. Ngƣợc lại, DN không coi phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài, đề cao lợi ích kinh tế là trọng tâm trong chiến lƣợc kinh doanh thì sẽ làm cho QLNN đối với KCN, KKT gặp kh khăn nhiều hơn.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Năng lực quản lý của chính quyền địa phƣơng:

Năng lực thể hiện ra ở nhãn quan, kỹ năng, kiến thức, phẩm chất đạo đức của các cán bộ, công chức nhà nƣớc cấp tỉnh. Năng lực của chính quyền địa phƣơng bao gồm năng lực của các cơ quan QLNN cấp tỉnh tác động tới việc quản lý KCN, KKT và năng lực của Ban quản lý các KCN, KKT.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc các khu kinh tế, khu công nghiệp tại một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định nghiệp tại một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp tại một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng đã và đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào các KCN. Sự xuất hiện càng nhiều các NĐT trong và ngoài nƣớc đến với tỉnh Bình Dƣơng, giúp tỉnh này trở thành điểm đến vô c ng hấp dẫn đối với các NĐT đặc biệt là các NĐT nƣớc ngoài.

Tính từ lúc KCN đầu tiên của Bình Dƣơng là S ng Thần 1 đƣợc hình thành từ năm 1995; tiếp đ là các KCN Việt Nam - Singapore (VSIP), Đồng An, Mỹ Phƣớc, Bàu Bàng… ra đời, đến nay sau 25 năm hình thành và phát triển, tỉnh Bình Dƣơng đã c 31 KCN với tổng diện tích 12.721 ha; trong đ c 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021 ha. Theo Ban Quản lý các KCN Bình Dƣơng, đến hết tháng 10 năm 2020, các KCN của tỉnh đã thu hút 2.926 dự án, bao gồm 654 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đăng

ký 72.498 tỷ đồng và 2.272 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 24 tỷ USD, chiếm gần 69% trên tổng nguồn vốn hơn 35 tỷ USD vốn FDI đầu tƣ vào tỉnh. Nguồn lực này đã g p phần thúc đẩy SXCN tại tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua. Hiện, các KCN đã tạo việc làm cho 472.461 lao động trong các DN, trong đ 87% là lao động ngoài tỉnh. Hằng năm, các DN trong KCN đạt doanh thu khoảng 32,5 tỷ USD và đ ng g p vào ngân sách nhà nƣớc khoảng 719 triệu USD.

Nhìn chung các KCN đang hoạt động tại Bình Dƣơng c cơ sở hạ tầng tƣơng đối hiện đại, đồng bộ, giao thông kết nối các KCN ra bên ngoài và kết nối v ng thuận lợi, giúp cho hàng h a của DN vận chuyển thông suốt, nhanh ch ng và môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi đáp ứng đƣợc yêu cầu của DN và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nguồn FDI.

Các KCN đã đƣa CN của tỉnh bứt phá nhanh ch ng, tạo tiền đề cho thƣơng mại, dịch vụ và đô thị phát triển theo. Các KCN thật sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; g p phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nhiều nƣớc trên thế giới. Thông qua KCN, nhiều công nghệ sản xuất mới đƣợc nhập vào tỉnh nhƣ sản xuất thiết bị, máy m c, phụ tùng ô tô, điện thoại, linh kiện điện tử, dƣợc phẩm… Nhờ đ , hàng nghìn sản phẩm mới với chất lƣợng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đã ra đời, đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc.

Kinh nghiệm từ thực tiễn của Bình Dƣơng qua 25 năm phát triển KCN đ là: - Tạo sự đồng thuận, bảo đảm hài hòa về lợi ích trong công tác đền b , GPMB

hiệu quả KT, kết hợp hài hòa với các yếu tố xã hội, bảo đảm đƣợc đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân v ng bị giải tỏa phải tốt hơn so với trƣớc khi làm KCN. Thông qua việc xây dựng các khu tái định cƣ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trƣớc, chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân địa phƣơng bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp, đào tạo nghề cụ thể cho con em ngƣời dân v ng giải tỏa; đồng thời nhờ việc làm mà KCN tạo ra, giúp ngƣời dân chuyển đổi ngành nghề, phát triển lĩnh vực dịch vụ nhƣ cho thuê nhà trọ, buôn bán… Nhiều KCN bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)