6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Định
Từ kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở một số địa phương nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn nhân lực cho tỉnh Bình Định như sau:
Thứ nhất: tăng cường quản lý nhà nước đối với quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, chất lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch giữ vai trò quyết định đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch, qua đó quyết định sự quản lý của ngành du lịch. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến quản lý giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự quản lý du lịch. Để quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch thông qua những công cụ như xây dựng và ban hành các chính sách quản lý, xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý du lịch và quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo du lịch cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật lao động...
Thứ hai: phát huy vai trò của các bên có liên quan trong quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch
Hầu hết các nước đều đã chuyển vai trò của chính phủ, từ người thực hiện chính sang vai trò tạo điều kiện là chính, cùng với đó là phát huy tối đa vai trò của các cấp chính quyền địa phương, thông qua việc tạo các cơ chế và phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương. Khuyến khích các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch và khu vực tư nhân tham gia đào tạo du lịch được thực hiện theo cả hai hướng: hình thành cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch là Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch. Nhà nước cần thành lập Hội đồng quản lý nguồn nhân lực để điều hành, quản lý sự quản lý của hệ thống theo một quy hoạch thống nhất.
Thứ ba: tài chính cho quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch
Tỉnh Bình Định cần thành lập “Quỹ quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch” và trực tiếp cung cấp tài chính, chủ yếu cho cấp giáo dục bắt buộc thông qua quản lý và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỉ lệ ban đầu cho quỹ quản lý nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp du lịch đóng góp bằng nộp thuế đào tạo, đóng góp cho quỹ quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch hoặc ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo. Nhìn chung, những cơ sở đào tạo nghề nghiệp nói chung, cơ sở đào tạo du lịch nói riêng đều hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí.
Thứ tư: cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành; đào tạo theo nhu cầu xã hội
Do tác động mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, các nước đều chuyển hướng mạnh từ đào tạo đại trà sang đào tạo chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong du lịch; nhu cầu đào tạo du lịch phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận và tổng quan một số công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực ngành du lịch và kinh nghiệm của của một số quốc gia cũng như của một số tỉnh trong nước trong quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch.
Hệ thống các khái quát chung về quản lý nhân lực ngành du lịch, bao gồm:
- Khái niệm nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực - Đặc điểm, vai trò quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch
- Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch - Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định ở chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH