Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 90 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành du

cho sự quản lý.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi để quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Bình Định, theo dự báo nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, các dự án đầu tư và phân kỳ đầu tư cho các mốc thời gian 2020, 2025. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, lộ trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch.

3.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

- Thứ nhất, quản lý giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Bình Định

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xu hướng hiện đại, Bình Định cần thực hiện cuộc cải cách và quản lý toàn diện nền giáo dục theo hướng:

+ Đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp. Từ nhiều năm nay, tỉnh Bình Định vẫn duy trì phương pháp giảng bài truyền thống: thầy giảng trò ghi chép, giáo viên chỉ chú trọng đến việc thông tin đầy đủ những nội dung cần truyền đạt theo quy định trong chương trình và chủ yếu giảng lý thuyết, ít gắn với thực hành; nội dung, chương trình đào tạo chậm đổi mới; số

lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt ở các cơ sở đào tạo nghề còn yếu và thiếu. Vì vậy, làm cho người học thụ động, chỉ biết lắng nghe, ghi chép, học thuộc nên đã ảnh hưởng đến năng lực tư duy độc lập và sự vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học sau khi được tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc, đòi hỏi các cơ quan, doanh nghiệp và phải đào tạo lại. Do đó, trong thời gian tới, để giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu trước hết cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể:

Về phương pháp dạy học: 1) Tuyên truyền để cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải tập trung trí tuệ, thời gian cho việc đổi mới phương pháp dạy học; 2) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cho giáo viên về phương pháp dạy học hiện đại, nhằm tạo điều kiện để cán bộ giảng dạy học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với chuyên ngành đào tạo mà họ đảm nhiệm; 3) Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích giáo viên biên soạn chương trình, bài giảng thực hành, bài tập tình huống đưa vào phục vụ công tác giảng dạy;

Về nội dung, chương trình đào tạo: 1) Ở mỗi cấp và bậc đào tạo phải có chương trình khung thống nhất và phải được xây dựng phù hợp với xu thế quản lý của thời đại. 2) Phải thường xuyên cập nhật, bổ sung khi có sự thay đổi về công nghệ, về kỹ năng nghề nghiệp nhưng phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình xây dựng nội dung và chương trình của từng môn học.

Về đội ngũ giáo viên: 1) Căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên mà các cơ sở đào tạo tuyển sinh để tăng cường đội ngũ giáo viên một cách tương ứng; 2) Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới và

nâng cao trình độ cho giáo viên cho các cơ sở đào tạo; 3) Quan tâm nâng cao mức sống, điều kiện về nhà ở và điều kiện làm việc cho giáo viên nhằm đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định để họ chuyên tâm cống hiến vì sự nghiệp giáo dục.

+ Đa dạng hóa các chương trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần thu thập ý kiến của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức quản lý, hiệp hội,... để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Nghiên cứu để tiến tới xây dựng chương trình đào tạo cho từng vị trí công việc trong Công nghiệp du lịch. Đặc biệt, cần có chương trình đào tạo riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình chung của các khoá học cần tăng thực hành, thực tập tại các khách sạn; các Trường Trung học cần xây dựng chương trình đào tạo liên thông giữa các bậc từ thấp đến cao. Cần linh hoạt trong việc bố trí thực tập để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thực tập tốt hơn. Cải tiến chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh du lịch & lữ hành và Quản trị khách sạn theo hướng: tăng thêm tỷ lệ số học phần các môn chuyên ngành, có một tỷ lệ nhất định các môn học chuyên sâu được lựa chọn theo nhu cầu của sinh viên, bổ sung nội dung đào tạo về kỹ năng thực hành. Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực riêng cho các cơ sở kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức đào tạo theo hướng đa nghề, đa kỹ năng phù hợp với yêu cầu bố trí lao động linh hoạt tại các cơ sở kinh doanh đó.

- Xây dựng các chương trình đào tạo để mở các ngành đào tạo mới như: dịch vụ spa; tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo; dịch vụ thể thao trên biển,...

- Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật chuyên ngành khách sạn, nhà hàng.

- Rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo hàng năm trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi môi trường, quy mô và đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực.

Cần chú ý đầu tư đến công tác đào tạo ngoại ngữ cho lực lượng lao động thuộc lĩnh vực này, kỹ năng giao tiếp của nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch với khách ảnh hưởng khá lớn đến sự đánh giá về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng cung ứng loại hình sản phẩm đặc biệt này.

+ Tăng cường cơ sở vật chất của các đơn vị đào tạo nghề. Tập trung đầu tư, nâng cấp Trường Cao đẳng Bình Định, mở rộng quản lý Khoa Du lịch, Trường Đại học Quy Nhơn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động của ngành du lịch. Mặt khác, cần đa dạng hóa hình thức đào tạo theo hướng tăng kỹ năng thực hành cho học viên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng.

Khuyến khích các Trung tâm dạy nghề lồng ghép các chương trình, dự án tài trợ theo hướng xã hội hóa quản lý dạy nghề để mở các khóa dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành du lịch như: Các khóa đào tạo nghề theo định hướng thị trường về du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Bình Định và Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên tỉnh Bình Định…

Tiếp tục tăng mức đầu tư trang thiết bị phù hợp với tiến bộ của công nghệ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các học viên và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

+ Đa dạng hóa loại hình, phương thức đào tạo nghề du lịch: Quy mô đào tạo chính quy của các cơ sở dạy nghề ở tỉnh Bình Định không thể đủ cung cấp lao động cho các cơ sở kinh doanh trong điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh các phương thức đào tạo khác như đào tạo tại chức, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo năng lực, đào tạo theo hợp đồng... Cần tranh thủ các nguồn vốn đào tạo qua các kênh như đào tạo nghề nông thôn,

đào tạo nghề theo các dự án tài trợ và đào tạo liên kết để tạo thêm nguồn nhân lực cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.

Hình thành kỹ năng mềm cho học sinh – sinh viên (HSSV).

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng mềm cho HSSV, tổ chức cho HSSV tham gia các câu lạc bộ (ngoại ngữ, khiêu vũ,...).

- Tổ chức cho HSSV tham gia phục vụ các sự kiện của địa phương, của doanh nghiệp để có cơ hội rèn các kỹ năng qua thực tiễn và có thêm thu nhập.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo đa cấp, đa ngành, đào tạo theo địa chỉ... nhằm cung ứng nhu cầu đa dạng của các loại hình dịch vụ du lịch. Hoàn thiện các chương trình đào tạo nghề của ngành du lịch theo hướng gắn đào tạo nghề với việc làm, đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ nhằm tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh các khóa đào tạo nghề lưu động, đặc biệt các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ nhằm tạo thuận lợi cho người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tham gia các khóa học với những ngành nghề phù hợp; tạo cơ hội cho người lao động tại các địa phương có ngành du lịch phát triể ể tìm được việc làm phù hợp và ổn định.

Các cơ sở đào tạo cần cần bố trí thời gian thực tập của học sinh vào mùa cao điểm. Phối hợp với các doanh nghiệp để tạo cơ hội cho học sinh thực tập được tham gia đầy đủ các công việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ giáo viên cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và phương pháp giảng dạy. Hàng năm, các trường trung học và dạy nghề du lịch cần bố trí cho giáo viên đến thực tập tại các doanh nghiệp du lịch - khách sạn để cập nhật kiến thức, kỹ năng và hiểu rõ hơn nhu cầu đào tạo.

trình chuẩn, xây dựng kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp. Các trường du lịch cần phối hợp với các trường đào tạo quản lý khách sạn của các nước để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giám đốc khách sạn. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần gửi cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài đang làm công tác quản lý tại các khách sạn cao cấp kiêm công tác đào tạo tại chỗ nhằm giúp cán bộ quản lý sớm tiếp cận với công nghệ quản lý tiên tiến về du lịch - khách sạn.

+ Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục – đào tạo: Giáo dục- đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho quản lý nên ngoài nguồn vốn từ ngân sách của Trung ương, tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng dành một phần ngân sách của địa phương để đầu tư cho giáo dục – đào tạo.

Trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư, cụ thể: Tỉnh cần phải huy động sự đóng góp từ nhiều nguồn trên tinh thần khuyến khích đầu tư cho giáo dục – đào tạo bằng các chính sách thông thoáng nhằm tạo môi trường pháp lý để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế trong nước và cá nhân vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo như: mở các cơ sở đào tạo 100% vốn của nước ngoài, các trường tư thục, dân lập; Tỉnh cần có những hình thức biểu dương kịp thời các cá nhân, các tổ chức hiến đất, ủng hộ tiền, đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo.

Xây dựng danh mục dự án quản lý nguồn nhân lực du lịch để huy động ODA, FDI và các hình thức đầu tư khác. Sử dụng có hiệu quả các dự án đang thực hiện và hình thành, tiếp nhận các dự án khác phục vụ quản lý nhân lực ngành du lịch. Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác song phương, đa phương với các cơ sở đào tạo quốc tế, trong Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch ASEAN (ATTEN), Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á - Thái

Bình Dương (APETIT)...

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giảng viên thực tập: Đây là một lợi thế không chỉ có lợi cho sinh viên mà còn cả giảng viên chuyên ngành du lịch. Khi nhà trường và doanh nghiệp có tiếng nói chung, cùng đồng hành thì “học đi đôi với hành” mới thể hiện hết giá trị vốn có của nó. Doanh nghiệp du lịch tạo điều kiện cho sinh viên vừa học, vừa thực tập. Như vậy, sau khi ra trường số sinh viên này có thể làm được việc ngay mà không còn bỡ ngỡ với kiến thức đã học ở trường.

Điều quan trọng là trong quá trình sinh viên học tập, doanh nghiệp có cơ hội tuyển chọn lao động đạt yêu cầu đề ra mà không tốn chi phí cũng như thời gian đào tạo lại.

Trong các kỳ thực tập, nhà trường cần hợp tác với doanh nghiệp tăng tính thực tế, phát huy được lợi ích của loại hình đào tạo này. Ở đó, doanh nghiệp sẽ trình bày rõ các nhiệm vụ mà sinh viên cần làm, tiêu chí đánh giá, thông báo kết quả thực tập của sinh viên cho giảng viên phụ trách. Bên cạnh đó, nhà trường thông báo yêu cầu, mục tiêu,… thực tập cho doanh nghiệp để điều chỉnh nội dung thực tập phù hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập và tiếp nhận kiến thức thực tiễn.

- Thứ hai, nâng cao tình trạng sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của người lao động

Để có nguồn nhân lực trong ngành du lịch đạt chất lượng cao đáp ứng những mục tiêu của tỉnh, bên cạnh những giải pháp về giáo dục - đào tạo, tỉnh cũng cần quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động theo hướng:

+ Quản lý mạng lưới y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế: Tổ chức mạng lưới y tế rộng khắp từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thôn, bản đi đôi với việc tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, tránh tình trạng quá tải ở tuyến tỉnh; tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế và các nguồn lực khác để đầu tư hoàn thiện các thiết chế của Trung tâm y tế chuyên sâu; Sở Y tế và các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động cần tổ chức khám định kỳ hàng năm cho nhân dân và người lao động.

+ Cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy quá trình trưởng thành lành mạnh và tăng trưởng chiều cao của thế hệ trẻ hiện tại mà còn có thể duy trì, bảo tồn ưu thế di truyền chủng tộc cho các thế hệ tiếp theo. Vì vậy tỉnh Bình Định cần:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn hàng ngày; tiến hành khảo sát thực trạng dinh dưỡng và nghiên cứu thực đơn dinh dưỡng hàng ngày hợp lý cho đối tượng học sinh tiểu học để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho học sinh.

- Thành lập một số trung tâm dự báo về quản lý chiều cao thân thể và hướng dẫn dinh dưỡng cho mọi người, nhất là các bà mẹ; tuyên truyền và vận động người dân thay đổi dần thói quen sử dụng phân hoá học bằng phân hữu cơ trong trồng trọt, thuốc kích thích, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi... gây tổn hại đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)