6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định
đoạn 2020-2025
Mục tiêu tổng quát đến năm 2025 là quyết tâm đưa du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp cao, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu... Đồng thời quản lý du lịch theo hướng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường. Đến năm 2025, đưa Bình Định trở
thành một trong những điểm đến trọng điểm, hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 là xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những địa phương có ngành du lịch quản lý nhanh và toàn diện nhất của cả nước; đổi mới cơ chế chính sách quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên nghiệp cho lao động ở mỗi doanh nghiệp.
Để đáp ứng mục tiêu nêu trên, đội ngũ lao động trong ngành du lịch phải được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đến tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ này. Điều này thể hiện ở việc, từ đội ngũ quản lý Nhà nước, đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp và đội ngũ lao động trực tiếp phải được trang bị kiến thức chuyên môn sâu về du lịch, đảm bảo tạo nên một đội ngũ mạnh về nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch và sự quản lý của ngành du lịch tỉnh Bình Định. Những mục tiêu cụ thể được đặt ra:
Thứ nhất, quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch đảm bảo về số lượng và chất lượng, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, thể hiện:
+ 100% cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 100% giáo viên được đào tạo và chuẩn hoá; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ đảm bảo cơ sở đào tạo hiện đại.
+ Năm 2020 nhu cầu lao động là 12.500 lao động, trong đó có 10.500 lao động trực tiếp.
+ Năm 2025 nhu cầu lao động là 20.500 lao động, trong đó có 17.500 lao động trực tiếp.
Thứ hai, Trong năm 2018-2019, thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đào tạo ngành đào tạo về du lịch tại Đại học Quy Nhơn với hai ngành là Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành và Quản trị khách sạn, xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch mạnh về năng lực cũng như chất lượng để đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch của địa phương. Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch ở tỉnh hướng tới đủ năng lực cạnh tranh, uy tín về chất lượng đào tạo để vươn ra nước ngoài hợp tác, liên kết đào tạo.
Thứ ba, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự quản lý của ngành du lịch. Quản lý du lịch trước hết phải nâng cao nhận thức của người dân bản địa về du lịch và lợi ích từ hoạt động du lịch mang lại. Làm cho người dân hiểu về du lịch một cách đơn giản tự nhiên, hiểu được lợi ích du lịch tác động đến cuộc sống của họ và có những hành động tích cực đóng góp quản lý du lịch địa phương nói riêng cũng như quản lý du lịch của toàn ngành.
Các doanh nghiệp và bản thân người lao động cần phải hiểu rõ vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực đối với chất lượng của sự quản lý ngành du lịch để từ đó có ý thức hơn trong việc tự hoàn thiện mình và nâng cao các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch.