Hoạtđộngchăm sóc củađiều dưỡngtrênngười bệnhphẫu thuật tuyến giáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡngtại bệnh viện nội tiết tw năm 2018 (Trang 57 - 65)

giáp tại Bệnh Viện Nội tiết Trung Ươngnăm 2018

4.1.1. Công tác đón tiếp người bệnh vào viện.

Công tác tiếp đón NB khi vào khoa có ý nghĩa hết sức quan trọngdo đem lại cho NB cảm giác thuận tiện hơn và yên tâm tin tưởng hơn vào việc chăm sóc và điều trị, tạo ấn tượng tốt cho người bệnh ngay giai đoạn đầu lúc mới nhập viện, đặc biệt là với người bệnh vào viện để phẫu thuật tuyến giáp. NB có nhu cầu được phẫu thuật tuyến giáp khi vào khoa thường tỉnh táo, khỏe mạnh và nhu cầu hiểu biết về kiến thức của người bệnh đòi hỏi ĐD phải giải thích kỹ lưỡng hơn.

Kết quả đánh giá của NB cho thấy, 93,6% NB được đón tiếp chu đáo khi vào khoa điều trị; 93,3% NB được điều dưỡng hướng dẫn đầy đủ các thủ tục hành chính; 92,6% ĐD hướng dẫn NB về quyền lợi và nghĩa vụ khi nằm viện. Có được kết quả trên là do BV đã triển khai áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc NB trong BV vào thực tế[9], nội dung thông tư đã được phổ biến tới tất cả các cán bộ trong Bệnh viện Nội tiết trung ương đặc biệt là ĐD để thực hiện góp phần nâng cao ý thức thực hành của ĐD. Bên cạnh đó, các khoa đã phân công ĐD làm công tác thường trực đón tiếp, hướng dẫn giải thích quyền và nghĩa vụ của NB trong quá trình nằm viện. Công tác cấp quần áo, chăn ga gối, dụng cụ phục vụ NB cũng được BV giao cho các khoa tự quản lý và cung cấp cho NB tại khoa nên hầu như NB được đảm bảo đầy đủ và kịp thời ngay từ khi vào khoa điều trị.

Kết quả đánh giá chung cho công tác đón tiếp NB thông qua đánh giá của NB đạt 90.9%.Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu củaLain Ghiwet and CS Kalayou Kidanu (2014), khoa Điều dưỡng, trường Đại học khoa học sức khỏe tại Mekelle University, Tigray, North Ethiopia cho thấy 44% NB mong đợi ĐD không cáu gắt, quát mắng, 40% NB mong đợi ĐD thân thiện, hòa

nhã, giúp đỡ NB[37]. Và cũng cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 tại BV Y học cổ truyền trung ương chỉ đạt 78,9% và Nguyễn Thùy Châu[16] năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa là 88%. Kết quả này lại thấp hơn nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh[21] năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 95,8% NB đánh giá được đón tiếp đạt yêu cầu.Lý giải về vấn đề này là do đối tượng NB tại bệnh viện Hữu Nghị là cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước, là đối tượng chính sách nên các ĐD có ý thức hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Kết quả này là tương đối tốt so với nhân lực hiện có tại khối Ngoại của Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương và một số bệnh viện khác cùng nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những thống kê ban đầu nên cũng còn hạn chế về mặt so sánh, qua đó chúng tôi nhận thấy công tác tiếp đón người bệnh tại các khoa ngoại đang có chiều hướng làm hài lòng NB. Kết quả đánh giá chung vẫn còn 9,1% NB đánh giá chưa đạt. Điều này xảy ra là do NB vào viện đông, vào khoa muộn sau giờ hành chính. ĐD đôi lúc còn nhiều việc dồn một lúc, NB vào viện có quá nhiều các thủ tục hành chính cần phải ghi chép hoặc do chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ này. Từ kết quả này đặt ra yêu cầu trong thời gian tiếp theo cần tiếp tục chuẩn hóa công tác đón tiếp NB tại khối ngoại tốt hơn nữa.

4.1.2. Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh điều trị phẫu thuật tuyến giáp tại tại Bệnh viện Nội tiết trung ương hiện nay. Việc hướng dẫn, giáo dục sức khỏe được các ĐD thực hiện thường xuyên và liên tục như việc làm thường quy trong quy trình chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp cho người bệnh ngay tại khoa phòng. Hướng dẫn NB ăn uống, làm vệ sinh cá nhân, luyện tập vận động đề phòng các biến chứng sau phẫu thuậtvìphẫu thuật tuyến giáp khá là đặc thù. Kết quả phẫu thuật không chỉ ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình nằm viện, mà có những trường hợp còn ảnh hưởng lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về sau đặc biệt là đối với những người bệnh phải cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh thiếu hoomone tuyến giáp vĩnh viễn phải uống hocmon thay thế. Với mục đích truyền

thông giúp người bệnh hiểu được vấn đề tuân thủ chỉ định của BS dùng hocmon thay thế nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, Điều dưỡng các khoa ngoại đã thực hiện nghiêm túc quy định của Bệnh viện về hướng dẫn cho NB khi ra việnvà qua kết quả khảo sát của viện Chiến lược sức khỏe Bộ Y tế 2016 tỷ lệ hài lòng khi ra viện của NB chiếm 94,6%.

Trong các tiêu chí của nội dung công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB, kết quả cao nhất đạt 95,9% là tiêu chí NB được giải thích tác dụng và cách dùng thuốc, mục đích của việc sử dụng thuốc và xét nghiệm trong quá trình điều trị và kết quả thấp nhất là 94,7%NB được hướng dẫn về chế độ sinh hoạt, lao động trong khi điều trị và sau khi ra viện. Kết quả tổng hợp chung cho thấy 90,4% được NB đánh giá đạt yêu cầu. Tỷ lệ này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến[30] năm 2013 tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp với 90,6% và Đào Đức Hạnh[18]năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình với 90,7%được NB đánh giá công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu Dương Thị Bình Minh[21]năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 66,2% và Nguyễn Thùy Châu [16]năm 2014 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với 81,3% NB đánh giá ĐD thực hiện công tác này đạt yêu cầu.Kết quả này được đánh giá là do công tác tư vấn giáo dục sức khỏe thực hiện theo đúng qui trình điều dưỡng của BV và là một mục tiêu hoạt động trong bảng kế hoạch chăm sóc nên đội ngũ ĐDđã có ý thức coi đây là một việc làm thường qui hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác tư vấn GDSK còn một số hạn chế với 9,6% NB đánh giá chung chưa đạt yêu cầu. Theo đánh giá của Nguyễn Thị Xuân[30] tại Bệnh viện Đa khoa Mê Linh năm 2014: thứ nhất là do ĐD đa phần là có tuổi đời còn trẻ nên kiến thức, trình độ và kinh nghiệm về giáo dục sức khỏe còn chưa được tốt, thứ hai là do các thủ tục hành chính và việc thực hiện y lệnh chiếm nhiều thời gian nên ĐD không đủ thời gian dành cho công tác này.Kết quả nghiên cứu của Aghakhani năm 2012 tạiBV của Đại học y khoa Urmia cũng cho thấy hầu hết các ĐD (73,6%) không ý thức về tầm quan trọng của giáo dục NB và cho rằng GDSK cho NB không phải là nhiệm vụ của họ, cơ sở vật chất trong BV không đủ

và thiếu thời gian là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra sự hạn chế trong công tác GDSK của điều dưỡng[34].Những vấn đề tồn tại trên đã gợi ý cho chúng tôi có những đề xuất với lãnh đạo BV nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc.

4.1.3. Công tác chăm sóc về tinh thần cho người bệnh

Người bệnh phải phẫu thuật thường có tâm lý lo lắng vì vậy việc hỗ trợ cho NB truớc và sau khi phẫu thuật là hết sức quan trọng. Công việc này không những giúp NB cảm thấy yên tâm trong điều trị, cảm thấy được tôn trọng trong điều trị, nó còn thể hiện được trình độ văn hóa cần có của ĐD. Theo đánh giá của NB, công tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB của ĐD được NB đánh giá cao ở cả 4 nội dung: Tỷ lệ NB đánh giá điều dưỡng giải thích rõ về tình trạng bệnh trước khi phẫu thuật chiếm đến 95,4%. ĐD quan tâm, chia sẻ về bệnh tật hỏi thăm sức khỏe của người bệnh khi đi buồng chiếm tỉ lệ 93,7% và người bệnh được điều dưỡng viên giải thích, động viên khi tiến hành làm thủ thuật chiếm tỉ lệ 94%.Trong giao tiếp, cư xử với người bệnh, đa phần điều dưỡng viên đều có những thái độ, hành vi tôn trọng người bệnh tỷ lệ này chiếm đến 93,8%. Tỷ lệ đánh giá chung công tác chăm sóc hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB theo tiêu chuẩn đánh giá của nghiên cứu đạt yêu cầu lên tới 90,2%. Tỷ lệ này tương đương so với nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện YHCT Hà Nội là 90,2%. Nhưng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga[22] năm 2015 tại Bệnh viện Phổi TW với 78,8%, Nguyễn Thùy Châu[16]năm 2014 Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa với 83,2% và Nguyễn Thùy Trâm[29]2014 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre là 69,5%. Tuy nhiên lại thấp hơn nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh[21]năm 2012 tại BV Hữu Nghị với 94,9% và Đào Đức Hạnh[18] năm 2015 tại Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 là 93,3% NB đánh giá đạt yêu cầu. Có thể lý giải sự cao hơn này là do BV Hữu Nghị phục vụ đối tượng chính là các cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước, BV Trung ương Quân đội 108 phục vụ đối tượng chính là các cán bộ chiến sĩ và NB bảo hiểm y tế quân đội, quân hưu nên phải đáp ứng nhu cầu của NB tốt hơn.

Để đạt được kết quả như trên Bệnh viện cũng như các khoa phòng đã rất quan tâm đến việc đào tạo về kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ ĐD với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức các lớp học, lồng ghép giáo dục tâm lý tiếp xúc trong các hoạt động tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên.. tổ chức các cuộc thi ĐD giỏi thanh lịch nhằm tôn vinh nét đẹp của người ĐD trong giao tiếp ứng xử. Tỷ lệ 9,8% NB nhận xét chưa đạt cho thấy với tính chất là chuyên khoa ngoạicủaBệnh viện Nội tiết trung ương, các ĐD cần có sự thấu hiểu hơn nữa vềtâm lý của NB, tỷ lệ này cho thấy BV cũng cần phải mời các giảng viên có kinh nghiệm về đào tạo cho ĐD các kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ tâm lý cho NB liên quan đến chuyên khoa nội tiết và rối loạn chuyển hóa.

4.1.4. Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh.

Người bệnh sau PTTGđa phần thuộc diện CS cấp II và theo quy định của thông 07/2011/TT - BYT, CS vệ sinh cá nhân cho NB hàng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải sẽ do NB làm dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và được hỗ trợ khi cần[9].Cả 3 nội dung trong công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân được NB đánh giá cao, NB được hướng dẫn làm vệ sinh cá nhân và thay đổi quần áo hàng ngày chiếm tỷ lệ 94,5%; Trước khi phẫu thuật NB được ĐD hướng dẫn làm vệ sinh cá nhân và thay quần áo mới sạch chiếm tỷ lệ 91,2% và sau khi phẫu thuật NB được ĐD hướng dẫn cách làm vệ sinh hàng ngày chiếm tỷ lệ 92,8%.

Tuy vậy kết quả phát vấn NB cho thấy, vẫn còn 12,7% NB đánh giá chung về công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Đức Hạnh[18]năm 2015 Viện Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Quân đội 108 với 24,5% và Bùi Thị Bích Ngà tại Bệnh viện YHCT Hà Nội là 33,3% NB đánh giá không đạt. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến[31] tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Nông nghiệp năm 2013 với tỷ lệ NB đánh giá công tác chăm sóc vệ sinh cho NB không đạt yêu cầu là 2,3%. Tỷ lệ trong nghiên cứu của Chu Thị Hải Yếnthấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do tính chất của khoa Hồi sức cấp cứu là yêu cầu chăm sóc toàn diện 24/24 giờ.

4.1.5. Công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh.

Chế độ ăn và hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh đóng một phần quan trọng của quá trình điều trị,đặc biệt tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương, chế độ ăn còn góp phần quyết định điều trị một số bệnh như: Đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid,điều này lại càng quan trọng khi người bệnh phẫu thuật có mắc kèm theo một trong những bệnh trên. Chính vì vậy, vai trò tư vấn, giám sát, hỗ trợ NB của các ĐD về chế độ ăn và dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh được giải thích, hướng dẫn chế độ ăn theo bệnh tật đạt 94,2 %, tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến[31]năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 94,4%. Tỷ lệ này cao hơn nhiểu so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga[22]năm 2015 tại bệnh viện Phổi TW là 59,9%. Tuy nhiên vẫn còn 10,3% NB đánh giá chung về công tác CS dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu, lý giải cho kết quả này do Bệnh viện chưa triển khai được hết chế độ ăn bệnh lý đến từng các khoa vì vậy NB ăn uống do người nhà tự chuẩn bị. Hiện tại ĐD mới chỉ hướng dẫn NB ăn uống chứ chưa kiểm soát được chế độ ăn của người bệnh điều này tương đối giống như nhận xét qua phỏng vấn các ĐD.

4.1.6. Công tác chăm sóc hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ

Hỗ trợ điều trị là một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng của điều dưỡng. Theo thông tư 07/2011/TT - BYT nhiệm vụ của ĐD định kỳ đi buồng bệnh để lắng nghe và đáp ứng các nhu cầu của người bệnh, trong quá trình đi buồng bệnh kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố làm tăng hiệu quả của điều trị. Công tác hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ được NB đánh giá khá cao cho cả 12 tiêu chí của nội dung công tác với kết quả thấp nhất cũng đạt 91,4% là khi có thắc mắc hoặc không rõ, NB được ĐD giải thích cụ thể rõ ràng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐD đó là “Bảo đảm uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của ĐDV, hộ sinh viên”( Điều 10 chương II Thông tư 07/2011/TT-BTY) được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ 91,6%

sốNB được Đ D cho uống thuốc tại giường trước sự chứng kiến của ĐD. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (2011) tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương là 58,3% và thấp hơn nghiên cứu của Chu Thị Hải Yến năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 99,3% do nghiên cứu này được tiến hành tại khoa HSCC và NB được chăm sóc toàn diện còn nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện nội tiết trung ương,người bệnh đến phẫu thuật đa phần có kèm theo các bệnh về rối loạn chuyển hóa, thuốc dùng cho NB được chia làm nhiều lần trong ngày, kèm với nhân lực ĐD mỏng nên ĐD không đảm bảo được chứng kiến được hết việc NB uống thuốc.

Tuy nhiên đánh giá chung cho công tác này đạt 91,6%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh [19](2013) tại Bệnh viện Hữu Nghị là 90,3%, Nguyễn Thị Bích Nga[20](2015)tại Bệnh viện Phổi TW là 82,1% và Chu Thị Hải Yến[32]năm 2013 tại khoa HSCC bệnh viện Nông Nghiệp là 89,3%. Nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Phùng Thị Phương[21] tại Bệnh viện Quân Y 354 năm 2013 là 93,1% vàĐào Đức Hạnh[14] năm 2015 tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Quân Đội 108 là 94%.

Tuy nhiên vẫn còn 8,4%NB đánh giá chung ĐD chưa đạt yêu cầu trong công tác này. Điều này cũng có thể do số lượng NB đông, BS điều trị cho thuốc muộn, ĐD đi lĩnh thuốc, làm thủ tục cho NB ra viện, nhân lực ĐD mỏng. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu có thể do số ít ĐD đã không thực sự có ý thức khi thực hiện những quy định này mặc dù các hoạt động này không có gì khó khăn, không đòi hỏi điều dưỡng phải có tay nghề cao mà chỉ đòi hỏi sự nghiêm túc, cẩn thận và chi tiết khi thực hiện, vì vậy lãnh đạo các khoa cũng cần quan tâm chấn chỉnh.Đối với các tiêu chí như: Chào hỏi, giới thiệu tên của mình không đầy đủ, khi được hỏi ĐD lý giải vì đã đeo thẻ nhân viên và có treo bảng tên ĐD và BS điều trị ngay tại cửa buồng bệnh.

Điều này cho thấy cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo bệnh viện về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡngtại bệnh viện nội tiết tw năm 2018 (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)