Tình hình củaBệnh viện Nội Tiết Trung Ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡngtại bệnh viện nội tiết tw năm 2018 (Trang 25)

BV Nội tiết Trung ương được thành lập theo Quyết định số 906/QĐ - BYT ngày 16/9/1969 của Bộ Y tế, là BV chuyên khoa đầu ngành về Nội tiết – RLCH trong phạm vi toàn quốc.

Hiện nay, BV là Bệnh viện chuyên khoa hạng I tuyến trung ương, có 02 cơ sở với 40 khoa/phòng chức năng và 681 cán bộ, viên chức.

- Cơ sở 1: Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội với tổng diện tích gần 6000m2 được xây dựng từ những năm 1980, trong giai đoạn 2016 -2020 dự kiến sẽ xây dựng thành Trung tâm kỹ thuật cao.

- Cơ sở 2: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội với tổng diện tích 17000m2 được đưa vào hoạt động từ năm 2012 với cơ sở hạ tầng khang trang, kiên cố và trang thiết bị hiện đại.

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, BV Nội tiết trung ương thực sự đã trở thành BV chuyên khoa hàng đầu của cả nước về lĩnh vực nội tiết và RLCH. Số lượng NB đến khám và điều trị ngày càng tăng, từ năm 2011 đến nay công suất sử dụng giường bệnh đều vượt kế hoạch được giao, từ quy mô 600 giường bệnh nay đã tăng lên 1018 giường[3]. BV đã triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tiên tiến, hiện đại; phát triển quy mô cả về cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh về nội tiết và RLCH của nhân dân. Trong công tác dự phòng, BV phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện thành công dự án quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu hụt iốt và hiện đang triển khai dự án phòng chống bệnh đái tháo đường trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời BV cũng là đầu mối của các nghiên cứu hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Phẫu thuật tuyến giáp đã trở thành kỹ thuật mũi nhọn của BV Nội tiết trung ương, được các BV trong nước và nhiều nước trong khu vực đến học tập và đánh giá cao. Tại BV hiệncó 3 khoa điều trị PT cho người mắcbệnh lý vềtuyến giáp: khoa Ngoại Chung, Khoa Phẫu Thuật Tuyến Giáp, Khoa Kỹ Thuật Cao. Cả 3 khoa đều được thành lập từ năm 2013 với tiền thân từ khoa Ngoại cũ được thành lập cách đây

15 năm, theo sự phân công cả 3 khoa đều có nhiệm vụ: lập kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện khám và điều trị NB ngoại khoa, chăm sóc hậu phẫu và các chỉ định khác, ngoài ra còn nhận trách nhiệm công tác giảng dạy cho các học viên trong và ngoài nước về kỹ thuật mổ tuyến giáp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu định lượng *Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh phẫu thuật tuyến giáp được thông báo ra viện vào thời điểm nghiên cứu

*Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Người bệnh câm điếc, người bệnh không minh mẫn về tinh thần.

2.1.2. Nghiên cứu định tính

- Điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp tại thời điểm nghiên cứu

- Điều dưỡng trưởng khoa: là người trực tiếp chỉ đạo, theo dõi giám sát và chịu trách nhiệm về chăm sóc người bệnh của khoa.

- Lãnh đạo khoa: là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của khoa.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Tại3 khoa Ngoại của BV Nội tiết trung ươngđang điều trị NBPTTG: Khoa Ngoại Chung, Khoa Phẫu Thuật Tuyến Giáp, Khoa Kỹ Thuật Cao.

Địa chỉ: 215 Đường Ngọc Hồi, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Hà Nội Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2018.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính

Nghiên cứu định lượng tiến hành trước nhằm đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡng.

Nghiên cứu định tính tiến hành sau để có được đánh giá, giải thích sâu hơn của người quản lý, điều dưỡng về một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc của điều dưỡng qua người bệnh phẫu thuật tuyến giáp.

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng

2.4.1.1. Cỡ mẫu cho phỏng vấn người bệnh

Cỡ mẫu được tính theo công thức

= ( ) (1 − )

Trong đó:

n: là cỡ mẫu cần nghiên cứu.

p = 0,6 ước tính tỷ lệ người bệnh đánh giá “đạt” về công tác chăm sóc theo dõi NB PTTG tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương năm 2018

( ) = 1,96 (Độ tin cậy là: 95%) d = 0,05 (Sai số dự kiến là: 5%)

Với các dữ liệu trên áp dụng vào công thức, ta có số NBsau PTTG cần để điều tra là:

n = [1,962 x 0,6x (1 – 0,6)]/0,052 = 368 người bệnh

Để dự phòng có người bệnh không tham gia, có phiếu không sử dụng được chúng tôi lấy tăng thêm 10% cỡ mẫu, tổng số NB cần điều tra là 405 người. Tuy nhiên trong quá trình phát vấn điều tra một số NBtự nguyện xin tham gia vào nghiên cứu do đó số phiếu tăng lên 417 và không bỏ đi phiếu nào.

2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định tính

2.4.2.1. Phỏng vấn sâu:

Tổ chức 06 cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng thuộc 03 khoa được chọn: khoa Ngoại Chung, khoa Phẫu thuật tuyến giáp, khoa Kỹ Thuật Cao.

- 03 cuộc phỏng vấn với 03 lãnh đạo khoa (LĐK).

- 03 cuộc phỏng vấn với 03 điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK).

2.4.2.2. Thảo luận nhóm:

Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm với38ĐDtham gia CSNB phẫu thuật tuyến giáp tại thời điểm nghiên cứuđược lấy từ 3 khoa:khoa Ngoại Chung, khoa Phẫu thuật tuyến giáp, khoa Kỹ Thuật Cao. (10 ĐD còn lại làm công tác hành chính không trực tiếp chăm sóc người bệnh và đang nghỉ chế độ thai sản, nghỉ trực)

- Thảo luận nhóm 1(TLN1) gồm có 15ĐDcó trình độ ĐH, CĐ và thâm niên trên 5 năm công tác.

- Thảo luận nhóm 2(TLN2) gồm có 23 ĐDcó trình độ trung cấp và thâm niên dưới 5 năm công tác.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Thu thập số liệu định lượng 2.5.1. Thu thập số liệu định lượng

2.5.1.1. Số liệu thứ cấp

Bộ công cụ thu thập số liệu về nhân lực, trình độ chuyên môn củaĐD (Phụ lục 2) là bảng tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo nhân lực, báo cáo chuyên môn, các khoa: khoa Ngoại Chung, khoa Phẫu thuật tuyến giáp, khoa KỹThuật Cao tháng 1, 2, 3 năm 2018và báo cáo tổng kết của các khoa năm2017 (nguồn số liệu này do học viên trực tiếp thu thập)[3],[4],[5].

2.5.1.2.Thu thập thông tin từ người bệnh phẫu thuật tuyến giáp về hoạt động chămsóc của điều dưỡng.

Phỏng vấn NB đã được chọn ngẫu nhiên hệ thống trong danh sách những NB phẫu thuật tuyến giáp ra viện trong ngày.

* Bộ công cụ thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn NB phẫu thuật tuyến giáp được xây dựng dựa trên 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc NB theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Bộ câu hỏi gồm 2 phần: thông tin chung của NB và các nội dung của hoạt động CS điều dưỡng (Tiếp đón NB; tư vấn, hướng dẫn GDSK cho NB; hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho NB; CS hỗ trợ NB vệ sinh hàng ngày; CS dinh dưỡng hỗ trợ NB ăn uống; hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh; theo dõi, đánh giá NB)[9] - (Phụ lục 2). Bộ câu hỏi này tham khảo từ bộ câu hỏi của Chu Thị Hải Yến[31]nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động CSNB phẫu thuật tuyến giáp tại BV Nội Tiết Trung ương. Những nội dung đã chỉnh sửa là:

- Phần tư vấn GDSK, CS dinh dưỡng, CS hỗ trợ vệ sinh: Chỉnh sửa các câu hỏi cho phù hợp đặc điểm NB phẫu thuật tuyến giáp.

*Bộ câu hỏi đã được điều tra thử nghiệm trên 15 NB và có chỉnh sửa sau khi thử nghiệm. Nội dung chỉnh sửa sau thử nghiệm là rút ngắn gọn câu hỏi phần chăm sóc vệ sinh cá nhân.

* Điều tra viên(ĐTV) là 02cán bộ của phòng Điều dưỡng BV đã được phổ biến về nội dung nghiên cứu, được tập huấn về thực hành phỏng vấn NB và thống nhất cách điều tra.

* Số liệu được thu thập theo phương pháp phát vấn: NB phẫu thuật tuyến giáp sau khi đã hoàn tất thủ tục thanh toán ra viện, ĐTV mời NB tham gia trả lời phỏng vấn tới một phòng riêng ở khoa. Điều tra viên thông báo mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn NB cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định.

* Điều tra viên thu phiếu điều tra sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong, kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp lại cho giám sát viên là học viên.

2.5.2. Thu thập số liệu địnhtính.

2.5.2.1. Phỏng vấn sâu:

- Bộ công cụ thu thập số liệu: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo các khoa, ĐDtrưởng các khoa (Phụ lục 2). Phiếu hướng dẫn này có tham khảo phiếu hướng dẫn của Chu Thị Hải Yến [31] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động CSNB phẫu thuật tuyến giáp tại BV Nội tiết trung ương.

- Học viên đã đặt lịch hẹn người được phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn, lãnh đạo các khoa, ĐDT các khoa. Các cuộc phỏng vấn này đã được thực hiện vào thời gian thích hợp theo lịch hẹn tại phòng làm việc của người được phỏng vấn và có tiến hành ghi âm. Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp phỏng vấn, ghi biên bản phỏng vấn và gỡ băng.

2.5.2.2. Thảo luận nhóm

- Bộ công cụ thu thập số liệu: Phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 2). Phiếu hướng dẫn này có tham khảo phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm của Chu Thị Hải Yến [31] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động CSNB phẫu thuật tuyến giáp tại BV Nội tiết trung ương.

- Thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện với các đối tượng là ĐDtrực tiếp CSNBphẫu thuật tuyến giáp. Các cuộc thảo luận nhóm này được tổ chức tại phòng giao ban của BV. Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều do nghiên cứu viên chủ trì, một thư ký để ghi chép lại diễn biến của cuộc thảo luận và ghi âm cuộc thảo luận.

2.6. Các biến số nghiên cứu:

2.6.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu thu thập từ phỏng vấn người bệnh

STT Biến số/ Chỉ số Định nghĩa Loại

biến PP thu thập

1 Tuổi Số tuổi hiện có của người bệnh; được tính bằng công thức sau: tuổi = 2018- năm sinh.

Rời rạc Phỏng vấn

2 Giới tính Giới tính của người bệnh: 1. Nam

2. Nữ

Nhị phân

Phỏng vấn

3 Dân tộc Dân tộc của người bệnh Danh

mục

Phỏng vấn

4 Nghề nghiệp Hình thức công việc hiện tại mà người bệnh đang làm, gồm các giá trị sau: Học sinh/sinh viên; Lao động chân tay; Lao động trí thức; Già- hưu trí.

Danh mục

Phỏng vấn

5 Học vấn Trình độ học vấn hiện tại của người bệnh, gồm các giá trị sau: không biết chữ, tiểu học/THCS, THPT, CĐ/ĐH.

Danh mục

Phỏng vấn

6 Nơi cư trú Khu vực hiện nay người bệnh đang sinh sống, gồm các giá trị sau: Thành phố/thị xã; Nông thôn; Miền núi.

Danh mục

2.6.2. Nội dung chăm sóc của điều dưỡng thu thập từ phỏng vấn người bệnh.

STT Biến số/ Chỉ số Định nghĩa Loại

biến

PP thu thập

1 Đón tiếp khi vào viện Điều dưỡng thực hiện các thủ tục tiếp nhận người bệnh vào khoa

Thứ bậc Phỏng vấn

2 Tư vấn giáo dục sức khỏe

Điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe hằng ngày

Thứ bậc Phỏng vấn 3 Chăm sóc về tinh thần Điều dưỡng an ủi động viên

người bệnh

Thứ bậc Phỏng vấn 4 Chăm sóc vệ sinh cá

nhân

Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân

Thứ bậc Phỏng vấn 5 Chăm sóc về dinh

dưỡng

Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn chế độ ăn uống

Thứ bậc Phỏng vấn 6 Hỗ trợ điều trị và phối

hợp thực hiện y lệnh của bác sỹ

Điều dưỡng thực hiện các y lệnh được bác sỹ đưa ra

Thứ bậc Phỏng vấn

7 Theo dõi đánh giá người bệnh

Điều dưỡng theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh.

Thứ bậc Phỏng vấn

2.6.3. Thông tin của nhân viên y tế thu thập từ các báo cáo

STT Biến số/ Chỉ số Định nghĩa Loại

biến PP thu thập

1 Nhân lực Người tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe

Danh mục

Sốliệu thứ cấp

2 Trình độ chuyên môn Là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục y tế mà ĐD đã theo học.

Thứ bậc Số liệu thứ cấp 3 Thâm niên công tác Số năm ĐD đi làm tại BV Rời rạc Số liệu thứ

cấp 4 Đào tạo liển tục CSNB

trong 2 năm gần đây

Là các khóa đào tạo ngắn hạn mà ĐD được học về CSNB

Số liệu thứ cấp 5 Giường bệnh thực kê Số giường đang được kê hiện

có tại khoa

Số liệu thứ cấp 6 Số người bệnh tại thời

điểm nghiên cứu

Số NB đang được nằm điều trị tại khoa

Số liệu thứ cấp

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá

*Việc đánh giá các nội dung CS khi khảo sát ý kiến NB về công tác CSNB phẫu thuật tuyến giáp của ĐDvới 03 mức độ đánh giá, được xếp theo thứ tự 1, 2, 3:

1. Thực hiện tốt (ĐD thực hiện được đầy đủ các nội dung CS theo câu hỏi) 2. Thực hiện nhưng chưa đầy đủ (ĐD chỉ thực hiện được một phần nội dung chăm sóc theo câu hỏi)

3. Không thực hiện(ĐD không thực hiện được các nội dung CS theo câu hỏi) *Mức độ hoàn thành được phân thành 02 nhóm: “Đạt’ và “Không đạt” được tính như sau:

- Mục A: Tiếp đón NB gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 03 câu (Al - A3) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”

- Mục B: Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB gồm 06 câu hỏi, được tính Đạt” khi cả 06 câu (Bl – B6) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”.

- Mục C: CSvề tinh thần cho NB gồm 04 câu hỏi, được tính Đạt” khi cả 04 câu (C1 – C4) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”.

- Mục D: CS hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân gồm 03 câu hỏi, tính Đạt” khi cả 03 câu (D1 – D3) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”.

- Mục G: CS về dinh dưỡng cho NB gồm 03 câu hỏi, tính Đạt” khi cả 03 câu (G1 –G3) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”.

- Mục H: Hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của BS, gồm 12 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 12 câu (H1 – H12) đều được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ một câu mức độ 2 tính “Không đạt”.

- Mục I: Theo dõi đánh giá người bệnh, gồm 03 câu hỏi, được tính “Đạt” khi cả 03 câu (từ I1 – I2) được NB đánh giá đạt mức độ 1. Chỉ 01 câu được NB đánh giá đạt mức độ 2 tính “Không đạt”.

2.8. Phương pháp phân tích sốliệu 2.8.1. Số liệu định lượng 2.8.1. Số liệu định lượng

- Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào phântích. - Nhập số liệu bằng phần mềm Stata 12.0.

- Phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm Stata 12.0

- Phần mô tả: Thể hiện tần số và tỷ lệ % của các biến trong nghiên cứu.

2.8.2. Số liệu địnhtính

Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và gỡ băng, thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm được phân tích bằng phương pháp phân tích theo chủ đề, nhữngýkiếntiêubiểuđượctríchdẫnđểminhhọatrongphầntrìnhbàykếtquả.

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiêncứu

Nghiên cứu này được thực hiện sau khi được sự cho phép của hội đồng đạo đức trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương.

Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục tiêu và nội dung của nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của đối tượng nghiêncứu.

Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban Giám đốc BV quan tâm và ủng hộ. Kết quả nghiên cứu được phản hồi với Ban lãnh đạo Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương, kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CSNB phẫu thuật tuyến giáp của ĐDviên tại các khoa trong BV.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số 2.10.1. Sai số 2.10.1. Sai số

Nghiên cứu có một số câu hỏi đòi hỏi đối tượng nghiên cứu phải nhớ lại các nhu cầu đã có và các hoạt động chăm sóc đã được thực hiện.

Nghiên cứu định tính có thể có hạn chế về thông tin do kỹ năng điều hành thảo luận, ý kiến của đối tượng mang tính chủ quan.

2.10.2. Biện pháp khắc phục

Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng và chỉnh sửa để bảo đảm câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh phẫu thuật tuyến giáp của điều dưỡngtại bệnh viện nội tiết tw năm 2018 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)