thuật tuyến giáp.
3.3.1. Nhân lực điều dưỡng
Bảng 3.6. Các số liệu về nhân lực và giường bệnh các khoa
Nội dung Khoa lâm sàng Bác sỹ Điều dưỡng Tỷ lệ BS/ĐD Giường thực kê Số NB tại thời điểm NC Tỷ lệ ĐD/NB (TTLT 08 BNV- BYT) Tỷ lệ BS/ Đ D 1/3-3,5 Khoa Ngoại Chung 7 13 1/1,8 63 63 1/4,8 Khoa Phẫu thuật tuyến giáp 9 20 1/2,2 96 96 1/4,4 Khoa kỹ thuật cao 9 15 1/1,6 58 58 1/3,9 Tổng số 25 48 1/1,9 217 217 1/4,5
Với tổng số 48 ĐD trên 217 giường bệnh thực kê của các khoa ngoại và tỷ số ĐD/giường bệnh là 1/4,5[3],[4],[5]. Với số lượng 217 giường bệnh theo tỷ lệ 1,35 nhân viên/1 giường bệnh (qui định tại thông tư 08/2007/TTLTBYT-BNV) thì tổng số lượng nhân viên phục vụ tương ứng là 293 nhân viên [8]. Cũng theo thông tư này số lượng nhân viên lâm sàng chiếm 60-65% tổng số biên chế, trong đó tỷ lệ 1 BS/ĐD là 1/3-3,5. Tính ra số lượng nhân viên cần có của khối ngoại là khoảng 176 người (khoảng 44 BS,
132 ĐD và hộ lý). Như vậ (25 BS, 48 ĐD, 4 hộ lý) thì s
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan gi
Nhận xét:Theo biể NB thiếu và mất cân đố
nhưng tỷ lệ ĐD/NB là 1/4,8; khoa k 3,9; chính vì vậy chất lượ
trạng NB không hài lòng.
ậy so với số lượng 77 nhân viên của các khoa n lý) thì số lượng ĐD còn tương đối thấp.
i liên quan giữa điều dưỡng chăm sóc với giườ
ểu đồ 3.10 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ ĐD chăm sóc lâm sàng ối giữa các khoa như: Khoa Ngoại Chung NB n
NB là 1/4,8; khoa kỹ thuật cao CSNB đơn giản hơn th ợng CS không được đồng đều giữa các khoa nên x không hài lòng.
a các khoa ngoại hiện nay
ờng thực kê
D chăm sóc lâm sàng i Chung NB nặng hơn n hơn thì tỷ lệ là 1/ a các khoa nên xảy ra tình
Bảng 3.7. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng các khoa Trình độ CM Khoa ĐD đại học ĐD cao đẳng ĐD trung cấp Tổng Trung cấp Ysỹ chuyển
đổi
Khoa ngoại chung 03 01 09 00 13
Khoa phẫu thuật tuyến giáp
03 01 13 03 20
Khoa kỹ thuật cao 03 02 10 00 15
Tổng (n=48) 09 04 32 03 48
Tỷ lệ % 18,8 8,3 66,7 6,2 100
Trong tổng số 48 ĐD tại 3 khoa ngoại Bệnh viện Nội Tiết đang nghiên cứu, chỉ có 9 ĐD tốt nghiệp đại học chiếm 18,8%, 4 tốt nghiệp cao đẳng ĐD, còn lại 32 ĐD tốt nghiệp trung cấp, 3 ĐD được chuyển đổi từ y sỹ[3],[4],[5].
Bảng 3.8. Thâm niên công tác và đào tạo liên tục của điều dưỡng
Nội dung Khoa
Thâm niên công tác Đã được đào tạo liên tục CSNB trong 2 năm gần đây. Trên 5
năm
Dưới 5
năm Có Không
Khoa ngoại chung (n=13) 5 8 8 5
Khoa PTTG (n= 20) 7 13 12 8
Khoa kỹ thuật cao (n = 15) 6 9 9 6
Tổng (n=48) 18 30 29 19
Tỷ lệ % 37,5 62,5 60,4 39,6
Bảng 3.8 cho kết qủa như sau, tỷ lệ ĐD trên 5 năm chiếm 37,5% đây là số ĐD đã có kinh nghiệm nhất định trong công tác chăm sóc NB, tỷ lệ 62,5% dưới 5 năm là tỷ lệ của các ĐD mới ra trường kinh nghiệm chưa có nhiều nên có những mặt hạn chế trong CS người bệnh PTTG. Tỷ lệ ĐD đã được đào tạo liên tục CSNB nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong 2 năm gần đây chiếm 60,4%.
Mặc dù việc đào tạo ĐD ở nước ta đang trong giai đoạn hội nhập khối Asean nên dẫn đến những bất cập vì có nhiều trường cùng tham gia đào tạo nhưng cơ sở thực hành chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng một số ĐD thiếu kỹ năng CSNB, mặt khác một số ĐD mới đi làm hầu như phải cầm tay chỉ việc. Để khắc phục tình trạng trên, BV và khoa đã tổ chức các lớp đào tạo liên tục nâng cao trình độ cho ĐD, đặc biệt đào tạo định hướng cho ĐD mới nhận công tác. Hiện tại các ĐD có trình độ cao đẳng và đại học cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình, qua phân tích cho thấy về khách quan, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của đội ngũ ĐD, đó là tình trạng mỏng về nhân lực, thiếu về kinh nghiệm và sự quá tải NB. Yếu tố khách quan này cùng với yếu tố chủ quan là ý thức học tập, nâng cao trình độ của các ĐD còn thiếu tích cực. “Các trường đào tạo khác nhau nhất là các ĐD mới đi làm chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo về chuyên ngành nội tiết, trình độ chuyên môn phần lớn lại là ĐD trung cấp nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả chăm sóc người bệnh”(LĐK - PTTG).
3.3.2. Điều kiện làm việc.
Với 48 ĐD, số liệu trên còn tính cả 3 ĐDT của 3 khoa và mỗi khoa một ĐD làm công tác hành chính không trực tiếp CSNB, ĐD tại các khoa đa phần là nữ giới, lại ở lứa tuổi sinh đẻ, với nhiều lý do nghỉ: thai sản, con ốm, chế độ không trực đêm do con nhỏ cùng với số điều dưỡng đi học, nghỉ phép, đi công tác, ước tính trong giờ hành chính mỗi ĐD phải CSkhoảng từ 10-15 NB. Tuy nhiên ngoài giờ hành chính, trong giờ trực và những ngày nghỉ lễ tết, mỗi khoa chỉ có từ 1-2 ĐD trực làm việc cho nên áp lực của ĐD rất cao và cũng chưa có quy định về chế độ cho các ĐD đến làm vào những ngày nghỉ lễ, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả CS và theo dõi NB. Bên cạnh đó, số lượng y lệnh phải thực hiện cho NB và nhiều loại thuốc phải thực hiện bằng đường tiêm, truyền, thay băng rút dẫn lưu, các công việc này cũng làm mất rất nhiều thời gian của ĐD cho nên ĐD không đủ thời gian cho các hoạt động khác, đây cũng là áp lực lớn của ĐD. “ Khoa chị mấy năm nay, năm nào cũng mấy bạn nghỉ thai sản, có thêm em nào con ốm nữa nghỉ nữa là hôm đó chỉ có phát thuốc với tiêm truyền không là cũng hết ngày rồi” ( ĐDTK – kỹ thuật cao).
3.3.3. Quan tâm của lãnh đạo
Để công tác CSNB đạt kết quả tốt, ngoài trình độ chuyên môn cũng như ý thức, năng lực của người điều dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị... trong đó phần quan trọng không kém là sự quan tâm sát sao, động viên kịp thời của lãnh đạo khoa và bệnh viện, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo khoa.
Hàng năm ĐD đều được bệnh viện mở các lớp đào tạo liên tục, định hướng về chuyên ngành, cập nhật các kiến thức mới, các ĐD trong khoa thay phiên nhau đi học. Phỏng vấn sâu các lãnh đạo khoa cũng khẳng định“Khoa thường xuyên nhắc nhở đối với các bạn ĐD nói chung và chỉ đạo đối với ĐD trưởng, những chương trình về đào tạo hay những lớp học nâng cao, khoa luôn tạo điều kiện tối đa cho các bạn tham gia để phục vụ tốt cho NB”( LĐK- Kỹ thuật cao). “Dưới sự chỉ dạo chung của bệnh viện, để kịp thời nâng cao trình độ của ĐD, các ĐD có nhu cầu học tập nâng cao trình độ khoa luôn sẵn sàng tạo điều kiện để các bạn tham gia. Hiện nay bệnh viện đã liên kết với trường Cao đẳng y tế Hà Nội mở lớp học tại bệnh viện”( LĐK – PTTG).
Ngoài việc cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và cơ sở vật chất, trang thiết bị thì công tác kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng rất rõ đến công tác chăm sóc NB của ĐD. Để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc NB, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra, giám sát của BV cũng như tại các khoa là không thể thiếu được. Hàng tháng, phòng ĐD cũng có lịch kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc NB của ĐD nhưng cũng mới chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở mà chưa có khen thưởng, động viên và xử phạt cho việc thực hiện các nhiệm vụ của ĐD. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu bởi các lãnh đạo khoa và ĐDT bằng hình thức đi buồng hàng ngày. “Việc kiểm tra công tác chăm sóc người bệnh sau mổ thường xuyên bằng cách đi buồng. Đánh giá các diễn biến của người bệnh trong khoa để có những chỉ đạo kịp thời và qua đó đánh giá được kết quả công tác chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh”(LĐK – Kỹ thuật cao). Công tác kiểm tra giúp cho hoạt động chăm sóc NB đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn và qui định chuyên
môn. Thực tế hiện nay công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng đa số thực hiện vào giờ hành chính, còn trong giờ trực và ngày nghỉ thì chưa triển khai.
3.3.4. Phối hợp với đồng nghiệp
Để nâng cao hiệu quả công tác ĐD thì bên cạnh sự quan tâm, kiểm tra sát sao, lãnh đạo khoa cũng cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, công bằng; bệnh viện đảm bảo được đời sống cho cán bộ ĐD để an tâm công tác. Sự phối hợp giữa các đồng nghiệp với nhau và giữa các khoa phòng trong bệnh viện cũng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc NB. Nhìn chung, sự phối hợp giữa ĐD với ĐD, ĐD với BS rất tốt được các ĐD đánh giá cao, điều đó đã được thể hiện qua đánh giá của ĐDTK về sự phối hợp điều dưỡng và bác sĩ: “Về phía khoa chúng tôi phân công điều dưỡng cùng với bác sĩ, phụ trách chung một nhóm người bệnh nào đó để cho bác sĩ và điều dưỡng có điều kiện phối hợp với nhau tốt hơn"(ĐDTK- PTTG). Còn sự phối hợp điều dưỡng với nhau cũng nhận được sự đánh giá tốt của lãnh đạo khoa.“Phối hợp giữa điều dưỡng với điều dưỡng thì nhìn chung là tốt, chị em trong khoa cũng nhìn nhau mà làm, cũng biết công việc của mình làm, tự giác phối hợp với nhau, tự phân công nhau là người nọ làm việc nọ người kia làm việc kia"(LĐK- ngoại chung).
Đôi khi sự phối hợp giữa các khoa phòng cũng gặp nhiều khó khăn nhưviệc thay đổi danh mục cung cấp thuốc cung cấp thuốc của khoa Dược khiến BS và ĐD phải mất thời gian điều chỉnh, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian chờ đợi, đi lại và công việc của ĐD và cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả công tác chăm sóc NB. Điều này được thể hiện qua ý kiến các ĐD tham gia thảo luận nhóm: “NB đang dùng thuốc này điều trị, đến ngày hôm sau khoa Dược hết lại đổi sang thuốc khác” (TLN2).
Việc hệ thống mạng bệnh viện vận hành đôi lúc còn chậm và chưa được hoàn chỉnh làm ĐD phải đi lại giải quyết mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.“Buổi sáng khi BS cho thuốc thì máy tính với máy in lại không
hoạt động, có gọi nhân viên phòng công nghệ thông tin đến sửa nhanh cũng mất nửa tiếng”( TLN1).
Nhìn chung việc cung cấp trang thiết bị phục vụ công việc chăm sóc điều dưỡng đảm bảo đầy đủ và kịp thời. Điều này cũng phù hợp với ý kiến trong phỏng vấn sâu ĐDTK: “Các trang thiết bị cơ bản cần cho chăm sóc NB đều đảm bảo đầy đủ, khi cần sửa chữa hay thay thế lãnh đạo BV cũng như các phòng liên quan rất tạo điều kiện”(ĐDT- Ngoại chung).
Chương 4 BÀN LUẬN