Thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 27 - 32)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiền thân là Nhà thương Thái Bình. Được thành lập năm 1903, trải qua hơn 110 năm xây dựng và phát triển. Vào năm 2007 Bệnh viện đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành của tỉnh; trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn lực y tế. Bệnh viện cũng là nơi chi viện chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh trong tỉnh.

Từ một Nhà thương chỉ với 20 y, bác sỹ, người phục vụ và khám chữa những bệnh thông thường, đến nay bệnh viện có gần 1400 cán bộ, công nhân viên chức, có 330 bác sỹ trong đó có 21 Tiền sỹ BSCKII, 112 thạc sỹ BSCKI , 600 điều dưỡng trong đó có 1 thạc sỹ, 110 điều dưỡng đại học, 80 kỹ thuật viên. Và có khoảng 70 cán bộ là cán bộ của trường Đại học Y và cao đẳng Y Thái Bình làm việc kiêm nhiệm tại bệnh viện. Bệnh viện có 44 khoa phòng và 02 trung tâm. Bệnh viện đã đầu tư, liên doanh, liên kết nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị như hệ thống X.quang số hóa, chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner), cộng hưởng từ (MRI), nội soi chẩn đoán dạ dày - tá tràng, nội soi phế quản…; hệ thống máy mổ nội soi các chuyên khoa tai mũi họng, ngoại tổng hợp, ngoại tiết niệu, chấn thương…

Nhiều kỹ thuật y học chuyên sâu được áp dụng, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Đặc biệt thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình được chuyển giao nhiều kỹ thuật cao từ các Bệnh viện hạt nhân, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến và tình trạng quá tải tại tuyến Trung ương. Từ năm 2013 đến nay, trong đề án Bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình nhiều kỹ thuật cao, như: xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp cắt lạnh, kỹ thuật chuyên khoa ung bướu. Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình còn tiếp nhận các gói kỹ

thuật phức tạp từ Bệnh viện Việt Đức, như: gây mê hồi sức trong mổ bệnh nhân đa chấn thương, phẫu thuật vết thương mạch máu ngoại vi.

Vào tháng 8 năm 2017 bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình lần đầu tiên thực hiện trực tiếp chuyển giao thành công từ Bệnh viện Tim Hà Nội kỹ thuật chụp động mạch vành, can thiệp nong và đặt stent động mạch vành cho tới nay đã gặt hái được nhiều thành công, những năm tiếp theo bệnh viện tiếp tục triển khai thêm những kỹ thuật chuyên sâu chuyên ngành tim mạch như can thiệp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, can thiệp động mạch chi dưới…. Năm 2019 bệnh viện đã chuyển giao thành công kỹ thuật phẫu thuật tim hở: Thay van hai lá, thay van động mạch chủ từ bệnh viện E. Vào năm 2020 bệnh viện thực hiện ca mổ phẫu thuật tim đầu tiên bằng công nghệ 3D và đến này Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên sở hữu dàn máy 3D hiện đại này

Hình 2.1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Đứng trước sự phát triển không ngừng của chuyên ngành tim mạch của tỉnh Thái Bình, cũng như của cả nước, trung tâm tim mạch được thành lập vào

tháng 1 năm 2020 từ tiền thân là khoa nội tim mạch. Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập gồm 5 khoa, 1 phòng gồm: Khoa Can thiệp tim mạch; Khoa Phẫu thuật tim mạch – lồng ngực; Khoa Nội tim mạch; Khoa Khám bệnh và Thăm dò chức năng tim; Khoa Cấp cứu, hồi sức tim mạch và Phòng kế hoạch tổng hợp – chỉ đạo tuyến. Với phương châm hoạt động “Trân trọng nhịp đập trái tim bạn”, Trung tâm tập trung vào 3 mũi nhọn: tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch và cấp cứu chăm sóc tích cực tim mạch. Với quy mô 150 giường bệnh, triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, sự ra đời của Trung tâm Tim mạch ghi dấu bước tiến mới, quan trọng trong ngành tim mạch Thái Bình, góp phần giảm số bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Vào đầu năm 2019 khoa nội tim mạch cũng đã triển khai thành công kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch bằng năng lượng sóng có tần số radio đánh giấu bước phát triển quan trọng trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, giúp nâng cao hiệu quản điều trị cũng như giảm thiểu bệnh nhân chuyển tuyến giúp giảm thiểu quá tải tuyến trên.

Về công tác điều dưỡng: Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình hiện có 24

khoa lâm sàng và 02 trung tâm có giường bệnh, Bệnh viện đã thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện từ năm 2003 với mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện theo đội hiện đã được triển khai và thực hiện tại các khoa lâm sàng trong Bệnh viện.

Hình 2.3. Công tác chăm sóc người bệnh

Ngày 26/01/2011, Thông tư số 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện của Bộ Y tế được ban hành. Hội đồng Điều dưỡng bệnh viện và Ban kiểm tra công tác chăm sóc người bệnh được thành lập, đánh giá lại công tác điều dưỡng theo nội dung của

Thông tư trước khi thực hiện. Kết quả cho thấy, sự quá tải người bệnh cục bộ tại một số khoa lâm sàng dẫn đến công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được chú trọng; việc ghi chép hồ sơ bệnh án còn thiếu sót; người bệnh chăm sóc cấp I chưa được điều dưỡng trực tiếp chăm sóc như: xoay trở phục hồi chức năng, vệ sinh cá nhân; công khai thuốc tại giường bệnh chỉ có một số khoa thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Bệnh viện chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng vì vậy công tác đánh giá còn mang tính chung, thiếu chứng cứ. Hiện tại tại trung tâm tim mạch nơi tôi đang công tác đang duy trì nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh toàn diện, triển khai phát thuốc tận giường tới các khoa, phục hồi chức năng sớm, lấy người bệnh làm trung tâm, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức.

Hình 2.4. Góc truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông giáo dục sức khỏe giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nâng cao nhận thức về bệnh, biết được những biến chứng của bệnh, các phương pháp điều trị của bệnh và có vai trò đặc biệt quan trọng song hành cùng với điều trị và chăm sóc người bệnh. Đối với các bệnh mạn tính hiện đang điều trị tại trung tâm tim mạch chúng tôi như suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tĩnh mạch mạn tính thì việc truyền thông giáo dục sức khỏe còn phải để cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)