Biểu đồ 3.13 : Lý do ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị
Nhận xét:
Nhóm nguyên nhân theo bệnh nhân khiến cho ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị là do lý do khách quan như khoảng cách địa lý, không có người đưa đi chiếm 42%, có 6.2% bệnh nhân nghĩ bệnh ít biến chứng
Chương 4 BÀN LUẬN 1. Về đặc điểm chung.
- Tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới ở giới nữ chiếm tới 72.8%, còn giới nam chỉ có 28.2%, tỷ lệ mắc bệnh giới nữ/giới nam là 4.5.
Như chúng ta đã biết, ở giới nữ do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ Progesterone, thai nghén tác động lên thành tĩnh mạch, khối lượng cơ thấp, dùng giầy không phù hợp làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của tác giá Lê Duy Thành [11] nghiên cứu tại bệnh viện 108 thì tỷ lệ nữ/nam là 3.9.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương [6] nghiên cứu tại trung tâm tim mạch – Bệnh viện E cho kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh là nữ giới chiếm 73.9%, nam giới chiếm 26.1%.
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là: 52 ± 14.8.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương [6] thì độ tuối trung bình là 54.77 tuổi.
2. Thực trạng kiến thức và thái độ thực hành
Qua khảo sát 81 bệnh nhân được chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới, nhóm nghiên cứu thấy: Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân nhận thấy nhiều nhất là triệu chứng tức nặng chân, đau chân, giãn nổi tĩnh mạch dưới da. Điều này hoàn toàn phù hợp với các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh như: Thấy đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
Yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu là tuổi (88.9%), giới (77.8%), quá trình mang thai và môi trường sống. Theo tác giả Bùi Duy Thành [11] thì yếu tố nguy cơ chính là giới, quá trình thai nghén, độ tuổi, chế độ sinh hoạt.
Về phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới được có tới 75.3% bệnh nhân biết điều trị bằng phương pháp nội khoa và 71.6% bệnh nhân biết phương pháp điều trị bằng thủ thuật như điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng
laser hoặc bằng năng lượng sóng có tần số radio. Có tới 17.3% bệnh nhân không rõ phương pháp điều trị bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân không rõ phương pháp điều trị bệnh còn cao, và tỷ lệ bệnh nhân biết phương pháp điều trị còn chưa cao một phần là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân nhập viện trong giai đoạn muộn (Giai đoạn C3,C4), một số bệnh nhân đến với chúng tôi khi đã có biến chứng như loét da.
Có 62% bệnh nhân trả lời đúng 1 phần chế độ ăn và sinh hoạt của bệnh suy tĩnh mạch, có tới 27% bệnh nhân trả lời sai, và chỉ có 10% bệnh nhân trả lời đúng hoàn toàn chế độ ăn và sinh hoạt của bệnh. Theo tác giả Nguyễn Trường Sơn [14] thì bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổnthương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do: Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch... Tỷ lệ bệnh nhân không nắm được rõ chế độ ăn và sinh hoạt khiến cho tỷ lệ mắc bệnh cao, và khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Về tuân thủ phác đồ điều trị: Có 81.5% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị và 82.7% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn chế độ tái khám và theo dõi điều trị. Tuân thủ theo phác đồ điều trị được tính là tuần thủ về thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, đến chế độ dùng thuốc, chăm sóc sau can thiệp thủ thuật. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ không hoàn toàn 1 phần là do chưa biết rõ
hết mức độ nguy hại của bệnh, một số bệnh nhân có biểu hiện chủ quan về bệnh. Việc không tuân thủ phác đồ điều trị sẽ khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài hơn, tỷ lệ biến chứng do bệnh sẽ cao hơn và đặc biệt tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn nữa. Theo tác giả Lê Duy Thành [11] khả năng tái phát của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là khá cao có thể lên đến trên 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong điều trị như không uống thuốc đúng thời gian quy định, không đeo vớ y khoa vì cảm thấy vướng víu khi hoạt động, không thay đổi chế độ làm việc và chế độ ăn uống giàu chất xơ ít chất bột đường... và không tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Về thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày có 56% bệnh nhân đeo tất áp lực từ 8 – 16 giờ, và có tới 18% bệnh nhân có thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày < 8 giờ. Băng ép hay đi tất áp lực nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Bệnh nhân cần đeo tất áp lực tốt nhất là cả ngày, có thể bỏ ra khi tắm hoặc khi đi ngủ, thời gian đeo tất áp lực của bệnh nhân < 8 giờ sẽ không đủ hiệu quả để điều trị bệnh.
Có 35% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn chế độ ăn uống sinh hoạt sau khi điều trị, đặc biệt là sau khi được tiến hành can thiệp điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Việc không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ làm tăng tỷ lệ tái phát suy tĩnh mạch sau điều trị, đối với những trường hợp chưa điều trị sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và các biến chứng sẽ xảy ra trầm trọng hơn. Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt sau điều trị chiếm một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
Có 67.9% bệnh nhân đi tái khám khi có biểu hiện bất thường, có 29.6% bệnh nhân sẽ đi tái khám định kỳ, và có 2.5% bệnh nhân không đi tái khám. Ở nhóm bệnh nhân không đi tái khám lý do chủ yếu thường gặp là do yếu tố khách quan như: không có người dẫn đi, khoảng cách địa lý xa…Tái khám
định kỳ giúp bệnh nhân và bác sỹ theo dõi được diễn biến, tiến triển bệnh và phát hiện cả những trường hợp bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã điều trị bằng thủ thuật RF hoặc laser.
Vể thời gian đeo tất áp lực sau khi được điều trị bằng thủ thuật RF: Chỉ có 10% bệnh nhân sẽ đeo tất áp lực < 1 tháng, tỷ lệ đeo tất áp lực > 6 tháng chiếm 14%. Đeo tất áp lực nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Đối với bệnh nhân chưa được điều trị bằng thủ thuật RF thì việc đeo tất áp lực liên tục, suốt đời, còn đối với bệnh nhân đã được điều trị bằng thủ thuật RF thì bệnh nhân đeo tất áp lực trong khoảng thời gian 6 tháng sau khi điều trị bằng thủ thuật.
3. Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. hành tự chăm sóc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
3.1. Nguyên nhân
Những nguyên nhân gì khiến cho tỷ lệ bệnh nhân chưa có nhiều kiến thức về bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, tỷ lệ tái khám còn chưa cao, tỷ lệ tuân thủ theo phác đồ điều trị còn chưa cao, vẫn còn những bệnh nhân không đeo đủ thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày, và vẫn còn những bệnh nhân chỉ đeo tất áp lực sau điều trị < 1 tháng đó là nhận thức bệnh nhân về bệnh còn thấp:
- Theo biểu đồ 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không biết về các biến chứng của bệnh chiếm tới 22%, khi đã thiếu kiến thức về bệnh sẽ làm cho bệnh nhân chủ quan nghĩ là bệnh không nguy hiểm, ít biến chứng từ đó dẫn đến một số bệnh nhân không tuân thủ điểu trị.
- Theo biểu đồ 3.12 và 3.13 thì nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị và tái khám còn phải kể tới là do khoảng cách địa lý từ nhà đến bệnh viện còn xa, do không có người đưa đi tái khám, kinh phí không đủ. Nhưng không thể không nhắc tới nguyên nhân bệnh nhân thấy ổn định sau khi ra viện từ đó sinh ra chủ quan không đi tái khám định kỳ.
3.2. Một số giải pháp.
Thành công của việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất ngoài việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả mà còn phụ thuộc vào việc hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng bệnh tật và tuân thủ theo điều trị cùng các vấn đề phòng bệnh.
Một số giải pháp nhóm nghiên cứu xin được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng điều trị và tự chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới là:
Tăng cường truyền thông trên tivi, báo đài về những triệu chứng của bệnh, biến chứng của bệnh, các phương pháp điều trị bệnh từ đó giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm hơn trong cộng đồng.
Tại bệnh viện tổ chức các buổi sinh hoạt, truyền thông để cho bệnh nhân biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, những phương pháp điều trị bệnh, việc tuân thủ chế độ ăn sinh hoạt và điều trị bệnh.
Thành lập câu lạc bộ suy tĩnh mạch để bệnh nhân có môi trường trao đổi kiến thức và hiểu biết về bệnh.
Xin một số nguồn kinh phí tài trợ nhằm hỗ trợ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khan được tái khám định kỳ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020” ở 81 bệnh nhân được chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:
- Nhận thức bệnh nhân về bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới còn chưa đầy đủ, đặc biệt người bệnh còn những bệnh nhân không biết về chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp với bệnh, không biết các phương pháp điều trị bệnh, xem nhẹ việc tuân thủ điều trị và tái khám.
- Tỷ lệ thực hành chăm sóc bệnh, tỷ lệ tuân thủ điều trị và tái khám còn chưa cao do nhận thức hạn chế và người bệnh chưa nhìn thấy hết các khía cạnh của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Một phần cũng là do lý do khác quan như khoảng cách địa lý xa, không có người đưa đi tái khám, kinh phí không đủ …
KIẾN NGHỊ
1. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về bệnh, các biến chứng bệnh, các phương pháp điều trị bệnh và nhấn mạnh vai trò của việc tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Cao Việt Cường, (2012). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiêm xơ dạng bọt dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.Luận văn Thạc sỹ Y học ,Trường Đại Học Y Hà Nội
2. Phạm Thị Minh Đức, (2007). Sinh lý hệ tuần hoàn. Sinh lý học. NXB Y học, Hà Nội; tr.152-199
3. Phan Thị Hồng Hà, (2004). Khảo sát đặc điểm bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính ở người trên 50 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Võ Ngọc Huy, (2005). Phát hiện và phân tích một số đặc điểm suy tĩnh mạch mạn tính ở người cao tuổi tại phường Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Đinh Thị Thu Hương (2007). Suy tĩnh mạch. Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện tim mạch - Phòng chỉ đạo tuyến, tr. 652 – 666.
6. Nguyễn Thị Mai Hương (2018), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch bằng Laser và RF tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, Báo cáo tại hội nghị Tim mạch toàn quốc 2018.
7. Phạm Khuê, Phạm Thắng, (1998). Chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới. NXB Y học, Hà Nội; tr.47-107.
8. Trịnh Văn Minh, (2004). Giải phẫu người. tập 1, Nhà xuất bản Y học, hà Nội; tr.318-321.
9. Nguyễn Quang Quyền, (1996). Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới. Bài giảng giải phẫu học (tập 1), NXB Y học, tr.88 – 165.
10. Võ Văn Tần, (2001). Suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch nông. Tài liệu giảng dạy tim mạch sau đại học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,tr.56-66.
11. Lê Duy Thành (2016), Kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng song cao tần tại Bệnh viện TW QĐ 108, Báo cáo tại Đại hội Tim mạch toàn quốc năm 2016.
12. Cao Văn Thịnh, Văn Tần, (2001). Khảo sát tình hình phình giãn tĩnh mạch chi dưới ở người lớn trên 50 tuổi tại TP.Hồ Chí Minh. Báo cáo Hội thảo bệnh lý tĩnh mạch năm 1998.
13. Nguyễn Lệ Thủy, (2011). Khảo sát tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối tại BV Bạch Mai. Thư viện trường Đại học Y Hà Nội tr 52 – 56.
14. Nguyễn Trường Sơn, (2015). Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, Phòng chống bệnh nghề nghiệp, Bộ Y Tế.
15. Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trần Hoài Ân, (2017). Kết quả điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch, 2017, Hội nội tiết và đái tháo đường việt nam
16. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ, (2012), Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới, hội tim mạch việt nam
17. Lê Thị Thu Trang, Phạm Thắng, Nguyễn Trung Anh, (2016), nghiên cứu hiệu quản biện pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, tạp chí tim mạch học việt namsố 75,76- 2016 trang 131 TIẾNG ANH
18. Creayer M.A. (2002). Vascular diseaes of the extremities. Harrison's principles of internal medicine, 15th ed. Ma Graw - hill, New York; p. 1398 – 1406.
19. Abbade LP, Lastoria S, (2005). Venous ulcer: epidemiology, physiopathology, diagnosis and treatment. Int J Dermatol; 44(6):449-456. 20. Eberhardt RT, Raffetto JD, (2005). Chronic Venous Insufficiency.
Circulation; 111:2398-2409.
21. Perkins JMT. (2009). Standard varicose vein surgery. Phlebology; 24 (Suppl. 1): 34-41
22. Van J Iang, Solomon, Chiristie Ra, (2003). Recurrence after varicose vein surgery: a prospective long-term clinical study with duplex ultrasound scanning and air plethysmography. J Vasc Surg;38:935 – 943
23. Campbell WB, Vijay Kumar A, Collin TW, Allington KL, Michaels JA. (2003). The outcome of varicose vein surgery at 10 years: clinical findings, symptoms and patient satisfaction. Ann R Coll Surg Engl; 85:52- 7
24. Hinchliffe RJ, et al. (2006). A prospective randomised controlled trial of