Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 32)

tĩnh mạch chi dưới mãn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Trong những năm gần đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã không ngừng nỗ lực trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nói chung và chăm sóc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng nói riêng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân đối với các bệnh mạn tính đặc biệt như bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tiếp người bệnh và người nhà người bệnh.

Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp với những hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020 sau khi ý tưởng chuyên đề được thông qua bởi Hội đồng khoa học Nhà trường, chúng tôi đã khảo sát được 81 người bệnh đang nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện được chẩn đoán là suy tĩnh mạch chi dưới, có khả năng trả lời phiếu khảo sát và đồng ý tham gia khảo sát.

Thông tin từ các phiếu khảo sát được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS16.0. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của NB

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi và giới

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu (n = 81)

Số Lượng (n) Tỷ lệ %

Nam 22 27.2

Nữ 59 72.8

Nữ/Nam 4.5

Tuổi trung bình (năm) 52 ± 14.8

Nhận xét:

- Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới chiếm tỷ lệ tới 72.8%, tỷ lệ nữ/nam là 4.5 - Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu: 52 ± 14.8.

3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp

Bảng 3.2: Đặc điểm về nghề nghiệp

Nghề nghiệp Nhóm nghiên cứu (n = 81)

Số Lượng (n) Tỷ lệ % HSSV 2 2.5 Nông dân 9 11.1 Công nhân 32 39.5 CBCNVC 19 23.4 Lao động tự do 11 13.6 Khác 8 9.9 Nhận xét:

- Nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân chiếm tới 39.5%, nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất là học sinh, sinh viên.

3.2. Đặc điểm về kiến thức bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

3.2.1. Kiến thức về triệu chứng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.1: Kiến thức về triệu chứng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy triệu chứng được biết đến nhiều nhất là tức nặng chân, đa chân, giãn mao mạch và giãn nổi tĩnh mạch. Triệu chứng bệnh ít được biết đến nhất là loét chân.

3.2.2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.2: Kiến thức về yếu tố nguy cơ bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.2 cho thấy yếu tố nguy cơ bệnh được biết nhiều nhất là tuổi, môi trường sống và làm việc, không có bệnh nhân nào biết chủng tộc cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh.

3.2.3. Kiến thức về phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.3: Kiến thức về phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.3 cho thấy bệnh nhân biết đến phương pháp điều trị nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất 75.3%, có 17.3% không biết phương pháp điều trị bệnh.

3.2.4. Kiến thức về chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.4: Kiến thức về chế độ ăn và sinh hoạt bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy có 62% bệnh nhân trả lời đúng 1 phần về chế độ ăn và sinh hoạt, có 10% trả lời đúng hoàn toàn.

3.2.5. Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.5 cho thấy có 81.5% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn phác đồ điều trị, chỉ có 18.5% tuân thủ không hoàn toàn phác đồ điều trị.

3.2.6. Tỷ lệ tuân thủ theo dõi điều trị và tái khám bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Biểu đồ 3.6 : Tỷ lệ tuân thủ theo dõi điều trị và tái khám bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.6 cho thấy có 82.7% bệnh nhân tuân thủ theo dõi điều trị và tái khám, chỉ có 17.3% tuân thủ không hoàn toàn theo dõi điều trị và tái khám, không có trường hợp nào không tuân thủ theo dõi điều trị và tái khám.

3.3. Đặc điểm về thực hành tự chăm sóc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

3.3.1. Thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày.

Biểu đồ 3.7 : Thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.7 cho thấy có 56% bệnh nhân có thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày là từ 8 – 16 giờ, có 18% bệnh nhân có thời gian đeo tất áp lực < 8 giờ.

3.3.2. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ theo hướng dẫn về chế độ sinh hoạt.

Biểu đồ 3.8 : Tỷ lệ tuân thủ theo hướng dẫn về chế độ sinh hoạt.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.8 cho thấy có 35% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn: Gác cao chân khi nghỉ ngơi, tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động.

3.3.3. Tỷ lệ đi tái khám định kỳ.

Biểu đồ 3.9 : Tỷ lệ tái khám định kỳ.

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.9 cho thấy có 67.9% bệnh nhân đi tái khám khi có dấu hiệu bất thường, chỉ có 29.6% bệnh nhân đi tái khám định kỳ.

3.3.4. Thời gian đeo tất áp lực sau điều trị thủ thuật RF suy tĩnh mạch.

Biểu đồ 3.10 : Thời gian đeo tất áp lực sau điều trị thủ thuật RF

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.10 cho thấy 44% bệnh nhân đeo tất áp lực sau thủ thuật RF từ 3 – 6 tháng, chỉ có 10% bệnh nhân có thởi gian đeo < 1 tháng.

3.3.5. Tỷ lệ bệnh nhân biêt về những biến chứng của bệnh.

Biểu đồ 3.11 : Tỷ lệ bệnh nhân biết về những biến chứng bệnh suy tĩnh mạch

Nhận xét:

Qua biểu đồ 3.11 cho thấy 22% bệnh nhân không biết về các biến chứng của bệnh, 59% bệnh nhân biết một số biến chứng của bệnh

3.3.6. Lý do ảnh hưởng đến quá trình tái khám.

Biểu đồ 3.12 : Lý do ảnh hưởng đến quá trình tái khám

Nhận xét:

Nhóm nguyên nhân theo bệnh nhân ảnh hưởng đến quá trình tái khám là do sau điều trị thấy ổn định, không muốn đi tái khám chiếm tỷ lệ 28.4%, có 27.2% là do khoảng cách địa lý xa.

3.3.7. Lý do ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị.

Biểu đồ 3.13 : Lý do ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị

Nhận xét:

Nhóm nguyên nhân theo bệnh nhân khiến cho ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị là do lý do khách quan như khoảng cách địa lý, không có người đưa đi chiếm 42%, có 6.2% bệnh nhân nghĩ bệnh ít biến chứng

Chương 4 BÀN LUẬN 1. Về đặc điểm chung.

- Tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới ở giới nữ chiếm tới 72.8%, còn giới nam chỉ có 28.2%, tỷ lệ mắc bệnh giới nữ/giới nam là 4.5.

Như chúng ta đã biết, ở giới nữ do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ Progesterone, thai nghén tác động lên thành tĩnh mạch, khối lượng cơ thấp, dùng giầy không phù hợp làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của tác giá Lê Duy Thành [11] nghiên cứu tại bệnh viện 108 thì tỷ lệ nữ/nam là 3.9.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương [6] nghiên cứu tại trung tâm tim mạch – Bệnh viện E cho kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh là nữ giới chiếm 73.9%, nam giới chiếm 26.1%.

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là: 52 ± 14.8.

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương [6] thì độ tuối trung bình là 54.77 tuổi.

2. Thực trạng kiến thức và thái độ thực hành

Qua khảo sát 81 bệnh nhân được chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới, nhóm nghiên cứu thấy: Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân nhận thấy nhiều nhất là triệu chứng tức nặng chân, đau chân, giãn nổi tĩnh mạch dưới da. Điều này hoàn toàn phù hợp với các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh như: Thấy đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

Yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu là tuổi (88.9%), giới (77.8%), quá trình mang thai và môi trường sống. Theo tác giả Bùi Duy Thành [11] thì yếu tố nguy cơ chính là giới, quá trình thai nghén, độ tuổi, chế độ sinh hoạt.

Về phương pháp điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới được có tới 75.3% bệnh nhân biết điều trị bằng phương pháp nội khoa và 71.6% bệnh nhân biết phương pháp điều trị bằng thủ thuật như điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng

laser hoặc bằng năng lượng sóng có tần số radio. Có tới 17.3% bệnh nhân không rõ phương pháp điều trị bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân không rõ phương pháp điều trị bệnh còn cao, và tỷ lệ bệnh nhân biết phương pháp điều trị còn chưa cao một phần là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân nhập viện trong giai đoạn muộn (Giai đoạn C3,C4), một số bệnh nhân đến với chúng tôi khi đã có biến chứng như loét da.

Có 62% bệnh nhân trả lời đúng 1 phần chế độ ăn và sinh hoạt của bệnh suy tĩnh mạch, có tới 27% bệnh nhân trả lời sai, và chỉ có 10% bệnh nhân trả lời đúng hoàn toàn chế độ ăn và sinh hoạt của bệnh. Theo tác giả Nguyễn Trường Sơn [14] thì bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổnthương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do: Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch... Tỷ lệ bệnh nhân không nắm được rõ chế độ ăn và sinh hoạt khiến cho tỷ lệ mắc bệnh cao, và khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Về tuân thủ phác đồ điều trị: Có 81.5% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị và 82.7% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn chế độ tái khám và theo dõi điều trị. Tuân thủ theo phác đồ điều trị được tính là tuần thủ về thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, đến chế độ dùng thuốc, chăm sóc sau can thiệp thủ thuật. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ không hoàn toàn 1 phần là do chưa biết rõ

hết mức độ nguy hại của bệnh, một số bệnh nhân có biểu hiện chủ quan về bệnh. Việc không tuân thủ phác đồ điều trị sẽ khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài hơn, tỷ lệ biến chứng do bệnh sẽ cao hơn và đặc biệt tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn nữa. Theo tác giả Lê Duy Thành [11] khả năng tái phát của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là khá cao có thể lên đến trên 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong điều trị như không uống thuốc đúng thời gian quy định, không đeo vớ y khoa vì cảm thấy vướng víu khi hoạt động, không thay đổi chế độ làm việc và chế độ ăn uống giàu chất xơ ít chất bột đường... và không tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Về thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày có 56% bệnh nhân đeo tất áp lực từ 8 – 16 giờ, và có tới 18% bệnh nhân có thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày < 8 giờ. Băng ép hay đi tất áp lực nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Bệnh nhân cần đeo tất áp lực tốt nhất là cả ngày, có thể bỏ ra khi tắm hoặc khi đi ngủ, thời gian đeo tất áp lực của bệnh nhân < 8 giờ sẽ không đủ hiệu quả để điều trị bệnh.

Có 35% bệnh nhân tuân thủ hoàn toàn chế độ ăn uống sinh hoạt sau khi điều trị, đặc biệt là sau khi được tiến hành can thiệp điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Việc không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ làm tăng tỷ lệ tái phát suy tĩnh mạch sau điều trị, đối với những trường hợp chưa điều trị sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và các biến chứng sẽ xảy ra trầm trọng hơn. Tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt sau điều trị chiếm một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Có 67.9% bệnh nhân đi tái khám khi có biểu hiện bất thường, có 29.6% bệnh nhân sẽ đi tái khám định kỳ, và có 2.5% bệnh nhân không đi tái khám. Ở nhóm bệnh nhân không đi tái khám lý do chủ yếu thường gặp là do yếu tố khách quan như: không có người dẫn đi, khoảng cách địa lý xa…Tái khám

định kỳ giúp bệnh nhân và bác sỹ theo dõi được diễn biến, tiến triển bệnh và phát hiện cả những trường hợp bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã điều trị bằng thủ thuật RF hoặc laser.

Vể thời gian đeo tất áp lực sau khi được điều trị bằng thủ thuật RF: Chỉ có 10% bệnh nhân sẽ đeo tất áp lực < 1 tháng, tỷ lệ đeo tất áp lực > 6 tháng chiếm 14%. Đeo tất áp lực nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống xuyên, giảm đường kính của lòng tĩnh mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Đối với bệnh nhân chưa được điều trị bằng thủ thuật RF thì việc đeo tất áp lực liên tục, suốt đời, còn đối với bệnh nhân đã được điều trị bằng thủ thuật RF thì bệnh nhân đeo tất áp lực trong khoảng thời gian 6 tháng sau khi điều trị bằng thủ thuật.

3. Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. hành tự chăm sóc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

3.1. Nguyên nhân

Những nguyên nhân gì khiến cho tỷ lệ bệnh nhân chưa có nhiều kiến thức về bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, tỷ lệ tái khám còn chưa cao, tỷ lệ tuân thủ theo phác đồ điều trị còn chưa cao, vẫn còn những bệnh nhân không đeo đủ thời gian đeo tất áp lực trong 1 ngày, và vẫn còn những bệnh nhân chỉ đeo tất áp lực sau điều trị < 1 tháng đó là nhận thức bệnh nhân về bệnh còn thấp:

- Theo biểu đồ 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không biết về các biến chứng của bệnh chiếm tới 22%, khi đã thiếu kiến thức về bệnh sẽ làm cho bệnh nhân chủ quan nghĩ là bệnh không nguy hiểm, ít biến chứng từ đó dẫn đến một số bệnh nhân không tuân thủ điểu trị.

- Theo biểu đồ 3.12 và 3.13 thì nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị và tái khám còn phải kể tới là do khoảng cách địa lý từ nhà đến bệnh viện còn xa, do không có người đưa đi tái khám, kinh phí không đủ. Nhưng không thể không nhắc tới nguyên nhân bệnh nhân thấy ổn định sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sóc của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)