2.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của 2 xã nghiên cứu
- Vị trí địa lí.
- Đặc điểm địa hình, địa mạo. - Diện tích đất đai, diện tích rừng. - Tình hình dân số.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (giao thông, cơ sở hạ tầng….). - Khí hậu thời tiết.
2.4.2. Tìm hiểu các nguồn lực sản xuất của hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều
- Nguồn lực tự nhiên. - Nguồn lực vật chất. - Nguồn lực con người. - Nguồn lực xã hội. - Nguồn lực tài chính.
27
2.4.3. Tình hình chuyển đổi và đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều dân tộc Vân Kiều
- Quá trình chuyển đổi và đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều.
- Nhận xét về chuyển đổi và đa dạng hoá sinh kế của hộ gia đình dân tộc Vân Kiều.
- Những thay đổi về thu nhập và đời sống của hộ gia đình dân tộc Vân Kiều trong quá trình chuyển đổi và đa dạng hoá sinh kế.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi và da dạng hóa sinh kế. - Một số giải pháp đảm bảo sinh kế cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đã chọn 3 bản đó là bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân; bản Chân trôộng và bản Khe Cát xã Trường Sơn để khảo sát. Đây là các bản thuộc 2 xã miền núi của huyện Quảng Ninh, và là nơi có nhiều đồng bào dân tộc Vân Kiều của huyện đang sinh sống.
2.5.2. Mẫu nghiên cứu
- 60 hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều được chọn ngẫu nhiễn từ 3 bản nghiên cứu (mỗi bản 20 hộ) để thực hiện khảo sát nghiên cứu.
2.5.3. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của huyện, của 2 xã nghiên cứu; Niên giám thống kê hàng năm của huyện; các số liệu thống kê từ UBND xã, các bản, các sơ quan chức năng; Các báo cáo và nghiên cứu, bài viết có liên quan đến nội dung đề tài này
* Thu thập số liệu sơ cấp
+ Phỏng vấn hộ: Đã phỏng vấn 60 hộ sử dụng bảng hỏi phỏng vấn bán cấu trúc với các câu hỏi mở, để tìm hiểu một số thông tin:
- Thông tin chung về hộ: Số nhân khẩu, số lao động theo tuổi và giới, nghề nghiệp, trình độ văn hoá.
28
- Thông tin đời sống sinh hoạt của hộ: Tài sản vật chất, phương tiện sản xuất. - Các hoạt động sinh kế: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, NTTS, khác...
- Thu nhập từ các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rừng.
- Các yếu tố tác động đến các hoạt động sinh kế của hộ gia đình. - Tổng thu nhập, cơ cấu thu nhập theo các hoạt động sinh kế.
- Những khó khăn/yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế/đời sống của hộ. • Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn chủ tịch xã Trường Xuân, chủ tịch xã Trường Sơn, trưởng bản Lâm Ninh, trưởng bản Chân Trộông, trưởng bản Khe Cát, cán bộ khuyến nông xã Trường Xuân, cán bộ khuyến nông xã Trường Sơn, chủ tịch hội nông dân xã Trường Xuân, chủ tịch hội nông dân xã Trường Sơn, Chủ tich Hội Phụ nữ xã Trường Xuân, Chủ tich Hội Phụ nữ xã Trường Sơn, hộ nông dân chủ chốt để thu thập một số thông tin:
- Các hoạt động sinh kế chính của người dân trên địa bàn.
- Các chương trình, dự án hỗ trợ cho phát triển sản xuất của người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
- Nguồn thu chủ yếu của người dân trong địa phương.
- Những khó khăn, cản trở gì làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân.
- Biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trong thời gian tới là gì? - Thảo luận nhóm: Tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm: nhóm các hộ nghèo, và nhóm các hộ khá giả, mỗi nhóm từ 3 đến 5 hộ đại diện cho thôn. Các thông tin thu thập từ thảo luận nhóm bao gồm:
+ Sự phụ thuộc sinh kế vào rừng.
+ Xu thế chuyển đổi sinh kế trong thời gian qua. + Định hướng chuyển đổi sinh kế trong thời gian tới. + Các khó khăn trong chuyển đổi sinh kế.
2.5.4. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý qua phần mềm Excel đối với các số liệu định lượng. Còn đối với số liệu định tính thì xử lý để đưa ra các nhận xét cho các thông tin đó.
29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của 2 xã nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lí
Trường Xuân và Trường Sơn là 2 xã nằm ở vùng núi phía Tây của huyện Quảng Ninh, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện.
Xã Trường Xuân có diện tích đất tự nhiện là 15,590,32 ha có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp: xã Vĩnh Ninh, Hàm Ninh.
- Phía Nam giáp: xã Ngân Thủy của huyện Lệ Thủy. - Phía Tây giáp: xã Trường Sơn.
- Phía Đông giáp: xã Hiền Ninh, xã Xuân Ninh, xã Vạn Ninh, xã An Ninh. Xã Trường Sơn có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong toàn huyện với 77.427,86 ha, chiếm 64,89% tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện. Xã Trường Sơn có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp: xã Tân Trạch, xã Thượng Trạch, thuộc huyện Bố Trạch. - Phía Nam giáp: xã Ngân Thủy, xã Lâm Thủy của huyện Lệ Thủy. - Phía Tây giáp: nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
- Phía Đông giáp: xã Trường Xuân.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Hai xã Trường Xuân và Trường Sơn có địa hình tương đối phức tạp, hầu hết là đồi núi có độ nghiêng từ Tây sang Đông.
Xã Trường Xuân phía Tây và Tây Bắc chủ yếu là đồi núi cao được bao phủ bởi rừng tự nhiên có trữ lượng lớn và nhiều loại gỗ quý như Lim, Mun, Sến, Huê. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lâm nghiệp. Phía Đông và Đông Nam chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ các thung lũng và ao hồ nhỏ. Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của xã cũng là khu tập trung dân cư của toàn xã. Trên địa bàn xã có nhiều nhiều sông suối và ao hồ nhỏ xen kẽ giữa các dãy núi như sông Long Đại, sông Đá, hồ Khe Dây, hồ Khe Ngang... tạo tiềm năng phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản đồng thời cũng là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
30
Xã Trường Sơn có 2 dạng địa hình chính, dạng địa hình núi đất nằm ở hầu hết trên địa bàn xã. Dạng địa hình núi đá xen lẫn núi đất nằm chủ yếu ở trung tâm xã địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu trồng rau màu. Sông chảy chính trên địa bàn xã là sông Long Đại, ngoài ra còn có một số khe suối nhỏ thuộc hệ thống sông Long Đại chảy trên địa bàn xã.
3.1.3. Khí hậu
Hai xã Trường Xuân và Trường Sơn có khí hậu tương đối tương đồng nhau nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của miền Trung có hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp nắng nóng của gió mùa Tây Nam nên thường bị hạn hán kéo dài.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, kèm theo mưa lớn, rét đậm kéo dài, lũ lụt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân.
3.1.4. Đất đai
Về nguồn tài nguyên đất đai, có thể nói là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu đối với các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dụng hợp lí nó một cách bền vững. Diện tích đất tự nhiên của 2 xã nghiên cứu lớn, tuy nhiên đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thấp, chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp.
Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích đất đai 2 xã điều tra
TT NỘI DUNG
Trường Sơn Trường Xuân Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ %) Tổng DT đất trên địa bàn xã 77.427,86 100 15.590,32 100
100 100
I Đất nông nghiệp 74.538,45 96,27 13.269,22 85,11
1 Đất sản xuất nông nghiệp 551,45 0,71 371,23 2,38 2 Đất lâm nghiệp 73.987,00 95,56 12.895,31 82,71 3 Đất nuôi trồng thủy sản 0 0 2,68 1,36
II Đất phi nông nghiệp 451,59 0,58 1.359,65 8,72 III Đất chưa sử dụng 2.437,82 3,15 961,45 6,17
31
Qua bảng 3.1 ta thấy tại 2 xã vùng nghiên cứu có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, xã Trường Xuân có diện tích đất nông nghiệp là 13.269,22 ha chiếm 85,11% diện tích tự nhiên, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp của xã Trường Sơn còn lớn hơn rất nhiều 75.538,45 ha chiếm 96,27% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất lâm nghiệp, chiếm từ 82,71 – 95,56% đất tự nhiên. Đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích rất ít, từ 0,71% – 2,38%.
Như vậy, có thể thấy là các xã miền núi có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, đây là một tiềm năng dồi dào để đồng bào dân tộc Vân kiều tại đây được tiếp cận và tham gia phát triển kinh tế thông qua việc trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng.
Bảng 3.2. Tổng hợp thực trạng sử dụng và quản lý đất rừng 2 xã điều tra
STT Hạng mục
Trường Sơn Trường Xuân Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Diện tích đất Lâm Nghiệp 73.987,00 100 12.895,31 100 2 Diện tích đất LN do Lâm
Trường quản lý 71.683,89 96,9 9.693,66 75,1 3 Diện tích đất LN do hộ
gia đình, cá nhân quản lý 1.040,80 1,4 1.852 14,4 4 Diện tích đất LN do
UBND xã quản lý 1.262,31 1,7 1.349,65 10,5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo KTXH các xã, năm 2014)
Qua bảng 3.2 ta thấy 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân là 2 xã có diện tích đất Lâm nghiệp chiếm rất lớn. Mặc dù diện tích đất Lâm nghiệp thì nhiều như vậy, nhưng hiện nay người dân vẫn chưa được quản lý và sử dụng mà chủ yếu là các Lâm Trường và ban quản lý rừng phòng hộ quản lý. Như ở Trường Sơn diện tích đất Lâm nghiệp do Lâm Trường và ban quản lý rừng phòng hộ quản lý chiếm tới 96,9% tổng diện tích đất Lâm Nghiệp của xã, ở Trường Xuân tỉ lệ này là 75,1%. Diện tích đất lâm nghiệp do xã quản lý cũng đạt tỉ lệ rất thấp, tại Trường Sơn là 1,7%, Trường Xuân là 10,4%.
32
Người dân 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân là 2 xã miền núi, sống chủ yếu dựa vào đất rừng để trồng rừng, nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân được có đất để trồng rừng.Việc trồng rừng đang là xu hướng phổ biến cũng như là nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại các xã miền núi. Trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho người dân có thể tận dụng được nguồn tài nguyên đất rừng để phát triển sản xuất, đem lại thu nhập từ đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhưng thực tế hiện nay diện tích đất Lâm nghiệp giao cho người dân là quá ít ỏi, như ở Trường Sơn diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình các nhân quản lý là 1,4%, Trường Xuân cao hơn đạt 14,4%, diện tích đất Lâm nghiệp giao cho 1 hộ gia đình trên địa bàn vùng núi bình quân là 0.95 ha/hộ.
3.1.5. Dân số
Hai xã Trường Xuân và Trường Sơn là nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS, trong đó nhóm DTTS chủ yếu là Bru – Vân Kiều. Xã Trường Xuân gồm có 10 thôn bản, trong đó có 5 bản người đồng bào dân tộc Vân Kiều. Xã Trường Sơn có 20 thôn bản trong đó có 14 bản người đồng bào dân tộc Vân Kiều. Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ hộ dân tộc xã Trường Sơn chiếm 59.51% và xã Trường Xuân là 27.41%. Trong đó xã Trường Sơn có tổng số hộ cao hơn xã Trường Xuân lên đến 1.025 hộ và 4.232 tổng số khẩu. Số khẩu của người dân tộc thiểu số lên đến 2.614 cao nhất trong các xã. Xã Trường Xuân thì người Kinh nhiều hơn là 445 hộ với tổng số hộ của toàn xã là 613 hộ của toàn xã. Số hộ của người đồng bào dân tộc Vân Kiều là 168 hộ với 663 khẩu.
Bảng 3.3. Dân số và dân tộc tại các xã nghiên cứu
Xã Số thôn Số bản Tổng số hộ Tổng số khẩu Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Tỉ lệ hộ dân tộc (%) Hộ Khẩu Hộ Khẩu Trường Sơn 6 14 1.025 4.232 415 1.618 610 2.614 59,51 Trường Xuân 5 5 613 2.369 445 1.706 168 663 27,41
33
3.1.6. Cơ sở hạ tầng
Trong nhưng năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và hỗ trợ của các chương trình, dự án trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng các xã miền núi nên hệ thống giao thông, thủy lợi được cải thiện, xây dựng mới được nhiều trường học, trạm xá, nhà văn hóa thôn, xã, các loại thiết bị trường học và y tế được bổ sung. Nhờ vậy mà việc đi lại của bà con bớt khó khăn hơn, nhiều diện tích trước đây phải nhờ hoàn toàn vào tự nhiên, chỉ trồng cây màu nay đã có hệ thống nước tưới giúp người dân chủ động hơn trong hoạt động sản xuất của mình, như ở bản Khe Cát người dân đã trồng được lúa nước ở vụ Đông xuân và bản Lâm Ninh họ đã chủ động được nước tưới sản xuất lúa cho cả 2 vụ.
Bảng 3.4. Hệ thống giao thông, thủy lợi tại các xã điều tra
Hệ thống giao thông,
thủy lợi Trường Xuân Trường Sơn
ĐVT km km
Giao thông
- Đường liên thôn, trong đó: + Đường bê tông
+ Đường đất
27,7 97
13 12
14,7 85
- Đường liên xã, huyện, trong đó: + Đường nhựa, bê tông
+ Đường cấp phối + Đường đất 28 93,5 17 20,4 4 30 7 43,1 Thủy lợi
+ Số công trình thủy lợi (C.tr) 6 7 + Số km kênh mương
Trong đó: được kiên cố hóa
11 5
7 1
34
Về giao thông liên thôn: đường sá còn nhiều khó khăn, mặc dù tại tất cả các xã đã có đường ô tô vô tận trung xã. Tuy nhiên đường liên thôn có tỷ lệ bê tông hóa thấp trong số 27,7 km đường liên thôn của xã Trường Xuân cho tới nay chỉ đạt 13 km. Đối với xã Trường Sơn số km đường liên thôn được bê tông hóa là 12 km trong số 97 km đường liên thôn của toàn xã. Số còn lại là đường đất và người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa vì đường trơn trượt và lầy lội. (Bảng 3.4)
Về giao thông liên xã, huyện: Ở xã Trường Xuân số km đường nhựa, bê tông giao thông liên xã, huyện là 17 km , đường cấp phối là 4km, đường đất là 7 km. Trong khi đó ở xã Trường Sơn trong tổng số 93,5 km đường liên xã, huyện thì có 20,4 km đường nhựa, bê tông, 30 km đường cấp phối và 43,1 km đường đất. (Bảng 3.4)
Qua đó ta thấy, đường liên thôn và đường liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa của 2 xã miền núi vẫn còn đạt thấp chưa được đầu tư thỏa đáng, điều đó làm cản trở công tác đi lại, giao thương, buôn bán, phát triển kinh tế của người dân, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
Về thủy lợi: Các dự án 135 và nhiều dự án khác đã đầu tư xây dựng cho bà con nhiều công trình thủy lợi như: Bê tông hóa hệ thống kênh mương, xây đập giữ nước để người đồng bào dân tộc Vân Kiều có điều kiện sản xuất lúa nước, một phần tự túc được lương thực của mình. Tuy nhiên vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho hoạt động sản xuất gieo trồng của các hộ đồng bào