Vốn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 48)

Những khó khăn về tài chính được cho là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân kiều. Thiếu vốn cũng là nguyên nhân cản trở phát triển kinh tế, các hộ gia đình trên địa bàn phần lớn thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy, qui mô sản xuất nhỏ lẻ và hiệu quả kinh tế mang lại còn rất thấp. Muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng cường đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là nhu cầu tất yếu. Trong khi khả năng tích lũy của các hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều là rất thấp, hầu như là không có, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng giảm thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng để thỏa mãn về mặt tài chính.

Bảng 3.9. Một số kênh vay vốn của hộ gia đình

đồng bào dân tộc Vân Kiều

TT Kênh vay vốn Mức vay

(trđ) Thời hạn (tháng) Lãi suất (%) 1 Ngân hàng chính sách xã hội

1.1 Giải quyết việc làm 30 24 0,9

1.2 Hộ nghèo 30 36 0,65

1.3 Nhà ở 8 120 0,25

1.4 Học sinh, Sinh viên 1tr/tháng theo thời

gian học 0,65 2 Nhóm tín dụng tiết kiệm Plan Đóng tiết kiệm

hàng tháng 03 tháng 1

40

Hiện nay người dân tại các xã khá dễ dàng để tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách thông qua hội nông dân, hội phụ nữ xã. Theo ngân hàng chính sách nguồn vốn vay đối với hộ nghèo được vay 5 triệu đồng, không lãi suất, vay từ 10 triệu đồng trở lên, lãi suất ưu đãi là 0,65%/năm. Nếu người dân vay vốn để trồng rừng được vay tối đa là 30 triệu đồng, lãi suất là 0,9%/năm. Ngoài ra tại các xã còn có thêm một số nguồn vay từ các nhóm tín dụng tiết kiệm của các chương trình dự án như dự án Plan, dự án Phân cấp giảm nghèo (xem bảng 3.9).

Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ vay vốn ở của hộ gia đình đồng bào dân tộc

Vân Kiều ở 3 bản điều tra

Bản Số hộ điều tra Số hộ vay Tỷ lệ vay vốn (%) Lâm Ninh 20 4 20 Khe Cát 20 6 30 Chân Trộng 20 2 10

(Nguồn số liệu điều tra hộ 2014)

Qua bảng 3.10 ta thấy tỉ lệ vay vốn của của người dân tộc Vân kiều vẫn còn khá thấp. Các hộ gia đình có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên ở đây ta thấy nguồn vốn vay chủ yếu từ Ngân hàng chính sách xã hội. Theo nghiên cứu thì mặc dù có nhiều kênh vay vốn cho hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều (xem bảng 3.9) nhưng các hộ vẫn thiếu vốn để phát triển sản xuất nguyên nhân là do các hộ còn thiếu mạnh dạn, rụt rè trong vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Đó cũng là nguyên nhân cản trở phát triển kinh tế, do vậy, qui mô sản xuất nhỏ lẻ và hiệu quả kinh tế mang lại còn rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)