Nhận xét về chuyển đổi và đa dạng hoá sinh kế của hộ gia đình dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 69)

tộc Vân Kiều

3.2.2.1. Xu thế đa dạng hóa các hoạt động sinh kế

Từ chỗ nguồn sinh kế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng với các hoạt động như: khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng, trồng trọt trên các nương rẫy, chăn thả rông vật nuôi… với cuộc sống du canh du cư, thì trong vòng 15 năm trở lại đây, đồng bào dân tộc Vân Kiều đã dần có sự thay đổi trong nhận thức và chú trọng hơn trong việc tìm kiếm các hoạt động sinh kế mới thay cho các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rừng – vốn diện tích đang ngày càng bị thu hẹp và nguồn thức ăn trở nên nghèo nàn.

Các hoạt động sản xuất mới như trồng rừng, làm thuê xuất hiện từ năm 2009, nuôi trồng thủy sản xuất hiện từ năm 2014 đã tạo cho ngày càng có nhiều công ăn việc làm hơn. Tuy mới xuất hiện nhưng mức độ phát triển của các hoạt động sản xuất này tương đối nhanh đối với hoạt động trồng rừng và hoạt động làm thuê, riêng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản thì chỉ có những hộ có điều kiện về ao, hồ thì mới phát triển được.

Như vậy chúng ta có thể thấy xu thế đa dạng hóa sinh kế của hộ đồng bào dân tộc Vân kiều chính là việc đa dạng các ngành nghề sản xuất. Từ chổ sinh sinh kế của hộ chỉ có hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên đến nay đã dang hơn rất nhiều bao gồm: hoạt động sản xuất nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), lâm nghiệp (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng...) và phi nông nghiệp (dich vụ buôn bán nhỏ, làm thuê). Việc xuất hiện các hoạt động sản mới này giúp các hộ có nhiều sự lựa chọn trong việc phát triển sản xuất của nông hộ giúp họ đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất giảm áp lực đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và giảm phụ thuộc vào các hoạt động khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên làm cho cuộc sống của họ ngày càng ổn định hơn.

3.3.2.2 Xu thể chuyển đổi các hoạt động sinh kế:

Các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều có xu thế chuyển đổi từ các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Các hoạt động chuyển đổi đó là chuyển đổi hoạt động sản xuất ngô rẫy, sắn mì sang trồng cây keo lai; Chuyển đổi từ hoạt động sản xuất cây đậu xanh sang hoạt động sản xuất sắn nguyên liệu. Nguyên nhân dẫn đến các hoạt động chuyển đổi này là do người dân cảm thấy

60

trồng cây keo lai và cây sắn nguyên liệu có hiệu quả kinh tế trước mắt cao hơn so với các hoạt động sản xuất ngô rẫy, sắn mì và đậu xanh.

a. Chuyển đổi trồng đậu xanh sang trồng sắn nguyên liệu

Hoạt động trồng sắn nguyên liệu của các hộ gia đình đồng dân tộc Vân Kiều chỉ bắt đầu từ năm 2012 khi Nhà máy sắn nguyên liệu Long Giang Thịnh đưa giống sắn nguyên liệu KM94 lên hỗ trợ cho bà con sản xuất và tiến hành thu mua khi thu hoạch. Sắn là một loại cây đễ trồng, đặc biệt phù hợp với vùng đất đồi núi, khó canh tác, kể từ đó đến nay diện tích trồng sắn nguyên liệu không ngừng tăng lên, người dân tận dụng hết đất đai, khai hoang thêm diện tích để trồng sắn. Theo điều tra thì trên địa bàn xã Trường Sơn hiện nay diện tích trồng sắn nguyên liệu là hơn 100 ha, trong khi đó điều tra từ 60 hộ gia đình thì có 27 hộ có diện tích trồng sắn chiếm 45% tổng số hộ điều tra với tổng diện tích trồng sắn là 3,3 ha, trung bình mỗi hộ trồng sắn hơn 1200 m2.

Hoạt động trồng Sắn nguyên liệu đã tạo thêm một khoản thu nhập khá cho các hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều trung bình 1 sào trồng sắn nguyên liệu các hộ thu nhập 700.000 - 800.000 đồng, có hộ 1.000.000 đồng. Trong khi đó trước đây cũng với diện tích ấy người dân thậm chí bỏ hoang vì đất đồi dốc khó canh tác, một số diện tích các hộ trồng cây đậu xanh và các cây họ đậu tuy nhiên hiệu quả rất thấp, năng suất đạt rất thấp, và sản lượng thì người dân chỉ đủ để sử dụng trong gia đình, không có để bán.

Việc các hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều chuyển đổi từ cây đậu xanh sang trồng sắn nguyên liệu không những tạo thêm thu nhập cho họ mà còn làm đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, lựa chọn được cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác của họ.

b. Chuyển đổi từ các hoạt động sản xuất ngô rẫy, sắn mì sang hoạt động trồng rừng:

Hiện nay người dân các xã miền núi, trong đó phần lớn là đồng bào DTTS đang sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao để trồng các loại cây lâm nghiệp, qua đó mang lại thu nhập khá cao, giúp cho họ từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên tỉ lệ số hộ có đất trồng rừng ở nhiều nơi còn thấp và diện tích bình quân của mỗi hộ còn rất ít, theo điều tra trung bình 1 hộ 1,77 ha đất rừng để sản xuất, theo số liệu thống kê huyện thì các hộ dân miền núi chỉ được 0,99 ha/hộ.

61

Hiện nay việc trồng rừng đang là xu hướng phổ biến cũng như là nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã miền núi. Trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho người dân có thể tận dụng được nguồn tài nguyên đất rừng để phát triển sản xuất, đem lại thu nhập từ đó nâng cao chất lượng đời sống của hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều.

Vì vậy hiện nay các hộ tận dụng hết đất đai canh tác của mình để tiến hành trồng rừng và các diện tích sản xuất trên nương rẫy như diện tích trồng ngô, diện tích trồng sắn mì và một số diện tích trồng lúa rẫy được người dân chuyển sang trồng cây keo lai là cây trồng chính trong hoạt động sản xuất trồng rừng.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Quyết người dân bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân thì: " gia đình tôi có 2,5 ha diện tích trồng rừng, trong năm 2013 gia đình tôi đã thu hoạch được 0,5 ha thu về số tiền hơn 9 triệu đồng. Còn 2 ha dự kiến 2 năm sau sẽ thu hoạch. Tôi cảm thấy trồng rừng rất hiệu quả, vì nó đem lại thu nhập cho gia đình tôi, giúp gia đình tôi phát triển kinh tế. Trồng keo rất phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và điều kiện địa phương. Trồng keo chỉ đầu tư giai đoạn đầu, sau đó khi cây đã phát triển thì mỗi năm chăm sóc một lượt sau 5 năm đã có thể thu hoạch. Gia đình tôi và người dân trong thôn bản đều cảm thấy rằng trồng rừng rất hiệu quả và giúp cho người dân có điều kiện để phát triển kinh tế. Vì người dân trong bản sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp ít không đủ đáp ứng nuôi sống bà con. Do vậy bà con cần có đất rừng để sản xuất. Nếu như không có đất rừng thì kinh tế của người dân trong thôn bản còn rất khó khăn."

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng hoạt động trồng rừng hiện nay đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều là một hoạt động thiết thực, có hiệu quả, đem lại thu nhập khá cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, góp phần củng cố đời sống, phát triển kinh tế nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)