Nguồn vốn con người:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Sức khỏe – là nguồn lao động là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những

36

yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng. Hay nói một cách khác là kết quả và hành vi sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kĩ năng, kiến thức, nhu cầu và mục đích của từng cá nhân…

Bảng 3.6. Lực lượng lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Tổng số hộ điều tra Hộ 60 Nhân khẩu BQ/hộ khẩu 4,6 Bình quân LĐ/hộ LĐ 2,62 Lao động nam BQ/hộ LĐ 1,28 Lao động nữ BQ/ hộ LĐ 1,33

(Nguồn số liệu điều tra 2014)

Qua bảng 3.6 ta nhận thấy rằng trung bình mỗi hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều có 4-5 khẩu, bình quân 4,6 khẩu/hộ. Xét về lao động, Ở các bản điều tra không thiếu lao động, phần lớn các hộ có từ 2-4 lao động. Bình quân có khoảng 2,62 lao động/hộ, tỉ lệ lao động nam chiếm 49%, trung bình 1,28 lao động/hộ và lao động nữ chiếm 51% , bình quân 1,33 lao động/hộ. Từ đó ta có thể thấy ở các hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều tỉ lệ lao động nữ lớn hơn so với lao động nam. Phần lớn lao động có sức khỏe tốt, thời gian làm việc trung bình 1 lao động đạt 6 tháng/năm tuy nhiên thời gian làm việc trong một tháng thấp, chủ yếu tập trung vào thời điểm mùa vụ và thời gian làm việc trong một ngày không nhiều (2-3 giờ/lao động). Như vậy có thể khẳng định rằng, ngoài thời điểm mùa vụ các hộ còn dư lao động. Đây là yếu tố thuận lợi để các hộ phát triển chăn nuôi và làm thuê.

37

Bảng 3.7. Tổng hợp độ tuổi lao động của hộ điều tra

Độ tuổi Tỷ lê LĐ (%) 15-25 39 24,84 26-45 81 51,59 46-60 34 21,66 Ngoài 60 3 1,91 Tổng 157 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Qua bảng 3.7 ta thấy đa số lao động của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều là lao động trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 45. Lao động từ 45-60 chiếm tỷ lệ 21,66%, đặc biệt là lao động ngoài 60 tuổi rất ít, chỉ chiếm 1,91% tổng số lao động hộ điều tra. Lực lượng lao động vừa trẻ có vừa có sức khỏe tốt, vừa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất ở địa phương. Do đó có thể kết luận rằng, độ tuổi lao động là yếu tố thuận lợi về yếu tố sức khỏe đảm bảo cho mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Phần lớn lao động là làm nông nghiệp. Tỷ lệ phi nông nghiệp khá thấp, chủ yếu là lao động làm sinh kế với buôn bán dịch vụ nhỏ hoặc đi làm thuê.

Trình độ học vấn những yếu tố quan trọng để các hộ đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng của mình.

Bảng 3.8. Trình độ học vấn của lao động các hộ điều tra

Trình độ học vấn Số lượng (lao động) Tỷ lệ hộ (%) Thất học 100 63,69 Tiểu học 37 23,57 Trung học cơ sở 11 7,01 Trung học phổ thông 6 3,82 > trung học phổ thông 3 1,91 Tổng cộng 157 100,00

38

Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của lao động người đồng bào dân tộc Vân Kiều vẫn đang còn rất thấp, lao động chủ yếu là thất học, chiếm 63,69% tổng số lao động điều tra và đa số là chủ hộ gia đình. Lực lượng lao động có trình độ tiểu học chiếm 23,57%, lực lượng lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm 7,01, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông thấp chỉ chiếm 3,82%, và trên Trung học phổ thông là 1,91%. Do trình độ văn hóa thấp của lực lượng lao động người đồng bào dân tộc Vân Kiều hiện nay đang là cản trở lớn cho việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật nhằm thâm canh, tăng vụ, mở rộng quy mô trong sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh kế và đời sống cho các hộ dân. (xem bảng 3.8)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyến đổi và đa dạng hóa sinh kế của dân tộc vân kiều ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)