Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 29)

- Phân bón Đầu trâu (30-10-5): Thành phần (Đạm tổng số 30%; Lân hữu hiện 10%; Kali hữu hiệu 5%; Canxi: 0,035%, Magie: 0,03%, Kẽm: 500ppm, Bo: 100ppm, Đồng: 500ppm, độ ẩm ≤ 5%

- Phân bón HaiFa – ISRAEL MKP+MAP+NovaCalcium + HAIFA MKP: Thành phần (P2O5 52%; K2O 34%) + HAIFA MAP: Thành phần (Đạm 12%)

+ NovaCalcium: Thành phần (N(NO3) 15.5%; CaO 26,5% )

- Phân bón NPK (10-15-20): Thành phần (Đạm tổng số 10%; Lân hữu hiệu 15%; Kali hữu hiệu 20%; Zn 50ppm; Bo 50ppm; Độ ẩm ≤ 2.5%

- Xơ dừa: Chính là thành phần được lấy ra từ vỏ của trái dừa được tách ra từ vỏ trái dừa hay nguyên phần từ vỏ dừa. Đem ngâm ngập nước, bổ sung 5% vôi, ngâm 3 ngày xả nước, thay nước mới mỗi ngày 1 lần trong 4 ngày tiếp theo.

- Túi PE để trồng trồng cây: Có kích thước 17x33cm

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà lưới Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Thời gian trồng: Từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2020

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của dưa lưới Hàn Quốc tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

21

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới Hàn Quốc tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Giá thể sử dụng trong các công thức là 100% xơ dừa.

+ Ô thí nghiệm: 100 bầu

+ Các công thức thí nghiệm: CT1: Phân bón Đầu trâu (30-10-5) CT2: Phân bón HaiFa (Israel) CT3: Phân bón NPK (10-15-20) Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 CT1 CT2 CT3 CT3 CT1 CT2 CT2 CT3 CT1 Dải bảo vệ 3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt * Thời vụ gieo trồng: - Gieo hạt ngày 11/04/2020.

Vụ Xuân Hè: ngâm hạt giống vào nước ấm trong 4 giờ với tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh (55- 60%) hạt chìm xuống, vớt ra khăn ẩm ủ ấm trong khoảng 24 giờ, khi hạt nứt nanh thì đem đi gieo trong khay. Gieohạt giống trong khay với giá thể: Xơ dừa, giá thể ươm hạt giống với tỉ lệ 50/50.

Trồng ngày 26/04/2020. Sau khi gieo được 15 ngày, khi cây có 2 lá thật thì đem trồng trên giá thể đã được xử lý sạch (xơ dừa): Thí nghiệm được bố trí

22

trong nhà lưới trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Cây được trồng trong túi bầu có kích thước 33x17 (dài x rộng).

* Phân bón và phương pháp bón:

-Cách pha dung dịch phân bón:

+ Công thức 1: Pha (100gram) phân bón đầu trâu + (20) lít nước, dung dịch phải được hòa tan hoàn toàn mới tiến hành bón cho cây.

+ Công thức 2: Pha theo tỉ lệ: Bình (A): Ca (5.1kg) + Mg (4.08kg) + Multil-K (3.5kg) pha đều với 85 lít nước.

Bình (B): TE (1.7 lít) + FF (3.1 lít) + MAP (1.02kg) + PNC (3kg) pha với 85 lít nước.

Thêm axit MKP (2.5g/1l) điều chỉnh độ pH.

Cách bón: Lấy ra, 2 lít dung dịch Bình (A) + 2 lít dung dịch Bình (B) + 5ml MKP + 150 lít nước khấy đều và tưới cho cây.

+ Công thức 3: Pha (100gram) NPK (10-15-20) + (20) lít nước, sau khi dung dịch được hòa tan hoàn toàn mới được tưới cho cây dưa lưới.

- Phương pháp bón phân:

+ Ở giai đoạn từ trồng đến 14 ngày sau trồng, bón phân 3 lần/ngày với lượng 100 ml/1 cây. (Bón liên tục đến 14 ngày sau trồng).

+ Ở giai đoạn từ 14 ngày trồng đến kết thúc hoạch, bón phân 6 lần/ngày với lượng 200 ml/1 cây. (Bón liên tục đến trước khi thu quả 14 ngày).

+ Các công thức được bón phân và tưới nước bằng phương pháp tưới nhỏ giọt (công nghệ Israel) và máy hẹn giờ tưới tự động KG316T. Đặt chế độ tưới phân 1 ngày tưới phân 3 lần, mỗi lần tưới 7 phút và cách nhau 2h/lần (tưới vào 6h, 8h và 10h hằng ngày) ở giai đoạn từ trồng đến 14 ngày. Và đặt chế độ tưới phân 1 ngày tưới phân 6 lần, mỗi lần 7 phút và cách nhau 2h/lần (tưới vào 8h, 10h, 12h, 14h, 16h và 18h hằng ngày) ở giai đoạn sau 14 ngày trồng đến trước 2 tuần thu hoạch quả.

23

* Chăm sóc sau trồng:

Thường xuyên tưới nước giữ ẩm đến khi vỏ quả xuất hiện vân lưới (sau khi đậu quả khoảng 20 ngày) phải giữ cho mặt đất khô ráo để tránh quả bị nứt hoặc bị thối. Thời gian quả chín cũng phải giữ cho đất khô ráo quả mới đạt chất lượng tốt.

* Tỉa nhánh, thụ phấn bổ sung và tỉa quả:

Chỉ bấm ngọn thân chính khi cây dưa được 22-25 lá. Các nhánh ra từ thứ 1 đến lá thứ 8 bấm tỉa, từ lá 9-12 mới để nhánh ra quả. Trong điều kiện nhà màng ít có gió và côn trùng nên việc tự thụ của cây dưa rất khó, vì thế việc thụ phấn bổ sung cho cây là cực kì quan trong, giúp tăng tỉ lệ đậu quả cho cây dưa lưới. Trên một cây dưa chỉ để tối đa 2-3 quả, tốt nhất là để 1 quả để đảm bảo chất lượng dưa, sau khi tuyển được quả to tròn, không bị sâu bệnh thì ta có thể tỉa đi quả bé hơn mà ở cùng một cây và tỉa hết những nhánh còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

* Một số sâu bệnh hại dưa:

- Một số loại sâu: Bọ trĩ (Thrip Palmi), Ruồi đục quả (Tephritidae) Sâu ăn tạp (Spodoptera Littura), Rệp mềm (Aphis Gossypii).

- Một số loại bệnh: Bệnh chảy nhựa thân (Mycosphaerella), bệnh thối gốc, lở cổ rễ (Rhizoctonia SolaniFusarium Solani), bệnh thối rễ, héo dây

(Phytopthora), bệnh sương mai (Pseudoperonospora), bệnh phấn trắng (Erysiphetcichoracearum), bệnh thán thư (Colletotrichum).

3.4.3. Các chi tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.3.1. Thời kỳ vườn ươm

Tiến hành gieo hạt vào khay, dùng giá thể đất hữu cơ và xơ dừa với tỷ lệ 50/50 để ươm hạt giống. Sau 15 ngày cây dưa được 2 lá thật thì tiến hành trồng vào bầu thí nghiệm.

24

* Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng: Tiến hành đo 5 cây/lần nhắc lại, 7 ngày đo 1 lần, gồm các chỉ tiêu sau:

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.

- Động thái ra lá và số lá trên thân chính: Đếm số lá thật (đánh dấu các lá 3, 7, 10…) từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ 2 cm trở lên.

- Động thái tăng trưởng đường kính gốc (mm): Đo thân chính cách cổ rễ 5cm.

* Các giai đoạn phát triển:

- Ngày ra hoa: Ngày có 50% số cây trên một ô có hoa đầu. - Ngày đậu quả: Ngày có 50% cây trên một ô đậu quả.

- Ngày thu quả đợt 1: Ngày có 50% cây trên một ô có quả chín để thu hoạch. - Thời gian sinh trưởng: Từ khi trồng đến khi kết thúc thu hoạch.

* Tình hình sâu bệnh hại

Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm sâu bệnh và một số bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại: 7 ngày một lần, quan sát toàn bộ thân cây để phát hiện các loài sâu, bệnh hại.

- Theo dõi thời điểm bắt đầu phát sinh của một số đối tượng gây hại chính: là thời điểm bắt đầu phát hiện loài đó.

- Mức độ nhiễm bệnh của các giống với một số bệnh hại chính. (-) Rất ít (tần suất bắt gặp < 5%)

(+) Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5–19%) (++) Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20–50%) (+++) Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)

25

- Số hoa/cây: Đếm tổng số hoa/ cây.

Tổng số quả

Tỉ lệ quả (%) = x 100 Tổng số hoa cái/cây

- Khối lượng quả/cây (kg): Tổng khối lượng quả thu trên cây khi quả chín (kg).

- Khối lượng trung bình/quả = Tổng khối lượng các lượt quả thu/ tổng số quả thu hoạch.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = khối lượng trung bình quả x số quả trung bình trên cây x mật độ trồng (25.000 cây/ha).

- Năng suất thực thu (tấn/ha) = tổng khối lượng quả thực thu/ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha.

* Các chỉ tiêu về hình thái, kích thước quả.

Đo đếm các chỉ tiêu quả sau thu hoạch khi quả chín, không quá 3 ngày sau khi thu hoạch.

- Chiều dài quả (cm): Đo mặt cắt dọc từ đáy quả đến đỉnh quả của 5 quả/ô.

- Đường kính quả (cm): Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả khi quả chín, đo trên 5 quả ngẫu nhiên/ô.

- Màu sắc quả: Quan sát khi quả chín.

- Độ Brix: Đo trên máy Refractometer (chiết quang kế). - Độ nitrat: Đo trên máy soeks.

3.4.4. Xử lý số liệu

- Số liệu xử lý bằng phần mềm SAS 9.1

26

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc giống dưa lưới Hàn Quốc

4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dưa lưới Hàn Quốc

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. Quan sát đặc điểm của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp xác định được thời điểm thu hái thích hợp qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý. Mặt khác có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn hơn một chút) để tăng thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá dưa thường thấp hơn.

Sự phát triển của dưa lưới phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm lượng mưa, sâu bệnh hại...). Để đánh giá một giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có biên độ thích ứng rộng với sự thay đổi thời tiết khí hậu hơn nữa giống phải có tiềm năng năng suất cao.

28

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dưa lưới Hàn Quốc

Công thức

Thời gian từ trồng đến... (ngày)

Ra hoa đực Ra hoa cái Thu quả đầu Kết thúc thu hoạch

1 26 31 73 83

2 25 30 72 82

3 27 32 74 84

4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây dưa lưới là sự tăng trưởng về chiều cao thân chính. Sự vươn cao của thân nhờ sự phân hóa đỉnh sinh trưởng, sự tăng trưởng của mô phân sinh đỉnh, cùng với sự tham gia của chất kích thích sinh trưởng (Auxin) được tạo thành từ trên chồi ngọn.

Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc thì dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định đến độ tăng trưởng của cây dưa lưới Hàn Quốc.

Nghiên cứu đặc tính này nhằm đưa ra biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể vào từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây cũng liên quan đến khả năng chín sớm và tập trung của các giống. Đối với cây dưa dựa vào sự tăng trưởng chiều cao cây mà chia làm 3 loại hình sinh trưởng: sinh trưởng hữu hạn, bán hữu hạn và vô hạn. Cũng như các loại cây trồng khác thân cây dưa có nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nó có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận của

29

cây như lá, hoa, quả và có vai trò quan trọng đối với việc trồng dưa theo giàn… tạo ra số lượng chùm hoa chùm quả và cho năng suất. Do vậy để sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện bất thuận của điều kiện ngoại cảnh thì đòi hỏi phải có thân vững chắc, khỏe mạnh.

Để thấy được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây dưa lưới, tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc ở từng công thức, kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.2 và đồ thị 4.1.

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: cm

Công thức Ngày sau trồng…(ngày)

7 14 21 28 1 10.92 29.83b 81.04b 152.4b 2 11.87 34.78a 89.67a 166.35a 3 10.88 30.8b 82.41b 152.57b P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - 2.2 4.84 2.48 CV (%) - 3.46 2.87 0.78

30

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn dộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây dưa lưới lưới Hàn Quốc

Bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy chiều cao thân chính dưa lưới ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 10.88 đến 11.87 cm, cao nhất ở công thức 2 với chiều cao 11.87cm. Nhìn chung các công thức sau 7 ngày không có sự chênh lệch sai khác với nhau.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 29.83 đến 34.78 cm. Cao nhất là ở công thức 2 với chiều cao 34.78 cm, tiếp đến là CT3 (30.8 cm) và CT1 (29.83 cm), ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 81.04 đến 89.67 cm. Công thức 1 có chiều cao thân chính thấp nhất là 81.04 cm. Và công thức 2 có chiều cao thân chính cao nhất là 89.67 cm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 152.4 đến 166.35cm. Trong đó cây dưa lưới được trồng ở CT2 có giá trị

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28

C h iề u c ao c ây ( cm) Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3

31

cao nhất là 166.35cm, tiếp đến là CT3 (152.57 cm) và công thức có chiều cao thấp nhất so với 2 công thức con lại là CT1(152.4 cm), ở mức tin cây 95%.

Tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc thể hiện rõ rệt hơn từ giai đoạn 14 ngày sau trồng, khi này bộ rễ đã hoàn thiện hơn và hấp thu dinh dưỡng 1 cách tốt nhất. Chỉ sau 7 ngày, chiều cao cây ở giai đoạn 21 ngày sau trồng gấp 2.7 lần so với giai đoạn 14 ngày.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc dưa lưới Hàn Quốc

Lá là cơ quan quan trọng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Số lá ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất quả. Số lá ít làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng quang hợp, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả bị nứt, bị rám, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, khiến cây rậm rạp, lá che khuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)