Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 43)

rệt hơn từ giai đoạn 14 ngày sau trồng, khi này bộ rễ đã hoàn thiện hơn và hấp thu dinh dưỡng 1 cách tốt nhất. Chỉ sau 7 ngày, chiều cao cây ở giai đoạn 21 ngày sau trồng gấp 2.7 lần so với giai đoạn 14 ngày.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc dưa lưới Hàn Quốc

Lá là cơ quan quan trọng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Số lá ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất quả. Số lá ít làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng quang hợp, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả bị nứt, bị rám, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, khiến cây rậm rạp, lá che khuất lẫn nhau sẽ ảnh hưởng xấu đến diện tích quang hợp của quần thể và là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.

Qua quan sát động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: Lá/cây

Công Thức

Ngày sau trồng….(ngày)

7 14 21 28 1 4.0 7.13b 14.13b 21.2b 2 4.47 8.0a 15.73a 23.6a 3 3.95 7.33b 14.6b 22.2b P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - 0.24 0.99 1.84 CV - 1.41 2.95 3.63

32

Hình 4.2: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới

Hàn Quốc

Qua kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy: Số lá trên thân chính được tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiêm chênh lệch không lớn. Giai đoạn sau trồng 7 ngày cây mới bén rễ hồi xanh nên tốc độ ra lá chậm. Sau khi cây đã bén rễ hồi xanh thì tốc độ ra lá tăng dần và hầu hết các công thức đều đạt tốc độ ra lá cao nhất vào giai đoạn 21-28 ngày sau trồng.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 3.95 đến 4.47 lá. Công thức 2 có số lá/thân chính cao nhất là 4.47 lá. Nhìn chung các công thức sau 7 ngày không có sự chênh lệch sai khác với nhau.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 7.13 đến 8.0 lá. Ở giai đoạn này công thức 1 lại có số lá thấp nhất là 7.13 lá, công thức 2 có số lá cao nhất là 8.0 lá, ở mức tin cậy 95%.

0 5 10 15 20 25

ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28

Số

Công thức thí nghiệm

33

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 14.13 đến 15.73 lá. Công thức 1có số lá thấp nhất là 14.13 lá, công thức 2 có số lá cao nhất là 15.73 lá , ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 21.2 đến 23.6 lá. Ở giai đoạn này công thức 2 có cố số lá/thân chính cao nhất là 23.6 lá so với 2 công thức còn lại là CT3 (22.2 lá) và CT1 (21.2 lá), ở mức độ tin cậy 95%.

* Thời gian từ trồng đến ra hoa

Sự ra hoa là điều kiện tiền đề hình thành quả. Đây là giai đoạn cây dưa lưới bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Dưa ra hoa sớm hay muộn ngoài yếu tố giống ra còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy việc điều khiển cho hoa ra sớm và tập trung có ý nghĩa lớn cho việc thụ phấn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế về sau. Hoa, quả ra sớm thu hoạch sớm sẽ cho giá thành cao hơn so với thu hoạch trong chính vụ.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Sau trồng được khoảng 25-27 ngày thì cây dưa bắt đầu nở hoa đực. Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức khác nhau không đáng kể, chênh lệch 1-3 ngày. Công thức 2 ra hoa đực sớm nhất là 25 ngày sau trồng, các công thức còn lại có số ngày ra hoa đực là CT1 (26 ngày) và CT3 (27 ngày).

Sau khi ra hoa đực thì khoảng 5-6 ngày sau cây dưa bắt đầu ra hoa cái, trong đó công thức 2 ra hoa cái sớm nhất là 30 ngày, sau khi hoa đực nở, các công thức còn lại có ngày ra hoa cái là CT1 (31 ngày) và CT3 (32 ngày).

Như vậy các loại phân bón không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của giống dưa lưới Hàn Quốc.

34

Xác định thời gian chín của quả dưa lưới để thu cho đúng thời điểm, là yếu tố vô cùng quan trọng. Thu quả quá non hoặc quá già đều ảnh hưởng đến chất lượng quả và thời gian bảo quản.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả đầu dao động trong khoảng 72-74 ngày. Công thức 2 có thời gian từ trồng đến thu hoạch sớm nhất là 72 ngày, trong đó công thức 1 có thời gian trồng đến khi thu hoạch là 73 ngày và công thức 3 có số ngày thu quả đầu muộn nhất là 74 ngày.

Như vậy các loại phân bón không ảnh hưởng đến thu hoạch của giống dưa lưới Hàn Quốc.

*Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch

Kết thúc thu hoạch là giai đoạn cuối của cây, là thời điểm thu những đợt quả cuối cùng của cây dưa lưới.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời điểm kết thúc thu hoạch của quả dưa lưới giữa các công thức với nhau dao động từ 82-84 ngày, công thức 2 có số ngày kết thúc thu hoạch sớm nhất là 82 ngày, tiếp đến là CT1 là 83 ngày và công thức 3 có thời gian kết thúc thu hoạch là 84 ngày sau trồng.

Tóm lại, thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc trên các thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ với cùng điều kiện thời tiết và kỹ thuật chăm sóc, giống dưa lưới Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng là tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)