Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43 - 46)

kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, đường kính gốc biểu hiện khả năng vững chắc của cây và liên quan đến khả năng tăng trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên mức độ tăng

35

trưởng phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Đường kích gốc cây phản ánh mức độ tăng trưởng của cây, động thái này phụ thuộc khá nhiều vào sinh thái và điều kiện chăm sóc của con người. Cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng, chủ động nguồn nước tưới tiêu sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho cây tăng trưởng mạnh.

Theo dõi về khả năng tăng trưởng đường kính gốc cây của các công thức thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: mm/gốc

Công thức

Ngày sau trồng….(ngày)

7 14 21 28 1 18.33 37.00 77.33b 106.67b 2 18.86 39.00 97.33a 125.67a 3 18.00 36.67 78.67b 108.67b P >0.05 >0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - - 5.6 10.2 CV - - 2.92 3.96

36

Hình 4.3: Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa

lưới Hàn Quốc

Qua kết quả ở bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy: Đường kính gốc tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Đường kính gốc ở các công thức thí nghiệm chênh lệch không nhiều. Giai đoạn sau trồng 7 ngày cây mới bén rễ hồi xanh nên tốc độ tăng trưởng đường kính gốc chậm. Sau khi cây đã bén rễ hồi xanh thì tốc độ tăng trưởng đường kính gốc tăng mạnh.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, đường kính gốc của các công thức dao động từ 18.00 đến 18.86 mm. Công thức 3 có đường kính gốc thấp nhất là 18.0mm. Công thức 2 có đường kính gốc cao nhất là 18.86mm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, đường kính gốc của các công thức dao động từ 36.67 đến 39.00 mm. Công thức 2 có số đường kính gốc cao nhất là 39.0 mm, lần lượt số đường kính của các công thức là CT1 (37.00 mm) và CT3 (36.67 mm), ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số đường kính gốc có sự thay đổ dõ dệt của các công thức dao động từ 77.33 đến 97.33 mm. Công thức 2 có số đường kính

0 20 40 60 80 100 120 NGÀY 7 NGÀY 14 NGÀY 21 NGÀY 28 Số đường kính gốc (mm) C ô n g th c th í n gh iệ m CT3 CT2 CT1

37

gốc cao nhất là 97.33 mm và công thức 1 có số đường kính gốc thấp nhất là 77.3 mm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số đường kính gốc của các công thức dao động từ 106.67 đến 125.67 mm. Công thức 2 có số đường kính gốc cao nhất là 125.67 mm và công thức thấp nhất là công thức 1 là 106.67mm, ở mức tin cậy 95%.

Từ kết quả cho thấy, ở công thức 2 có đường kính gốc phát triển mạnh nhất, cho thấy phân bón ở công thức 2 cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây, giúp cây mập, khỏe hơn chắc chắn hai công thức còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)