Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến khả năng sinh trưởng của giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

giống dưa lưới Hàn Quốc

4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dưa lưới Hàn Quốc

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của các giống và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và diễn ra liên tục đổng thời có mối quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. Quan sát đặc điểm của cây qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp xác định được thời điểm thu hái thích hợp qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý. Mặt khác có thể điều chỉnh được thời gian trồng (có thể trồng sớm hoặc muộn hơn một chút) để tăng thêm lợi nhuận vì khi vào chính vụ giá dưa thường thấp hơn.

Sự phát triển của dưa lưới phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm lượng mưa, sâu bệnh hại...). Để đánh giá một giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có biên độ thích ứng rộng với sự thay đổi thời tiết khí hậu hơn nữa giống phải có tiềm năng năng suất cao.

28

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dưa lưới Hàn Quốc

Công thức

Thời gian từ trồng đến... (ngày)

Ra hoa đực Ra hoa cái Thu quả đầu Kết thúc thu hoạch

1 26 31 73 83

2 25 30 72 82

3 27 32 74 84

4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây dưa lưới là sự tăng trưởng về chiều cao thân chính. Sự vươn cao của thân nhờ sự phân hóa đỉnh sinh trưởng, sự tăng trưởng của mô phân sinh đỉnh, cùng với sự tham gia của chất kích thích sinh trưởng (Auxin) được tạo thành từ trên chồi ngọn.

Tốc độ tăng trưởng của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại. Trong trường hợp cùng giống, cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc thì dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định đến độ tăng trưởng của cây dưa lưới Hàn Quốc.

Nghiên cứu đặc tính này nhằm đưa ra biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể vào từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây cũng liên quan đến khả năng chín sớm và tập trung của các giống. Đối với cây dưa dựa vào sự tăng trưởng chiều cao cây mà chia làm 3 loại hình sinh trưởng: sinh trưởng hữu hạn, bán hữu hạn và vô hạn. Cũng như các loại cây trồng khác thân cây dưa có nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nó có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận của

29

cây như lá, hoa, quả và có vai trò quan trọng đối với việc trồng dưa theo giàn… tạo ra số lượng chùm hoa chùm quả và cho năng suất. Do vậy để sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện bất thuận của điều kiện ngoại cảnh thì đòi hỏi phải có thân vững chắc, khỏe mạnh.

Để thấy được ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây dưa lưới, tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc ở từng công thức, kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.2 và đồ thị 4.1.

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: cm

Công thức Ngày sau trồng…(ngày)

7 14 21 28 1 10.92 29.83b 81.04b 152.4b 2 11.87 34.78a 89.67a 166.35a 3 10.88 30.8b 82.41b 152.57b P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - 2.2 4.84 2.48 CV (%) - 3.46 2.87 0.78

30

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn dộng thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây dưa lưới lưới Hàn Quốc

Bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy chiều cao thân chính dưa lưới ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 10.88 đến 11.87 cm, cao nhất ở công thức 2 với chiều cao 11.87cm. Nhìn chung các công thức sau 7 ngày không có sự chênh lệch sai khác với nhau.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 29.83 đến 34.78 cm. Cao nhất là ở công thức 2 với chiều cao 34.78 cm, tiếp đến là CT3 (30.8 cm) và CT1 (29.83 cm), ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 81.04 đến 89.67 cm. Công thức 1 có chiều cao thân chính thấp nhất là 81.04 cm. Và công thức 2 có chiều cao thân chính cao nhất là 89.67 cm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 152.4 đến 166.35cm. Trong đó cây dưa lưới được trồng ở CT2 có giá trị

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Ngày 28

C h iề u c ao c ây ( cm) Công thức thí nghiệm CT1 CT2 CT3

31

cao nhất là 166.35cm, tiếp đến là CT3 (152.57 cm) và công thức có chiều cao thấp nhất so với 2 công thức con lại là CT1(152.4 cm), ở mức tin cây 95%.

Tăng trưởng chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc thể hiện rõ rệt hơn từ giai đoạn 14 ngày sau trồng, khi này bộ rễ đã hoàn thiện hơn và hấp thu dinh dưỡng 1 cách tốt nhất. Chỉ sau 7 ngày, chiều cao cây ở giai đoạn 21 ngày sau trồng gấp 2.7 lần so với giai đoạn 14 ngày.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc dưa lưới Hàn Quốc

Lá là cơ quan quan trọng thực hiện quá trình quang hợp tạo ra sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Số lá ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất quả. Số lá ít làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng quang hợp, quả sẽ ít và nhỏ, năng suất không cao. Thời kỳ quả chín nếu có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm cho quả bị nứt, bị rám, không có màu sắc đặc trưng của giống. Nhưng số lá nhiều, bản lá to, khiến cây rậm rạp, lá che khuất lẫn nhau sẽ ảnh hưởng xấu đến diện tích quang hợp của quần thể và là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.

Qua quan sát động thái ra lá của giống dưa lưới Hàn Quốc thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: Lá/cây

Công Thức

Ngày sau trồng….(ngày)

7 14 21 28 1 4.0 7.13b 14.13b 21.2b 2 4.47 8.0a 15.73a 23.6a 3 3.95 7.33b 14.6b 22.2b P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - 0.24 0.99 1.84 CV - 1.41 2.95 3.63

32

Hình 4.2: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của giống dưa lưới

Hàn Quốc

Qua kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy: Số lá trên thân chính được tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiêm chênh lệch không lớn. Giai đoạn sau trồng 7 ngày cây mới bén rễ hồi xanh nên tốc độ ra lá chậm. Sau khi cây đã bén rễ hồi xanh thì tốc độ ra lá tăng dần và hầu hết các công thức đều đạt tốc độ ra lá cao nhất vào giai đoạn 21-28 ngày sau trồng.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 3.95 đến 4.47 lá. Công thức 2 có số lá/thân chính cao nhất là 4.47 lá. Nhìn chung các công thức sau 7 ngày không có sự chênh lệch sai khác với nhau.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 7.13 đến 8.0 lá. Ở giai đoạn này công thức 1 lại có số lá thấp nhất là 7.13 lá, công thức 2 có số lá cao nhất là 8.0 lá, ở mức tin cậy 95%.

0 5 10 15 20 25

ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28

Số

Công thức thí nghiệm

33

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 14.13 đến 15.73 lá. Công thức 1có số lá thấp nhất là 14.13 lá, công thức 2 có số lá cao nhất là 15.73 lá , ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số lá/thân chính của các công thức dao động từ 21.2 đến 23.6 lá. Ở giai đoạn này công thức 2 có cố số lá/thân chính cao nhất là 23.6 lá so với 2 công thức còn lại là CT3 (22.2 lá) và CT1 (21.2 lá), ở mức độ tin cậy 95%.

* Thời gian từ trồng đến ra hoa

Sự ra hoa là điều kiện tiền đề hình thành quả. Đây là giai đoạn cây dưa lưới bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Dưa ra hoa sớm hay muộn ngoài yếu tố giống ra còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy việc điều khiển cho hoa ra sớm và tập trung có ý nghĩa lớn cho việc thụ phấn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế về sau. Hoa, quả ra sớm thu hoạch sớm sẽ cho giá thành cao hơn so với thu hoạch trong chính vụ.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Sau trồng được khoảng 25-27 ngày thì cây dưa bắt đầu nở hoa đực. Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức khác nhau không đáng kể, chênh lệch 1-3 ngày. Công thức 2 ra hoa đực sớm nhất là 25 ngày sau trồng, các công thức còn lại có số ngày ra hoa đực là CT1 (26 ngày) và CT3 (27 ngày).

Sau khi ra hoa đực thì khoảng 5-6 ngày sau cây dưa bắt đầu ra hoa cái, trong đó công thức 2 ra hoa cái sớm nhất là 30 ngày, sau khi hoa đực nở, các công thức còn lại có ngày ra hoa cái là CT1 (31 ngày) và CT3 (32 ngày).

Như vậy các loại phân bón không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của giống dưa lưới Hàn Quốc.

34

Xác định thời gian chín của quả dưa lưới để thu cho đúng thời điểm, là yếu tố vô cùng quan trọng. Thu quả quá non hoặc quá già đều ảnh hưởng đến chất lượng quả và thời gian bảo quản.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả đầu dao động trong khoảng 72-74 ngày. Công thức 2 có thời gian từ trồng đến thu hoạch sớm nhất là 72 ngày, trong đó công thức 1 có thời gian trồng đến khi thu hoạch là 73 ngày và công thức 3 có số ngày thu quả đầu muộn nhất là 74 ngày.

Như vậy các loại phân bón không ảnh hưởng đến thu hoạch của giống dưa lưới Hàn Quốc.

*Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch

Kết thúc thu hoạch là giai đoạn cuối của cây, là thời điểm thu những đợt quả cuối cùng của cây dưa lưới.

Qua bảng 4.1 ta thấy: Thời điểm kết thúc thu hoạch của quả dưa lưới giữa các công thức với nhau dao động từ 82-84 ngày, công thức 2 có số ngày kết thúc thu hoạch sớm nhất là 82 ngày, tiếp đến là CT1 là 83 ngày và công thức 3 có thời gian kết thúc thu hoạch là 84 ngày sau trồng.

Tóm lại, thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới Hàn Quốc trên các thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ với cùng điều kiện thời tiết và kỹ thuật chăm sóc, giống dưa lưới Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng là tương đương nhau.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, đường kính gốc biểu hiện khả năng vững chắc của cây và liên quan đến khả năng tăng trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên mức độ tăng

35

trưởng phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Đường kích gốc cây phản ánh mức độ tăng trưởng của cây, động thái này phụ thuộc khá nhiều vào sinh thái và điều kiện chăm sóc của con người. Cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng, chủ động nguồn nước tưới tiêu sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho cây tăng trưởng mạnh.

Theo dõi về khả năng tăng trưởng đường kính gốc cây của các công thức thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

Đơn vị: mm/gốc

Công thức

Ngày sau trồng….(ngày)

7 14 21 28 1 18.33 37.00 77.33b 106.67b 2 18.86 39.00 97.33a 125.67a 3 18.00 36.67 78.67b 108.67b P >0.05 >0.05 <0.05 <0.05 LSD.05 - - 5.6 10.2 CV - - 2.92 3.96

36

Hình 4.3: Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của giống dưa

lưới Hàn Quốc

Qua kết quả ở bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy: Đường kính gốc tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Đường kính gốc ở các công thức thí nghiệm chênh lệch không nhiều. Giai đoạn sau trồng 7 ngày cây mới bén rễ hồi xanh nên tốc độ tăng trưởng đường kính gốc chậm. Sau khi cây đã bén rễ hồi xanh thì tốc độ tăng trưởng đường kính gốc tăng mạnh.

Giai đoạn 7 ngày sau trồng, đường kính gốc của các công thức dao động từ 18.00 đến 18.86 mm. Công thức 3 có đường kính gốc thấp nhất là 18.0mm. Công thức 2 có đường kính gốc cao nhất là 18.86mm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 14 ngày sau trồng, đường kính gốc của các công thức dao động từ 36.67 đến 39.00 mm. Công thức 2 có số đường kính gốc cao nhất là 39.0 mm, lần lượt số đường kính của các công thức là CT1 (37.00 mm) và CT3 (36.67 mm), ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 21 ngày sau trồng, số đường kính gốc có sự thay đổ dõ dệt của các công thức dao động từ 77.33 đến 97.33 mm. Công thức 2 có số đường kính

0 20 40 60 80 100 120 NGÀY 7 NGÀY 14 NGÀY 21 NGÀY 28 Số đường kính gốc (mm) C ô n g th c th í n gh iệ m CT3 CT2 CT1

37

gốc cao nhất là 97.33 mm và công thức 1 có số đường kính gốc thấp nhất là 77.3 mm, ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 28 ngày sau trồng, số đường kính gốc của các công thức dao động từ 106.67 đến 125.67 mm. Công thức 2 có số đường kính gốc cao nhất là 125.67 mm và công thức thấp nhất là công thức 1 là 106.67mm, ở mức tin cậy 95%.

Từ kết quả cho thấy, ở công thức 2 có đường kính gốc phát triển mạnh nhất, cho thấy phân bón ở công thức 2 cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây, giúp cây mập, khỏe hơn chắc chắn hai công thức còn lại.

4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống dưa lưới Hàn Quốc của giống dưa lưới Hàn Quốc

* Một số sâu bệnh hại dưa:

- Một số loại sâu: Bọ trĩ (Thrip Palmi), Ruồi đục quả (Tephritidae)

Sâu ăn tạp (Spodoptera Litura), Rầy mềm (Aphis GossypiiMyzus Persicae).

- Một số loại bệnh: Bệnh chảy nhựa thân (Mycosphaerella), bệnh thối gốc,

lở cổ rễ (Rhizoctonia SolaniFusarium Solani), bệnh thối rễ, héo dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)