Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

lưới Hàn Quốc

Đặc tính ra hoa, số lượng hoa trên cây được quyết định bởi đặc tính di truyền giống. Nhiệt độ cao hay thấp cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa, không những ảnh hưởng tới số lượng hoa mà còn ảnh hưởng tới chất lượng và tỉ lệ đậu quả. Khi nhiệt độ khoảng 20-28oC thì mầm hoa phân bố nhiều, hoa to, tỉ lệ ra hoa cao, hoa ít rụng. Trong giai đoạn này cây còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: Ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa, sâu bệnh hại và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như: cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây... Bên cạnh việc tìm ra giống tốt chống chịu với điều kiện bất thuận thì cần phải có biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm hạn chế sự rụng hoa, rụng quả.

Cây dưa là cây có khả năng ra nhiều hoa song tỷ lệ đậu quả lại không cao do đó ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp là do vào thời điểm ra hoa nếu gặp điều kiện không thuận lợi như nhiệt độ thấp ẩm độ quá cao hoặc thấp, tầng rời sẽ được hình thành, phát triển mạnh ở các cuống hoa và sau một thời gian tế bào đó chết đi dẫn đến rụng hoa.

Nguyên nhân khác là do, trồng trong điều kiện nhà lưới vì vậy không có côn trùng hoặc các điều kiện tự nhiên khác như gió,… nên lượng hạt phấn

39

được thụ phấn cho hoa là rất ít dẫn đến hiện tượng rụng hoa tỷ lệ đậu quả thấp, để khắc phục điều đó ta nên thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái để tăng tỷ lệ đậu quả.

Số hoa trên cây phần lớn được quyết định bởi các đặc tính di truyền, xong nó cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh hại, và các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Để đánh giá tỉ lệ ra hoa đực và hoa cái của dưa lưới Hàn Quốc trên một số loại phân bón, tiến hành theo dõi thí nghiệm. Qua quá trình theo dõi đã thu được kết quả ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa lưới Hàn Quốc

Công thức Số hoa đực (hoa) Số hoa cái (hoa) Số quả đậu (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) 1 29.30b 4.50b 3.23b 71.97b 2 31.70a 5.43a 4.30a 79.17a 3 29.10b 4.66b 3.23b 67.82b P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD0.05 1.31 0.34 0.35 6.37 CV(%) 1.93 3.14 4.35 3.85

Qua bảng số liệu cho thấy:

Số hoa đực ở các công thức khá cao dao động từ 29.1 đến 31.7 hoa. Trong đó công thức 2 có số hoa đực cao nhất là 31.7 hoa, cao hơn các công thức còn lại lần lượt là CT1 (29.3 hoa) và CT3 (29.1 hoa), ở mức tin cậy 95%.

40

Công thức 1 có số hoa cái thấp nhất là 4.5 hoa. Trong đó công thức 2 có số hoa cái cao nhất là 5.43 hoa, ở mức tin cậy 95%.

Số quả của các công thức, dao động từ 3.23 đến 4.3 quả. Công thức 2 có số quả cao nhất là 4.3 quả. Công thức 1và công thức 3 có cùng số quả là 3.23 quả, ở mức tin cậy 95%.

Tỉ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm khá cao, dao động từ 67.82 đến 79.17 %. Các công thức đều có tỷ lệ đậu quả chênh lệch nhau khá lớn, trong đó công thức 2 có tỉ lệ đậu quả cao nhất là 79.17%. Công thức có tỉ lệ đậu quả thấp nhất là công thức 3 là 67.82%. Tỉ lệ quả ở công thức 1 là 71.79%, ở mức tin cậy 95%.

Theo tác giả Giàng Seo Diu, 2017 nghiên cứu về ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của giống dưa lưới Hàn Quốc trong điều kiện nhà màng, tỉ lệ khá cao là 72%, điều này chứng tỏ các loại phân bón có ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả của giống dưa lưới Hàn Quốc [15].

4.3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dưa lưới Hàn Quốc

Trong sản xuất dưa quả thì năng suất là yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định đến kinh tế của quả dưa lưới, để có được năng suất cao thì yếu tố dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất đến quả dưa lưới Hàn Quốc.

Để đánh giá được năng suất của dưa lưới Hàn Quốc qua một số loại phân bón. Qua quá trình theo dõi thu được bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa lưới Hàn Quốc

41 Công thức Số quả trung bình/cây (quả) Khối lượng trung bình quả (kg/quả) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) 1 1 0.97 b 24.33b 20.68b 2 1 1.17a 29.37a 24.96a 3 1 0.99b 24.72b 21.01b P - < 0.05 < 0.05 < 0.05 CV(%) - 0.92 3.12 3.65 LSD.05 - 0.02 1.8 1.52

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Số quả trung bình trên cây: Mặc dù số quả đậu của các công thức dao động từ 3.23 đến 4.3 quả/cây nhưng để đảm bảo cho năng suất cũng như chất lượng của giống dưa lưới Hàn Quốc mỗi cây chỉ để 1 quả vì vậy số quả được thu hoặc của các công thức không khác nhau.

Khối lượng trung bình quả của các công thức dao động từ 0.97 đến 1.17 kg/quả. Công thức 2 có khối lượng trung bình trên quả cao nhất là 1.17 kg/quả. Công thức 1 có khối lượng trung bình quả thấp nhất là 0.97 kg/quả, công thức 3 có khối lượng quả trung bình là 0.99 kg/quả, ở mức tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết của các công thức dao động từ 24.33 đến 29.37 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất lý thuyết cao nhất là 29.37 tấn/ha. Cao hơn 2 công thức còn lại là CT3 (24.72 tấn/ha) và CT1 (24.33 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

Năng suất thực thu của các công thức dao động từ 20.68 đến 24.96 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất thực thu cao nhất là 24.96 tấn/ha, cao hơn 2 công thức còn lại là CT3 (21.01 tấn/ha) và CT1 (20.68 tấn/ha), ở mức tin cậy 95%.

42

4.3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống dưa lưới Hàn Quốc dưa lưới Hàn Quốc

Dưa ăn quả nói chung, dưa lưới nói riêng là những loại quả cao cấp có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao. Trong trồng trọt ngoài việc tăng năng suất sản lượng dưa thì việc tăng chất lượng về hình thái quả, màu sắc, hương vị và độ ngọt... của quả là yêu cầu đặc biệt quan trọng mà người sản xuất hiện nay rất quan tâm để tạo ra thương hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình. Theo dõi ảnh hưởng của mật độ chất lượng của dưa lưới hàn quốc tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến chất lượng quả của giống dưa lưới Hàn Quốc

Công thức

Đường kính quả

(cm)

Chiều dài quả

(cm) Màu sắc quả Độ brix Nitrat (mg/kg) 1 11.74b 15.44 Vàng 12.98b 80.67 2 12.35a 16.52 Vàng 13.61a 74.47 3 11.16c 15.46 Vàng 13.08b 83.33 P <0.05 >0.05 - <0.05 - LSD0.05 0.51 - - 0.34 - CV(%) 1.9 - - 1.14 -

Đường kính quả: Đường kính quả của giống dưa lưới Hàn Quốc ở các công thức thí nghiệm dao động từ 11.16 đến 12.35cm. Công thức 2 có đường kính quả cao nhất là 12.35cm cao hơn so với các công thức còn lại là CT1 (11.74 cm) và CT3 (11.16 cm), ở mức tin cậy 95%.

43

Chiều dài quả: Qua bảng số liệu cho thấy, chiều dài quả của giống dưa lưới Hàn Quốc ở các công thức thí nghiệm dao động từ 15.44 đến 16.52 cm. Trong đó công thức 2 có chiều dài quả cao nhất là 16.52 cm, cao hơn so với công thức còn lại lần lượt là CT3 (15.46 cm) CT1 (15.44 cm), ở mức tin cậy 95%.

Độ brix là thang đo phổ biến nhất để đo chất rắn hòa tan. Do là chất rắn hòa tan nên brix sẽ bao gồm cả đường oxit và 1 vài chất khác. Đối với trái cây thì độ brix gần như là biểu thị độ ngọt của loại quả đó [17].

Độ brix của giống dưa lưới Hàn Quốc ở các công thức thí nghiệm dao động từ 12.98 đến 13.61 độ. Trong đó công thức 2 có độ brix cao nhất là 13.61độ, cao hơn so với công thức còn lại lần lượt là CT3 (13.08 độ) và CT1 (12.98 độ), ở mức tin cậy 95%.

Ở công thức 2 có độ brix cao nhất là 13.61 độ. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Giàng Seo Diu sử dụng dung dịch bã bia năm 2017[15]. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong dưa là ≤ 90 (mg/kg) (Theo quyết định số 99/2008–QĐ–BNN ban hành ngày 15/10/2008 quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh về rau, quả và chè an toàn) [14]. Độ nitrat trong các công thức dao động từ 74.47 đến 83.33 mg/kg. Trong đó công thứ 2 có nitrat nhỏ nhất là 74.47 mg/kg, công thức 3 có nitrat cao nhất là 83.33 mg/kg. Độ nitrat càng nhỏ thì mức độ an toàn trong thực phẩm càng cao. Vì vậy công thức 2 là công thức an toàn nhất.

Phần 5

44

5.1. Kết luận

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân

bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Tôi sơ bộ có kết luận như

sau:

* Thời kỳ sinh trưởng

Công thức 2 (Phân bón HaiFa – ISRAEL MKP+MAP+NovaCalcium) cho khả năng sinh trưởng tốt nhất, cụ thể:

Chiều cao thân chính của giống dưa lưới Hàn Quốc sau 28 ngày trồng đạt 166.35 cm; Số lá của giống dưa lưới Hàn Quốc sau 28 ngày trồng là 23.6 lá; Đường kính gốc của giống dưa lưới Hàn Quốc sau 28 ngày trồng là 125.67 mm; Tổng thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến khi thu hoạch là 82 ngày.

* Giai đoạn phát triển

Công thức 2 (Phân bón HaiFa – ISRAEL MKP+MAP+NovaCalcium) cho khả năng phát triển tốt nhất, cụ thể: Số hoa đực cao nhất là 31.7 hoa; Số hoa cái là 5.43 hoa; Số quả đậu là 4.3 quả; Tỷ lệ đậu quả là 79.17%.

* Tình hình sâu bệnh hại

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, giống dưa lưới Hàn Quốc thường bị những loại sâu bệnh hai như sâu khoang, sâu xanh, ruồi đục quả, bọ phấn trắng, bệnh thối rễ, héo xanh…gây hại. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng ta thấy giống dưa lưới Hàn Quốc trồng trong điều kiện có mái nhà lưới ít xuất hiện các loại sâu bệnh hại tấn công chủ yếu là bọ trĩ, phấn trắng, lở cổ rễ nhưng ở mức độ rất ít.

45

* Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng

Công thức 2(Phân bón HaiFa – ISRAEL MKP+MAP+NovaCalcium) cho năng suất và chất lượng tốt nhất, cụ thể:

Khối lượng trung bình quả là 1.17 kg/quả; Chiều dài quả là 16.52 cm; Đường kính quả là 12.35 cm; Độ brix là 13.61độ ; Nitrat là 74.47 mg/kg; Năng suất lý thuyết là 29.37 tấn/ha; Năng suất thực thu đạt 24.96 tấn/ha.

5.2. Đề nghị

Để có kết luận chắc chắn hơn, cần có nghiên cứu tiếp theo về việc sử dụng công thức 2 là Phân bón HaiFa – ISRAEL MKP+MAP+NovaCalcium, trồng dưa lưới trong nhà màng trong đó chú trọng đến việc tiến hành phân tích hàm lượng các nguyên tố có trong các loại phân bón và trong quả.

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, (1998), Quy định tạm thời về sản xuất rau “an toàn vệ sinh thực phẩm”,13 trang, Số 67/1998/QĐBNN- KHCN-Hà Nội.

2. Quyết định số 99 /2009/ QĐ – BNN về việc ban hành “ Quyđinh vềviệcquản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” để thực hiện chung cho cả nước.

3.Tạ Thị Thu Cúc, (2005), Giáo trình Kỹthuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Đính, (2003), Một số nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học,

Báo NNNT ra ngày 12/12/2003.

5. Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự, (1977), Các nguyên trong tốvi lượng trồng trọt, Nxb Khoa Học và KỹThuật, Hà Nội.

6. Vũ Văn Liết, Hoàng Đăng Dũng (2012), Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí khoa học và phát triển 2012.

7. Cao Kỳ Sơn, Phạm Ngọc Tuấn, Lê Minh Lương, Nghiên cứu lựa chọngiá thể cứng thích hợp trồng dưa chuột, cà chua thương phẩm trong nhà plastic theo hướng sản xuất nông nghi ệp công nghệ cao, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

II. Tài liệu Internet

8.http://www.vaas.org.vn/ 9.http://tinmientay.net/hau-giang-trong-dua-ngot-o-vung-han-man-thu- tramtrieu-moi-nam/ 10. https://nongnghiep.vn/ 11. http://www.khoahocphothong.com.vn/ 12.https://www.vietnamplus.vn/

47 13.http://www.fao.org/faostat/en/ 14. http://www.bibun.vn/news/523/co-the-tim-hieu-cac-quy-dinh-ve-nguong- ton-du-nitrat-trong-thuc-pham-o-dau.html 15. http://thuvien.tuaf.edu.vn/ 16.http://thuvienso.vanlanguni.edu.vn/bitstream/Vanlang_TV/ 17. https://tschem.com.vn/do-brix-la-gi/

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Hình 1: Cây trong vườn ươm

Hình 3: Cây dưa phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ứng dụng công nghệ bón tự động đến sinh trưởng, phát triển của dưa lưới tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)