Phòng bệnh bằng vệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type virus và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 44)

L ỜI CẢM ƠN

1.7.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh

1.7.1.1. Các biện pháp vệ sinh tổng hợp

Do đặc điểm dịch tễ của bệnh cũng như đặc tính biến đổi kháng nguyên bề mặt của virus khá phức tạp. Do vậy, để phòng bệnh và ngăn chặn bệnh xảy ra thì các biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp như: vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi, thiết bị cho

ăn uống....phải được áp dụng định kỳở những vùng chưa có dịch. Đối với những vùng

nguy cơ có dịch, vùng có dịch thì phải được áp dụng một cách thường xuyên và nghiêm ngặt (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2008).

1.7.1.2. Phòng bệnh khi chưa có dịch

Trong thời gian xảy ra dịch ở các địa phương khác thì các trại chăn nuôi gia

cầm giống áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm ngăn cản mầm bệnh đưa vào.

Dụng cụ chăn nuôi, xe chuyên chở, dụng cụ bảo hộlao động và con người ra vào trại phải được vệ sinh, khử trùng. Thức ăn, nước uống, chất độn chuồng phải đảm bảo không chứa mầm bệnh (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2008).

Trên các trục đường giao thông chính thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời nhằm ngăn chặn việc dịch chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm từ các địa phương có

dịch vào. Các phương tiện giao thông ra vào phải được tiêu độc.

Tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện bệnh và tiêu hủy tất cả gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc từcác địa phương đang có dịch. Đồng thời tiến hành tổ chức dập dịch nhanh chóng khi còn ở diện hẹp (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2008).

1.7.1.3. Phòng bệnh khi có dịch

Phòng, chống dịch cúm gia cầm là chương trình tổng hợp của công tác giám sát, chẩn đoán bệnh; kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia cầm kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học tăng cường; tiêu hủy, tiêu độc, khử trùng các ổ dịch; đồng thời tuyên truyền, giáo dục người dân về dịch bệnh. Tiêu hủy toàn đàn gia cầm bị bệnh

và đàn gia cầm có tiếp xúc với đàn bị bệnh là biện pháp bắt buộc để tránh bệnh lây lan. Do sự phân bốvà lưu hành của cúm gia cầm rất rộng vềđịa dư và đa dạng loài

động vật cảm nhiễm nên việc xác định chính xác sự lưu hành và phân bố của virus cúm là điều cực kỳkhó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là để kiểm soát được dịch cúm gia cầm đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách quản lý của nhà nước và hệ thống biện pháp kỹ thuật. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước có

đặc thù riêng nên khó có thể hoạch định được một chính sách chung về khống chế cúm gia cầm cho tất cả các quốc gia (Cục Thú y, 2014).

Bên cạnh đó, mặc dù có những đặc điểm riêng về dịch tễ học so với các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhìn chung sự bùng phát cúm gia cầm vẫn tuân theo những quy luật chung của quá trình sinh dịch, thực chất là sựtác động qua lại giữa 3 khâu: nguồn bệnh, động vật cảm thụ, yếu tố truyền lây của bệnh truyền nhiễm nói chung. Vì thế, nguyên tắc của khống chế bệnh cúm gia cầm chính là sự tác động vào các khâu trên của quá trình sinh dịch. Điều đó chính là việc phá vỡ vòng truyền lây của tác nhân gây bệnh và hiệu quả nhất là sự tác động vào điểm yếu nhất của quá trình truyền lây (Tô Long Thành, 2005).

Theo khuyến cáo của OIE đó là các hoạt động:

- Loại trừ tác nhân gây bệnh: Tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh, sát trùng tiêu độc. - Giảm tiếp xúc giữa tác nhân và vật chủ: sử dụng vắc xin phòng bệnh, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.

- Thay đổi môi trường sống: Thực hiện an toàn sinh học, ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập môi trường.

Cụ thể hoạt động kiểm soát cúm gia cầm bao gồm một sốđiểm cơ bản:

- Xây dựng chính sách về kiểm soát bệnh mà thực chất là ban hành khung pháp

lý đểđảm bảo hoạt động phòng chống dịch có hiệu quả. Đó là việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúm thông qua đường thương mại với các nước khác và thực hiện việc giết hủy hàng loạt gia cầm nhiễm bệnh.

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt nhằm khống chế sự lây nhiễm virus cúm gia cầm xâm nhập ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành type virus và khảo sát yếu tố nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm trên địa bàn huyện quảng trạch và thị xã ba đồn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 44)