3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.4. xuất các giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện
Dựa trên điều tra ý kiến của lãnh đạo địa phương, cán bộ tài nguyên và môi trường, và các báo cáo về kinh tế xã hội, các văn kiện, tài liệu của UBND huyện, giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trịđược thể hiện như sau:
3.4.4.1. Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tếgiai đoạn 2016-2020 đạt trên 10- 12%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, TTCN và thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, đến năm 2020. Cơ cấu kinh tếđến năm 2020:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 48%; - Công nghiệp, TTCN chiếm 17%; - Thương mại, dịch vụ chiếm 35%.
Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 12- 14%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Các cây trồng nông nghiệp của huyện chủ yếu là lúa nước, ngô lai, sắn nguyên liệu, lạc, rau đậu thực phẩm; cây công nghiệp dài ngày... tổng sản lượng lương thực đến năm 2020 là 17.310 tấn. Phát triển chăn nuôi chuồng trại, theo mô hình sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, đến năm 2020 đàn trâu bò đạt trên 20 nghìn con, đàn lợn 19,7 nghìn con, gia cầm 100 nghìn con. Đẩy mạnh trồng rừng phủxanh đất trống, đồi núi trọc, nâng mật độ che phủ rừng đạt 70% vào năm 2020.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản, thuỷđiện... tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tếtham gia, có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Tốc độtăng trưởng ngành đạt 8-10%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
- Thương mại, dịch vụ: Hình thành mạng lưới các chợ trung tâm, phát triển các ngành nghề dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông; từng bước hình thành và đa dạng hoá các loại hình du lịch gắn với di tích lịch sửtrên địa bàn. Phấn đấu giai đoạn 2016- 2020, tốc độtăng trưởng ngành đạt 15-17%/năm.
3.4.4.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
Trên cơ sở phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, căn cứ quy hoạch của các ngành, căn cứ đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộgia đình cá nhân, căn cứ tình hình thực hiện và tính khả thi của các dự án, theo đó nhu cầu sử dụng đất các công trình dự án thực hiện trong giai đoạn 2017- 2020 như sau:
Bảng 3.12. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2017-2020 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã loại đất Nhu cầu sử dụng đất (ha) 1 Đất nông nghiệp NNP 19.635,25 1.1 Đất trồng lúa LUA 77,85
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 77,85
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.050,93
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,30
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 16.400,17
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.128,88
2.1 Đất quốc phòng CQP 59,85
2.2 Đất an ninh CAN 4,11
2.3 Đất khu công nghiệp SKK
2.4 Đất khu chế xuất SKT
2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 31,70
2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 81,73
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 42,98
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 84,00 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 463,89 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 4,00 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 0,61 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,90
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã loại
đất
Nhu cầu sử
dụng đất
(ha)
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 84,83
2.14 Đất ở tại đô thị ODT 23,78
2.15 Đất xây dựng trụ sởcơ quan TSC 5,03
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG
2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,85
2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 18,90
2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 195,97
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 5,06
2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 13,69
2.23 Đất cơ sởtín ngưỡng TIN
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC
2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đakrông) 3.4.4.3. Giải pháp hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao và rất đa dạng làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất và tăng giá trị của đất, đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, quy hoạch nói riêng phải hoàn chỉnh về lực lượng cũng như cơ chế, chính sách mới phù hợp để có thể quản lý tốt theo quy hoạch và pháp luật.
Qua thực tế việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, có thể thấy quy hoạch sử dụng đất dễ bịđiều chỉnh theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao tầm quan trọng của tài liệu quy hoạch trong công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời bổ sung quy định về chấp hành quy hoạch sử dụng đất.
Để phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đến năm 2020 được thực hiện tốt và có tính khảthi cao, trên cơ sở nhận định và hiểu biết tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Giải pháp về công tác quản lý
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độđầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai;
- Quan tâm, lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạo sựđồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch. Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính theo hướng hiện đại, theo mô hình tập trung, thống nhất, phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm công khai, minh bạch;
- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,...
* Giải pháp về đầu tư
- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án;
- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm của huyện.
- Đầu tư cho việc xây dựng các tư liệu phục vụ quản lý đất đai như việc lập kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương.
* Giải pháp về cơ chế chính sách
Chính sách về đất đai
- Để quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, cần thực hiện đồng bộ trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, UBND huyện chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch và giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo phương án quy hoạch đã đề ra. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đưa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất vào chỉ tiêu kinh tế - xã hội chung của huyện, tạo đà cho sự phát triển toàn diện
- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất. Hướng dẫn các hộgia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo Luật đất đai;
- Thực hiện tốt việc giao đất cho các tổ chức, hộgia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất lâu dài và ổn định.Tiếp tục triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệmôi trường sinh thái.
Chính sách ưu đãi
- Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước vềđất đai, đồng thời đặt nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước vềđất đai theo đúng phương án quy hoạch đồng thời phải tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện có thểđảm bảo nhằm có thể thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho vùng khó khăn vềcơ sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật… đểnâng cao đời sống nhân dân và làm cho nhân dân có trách nhiệm trong việc khai thác có hiệu quả và bảo vệđất đai.
* Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại
- Nguồn thu từđất được sử dụng một phần thỏa đáng để nhằm cải tạo đất, điều tra, đánh giá phân loại đất đai;
- Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội và kích thích sản xuất;
- Rà soát, đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất. Tăng cường quản lý vềđất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ