Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp hoàn thành phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất

Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận”, tác giả Vũ Thành Quynh (2010)đã có kết luận sau:

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Ninh Hải đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ninh Hải theo hướng thương mại dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 từng bước tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả quỹđất, phân bổ quỹđất cho các ngành, các mục đích sử dụng một các hợp lý và hiệu quảtrên quan điểm bảo vệđất bảo vệmôi trường sinh thái.

- Đề tài cũng đã nêu ra những bất cập trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 như: có nhiều công trình dự án không triển khai thực hiện theo tiến độ đã đề ra, một số công trình dự án phát sinh ngoài quy hoạch, một số chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện không được hợp lý dẫn đến việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn để thực hiện các công trình dự án, quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa bám sát với thực tế, vẫn mang nặng tính chủ quan của người lãnh đạo và tư tưởng nhiệm kỳ.

- Trên cơ sởđánh giá kết quảđạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong thực hiện, đề tài cũng đã nêu ra 4 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm giải pháp về chính sách, nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện…[15].

Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Ninh Thuận”, tác giả Nguyễn Văn Bật (2010) đã có kết luận sau:

- Tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức và chỉđạo thực hiện khá tốt công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tỉnh đã tập trung đầu tư khá mạnh cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đểtăng nhanh tốc độc tăng trưởng, đẩy mạnh đô thị hoá, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, thuỷ lợi, sản xuất nông-lâm nghiệp, ... vì

vậy mà tiềm năng đất đai đã được khai thác khá tốt vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc thực hiện quy hoạch đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cơ cấu kinh tếcác ngành đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại-dịch vụ, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 11-12%, tổng sản phẩm GDP năm 2010 tăng 1,8-2 lần năm 2005; cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35%; nông-lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30%; dịch vụ chiếm 35%. Việc triển khai thực hiện quy hoạch được thực hiện khá tốt. Trong giai đoạn 2001-2005 do việc dự báo về vấn đề đô thị hoá, phát triển công nghiệp, ... chưa tốt nên còn có tình trạng một số dự án thực hiện không đúng vị trí, khu vực quy hoạch đã được phê duyệt. Giai đoạn 2006-2010, hầu hết các công trình, dựán đều thực hiện đúng theo phương án quy hoạch đất được duyệt.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được, quy hoạch còn những mặt tồn tại: Việc phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch đất giữa cấp tỉnh với cấp huyện còn có sự chênh lệch, nhất là đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp; đất ở đô thị; đất tôn giáo tín ngưỡng; ...chưa thực sự phù hợp theo đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Luật Đất đai 2003. Một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, đặc biệt là sử dụng đất tại các khu công nghiệp, khu du lịch... nhiều nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, chờ bán dự án cho chủ sử dụng đất mới để kiếm lời hoặc sử dụng không hiệu quả gây ra việc sử dụng đất lãng phí. Các khu, cụm công nghiệp hiện nay sử dụng khá lớn vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất làm muối, ... nhưng có nhiều công trình, dựán do địa phương không cân nhắc đầy đủ khảnăng thực hiện trước mắt cũng như trong tương lai, làm cho quy hoạch có tính khả thi không cao, dẫn tới một số khu vực quy hoạch đã được công bố, song trong thời gian dài không được thực hiện. Việc quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt ở cấp huyện, xã chưa tốt nên còn tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch; việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđiều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung không được chấp hành nghiêm túc. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế hoặc đã rõ là không hợp lý; nhiều khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bốnhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch.

- Trên cơ sởđánh giá kết quảđạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong thực hiện, đề tài cũng đã nêu ra 5 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm giải pháp về kinh tế; giải pháp về chính sách; giải pháp về tổ chức; giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất; giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch…[2].

Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”, tác giả Nguyễn Quang Anh (2012) đã có kết luận sau:

- Trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2010, huyện Kim Sơn đã thực hiện được nhiều công trình, dự án; việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đã dựa trên cơ sở của quy hoạch được duyệt,... Huyện đã huy động được mọi tiềm năng vềđất đai và tài nguyên sẵn có để phát triển nền kinh tế toàn diện, với nhịp độ tăng trưởng kinh tê ngày càng cao, phát triển bền vững. Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khai thác tối đa lợi thế vùng bãi bồi ven biển, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nghề trồng cói đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp và chế biến.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện còn những tồn tại, hạn chế: Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt (quy hoạch khu công nghiệp 17,12 ha, không thực hiện; đất sản xuất kinh doanh 30,08 ha, không thực hiện...); một số công trình, dự án thực hiện ngoài quy hoạch (nhà thi đấu TDTT huyện 1 ha, trường dạy nghề 5 ha); việc chuyển mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp đạt kết quả không cao (93,48%); việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp không theo quy hoạch vẫn còn diễn ra, đặc biệt là đất ở; cơ chế chính sách và cân đối nguồn vốn thực hiện quy hoạch chưa tương xứng với nhu cầu thực tế tại địa phương, ... Việc lập quy hoạch sử dụng đất của các xã là không đồng đều, không thống nhất về giai đoạn, khảnăng định hướng sử dụng đất của một số xã không đúng theo thực tế phát triển, do đó dẫn đến tình trạng bổ sung quy hoạch ở nhiều xã trong giai đoạn cuối kỳ quy hoạch. Hệ thống xử lý rác thải chưa được chú trọng, toàn bộ quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và quy hoạch huyện chưa có quy hoạch vị trí để làm bãi rác. Tỷ lệlao động được đào tạo ở huyện còn chưa cao, nhất là các xã bãi ngang của huyện, phương thức nuôi thuỷ sản chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh tựnhiên. Do đó, làm giảm năng suất và gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Trên cơ sở đánh giá kết quảđạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong thực hiện, đề tài cũng đã nêu ra 6 nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm giải pháp vềchơ chế chính sách, pháp luật; giải pháp về quản lý hành chính; giải pháp về kinh tế; giải pháp về kỹ thuật; giải pháp vềmôi trường; giải pháp thực hiện quy hoạch được duyệt….

Khái quát về quy hoạch sử dụng đất: Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất, bản chất của quy hoạch sử dụng đất, đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất, các nhân tốảnh hưởng đến việc sử dụng đất…[1].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp hoàn thành phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)