Quan điểm sử dụng đấ t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp hoàn thành phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Quan điểm sử dụng đấ t

Theo điều tra ý kiến của lãnh đạo địa phương, cán bộtài nguyên và môi trường, quan điểm sử dụng đất được tóm tắt như sau:

+ Đất đai là nhóm tài nguyên hạn chế, nhưng cần thiết trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy, việc khai thác hiệu quả quỹđất là quan điểm được đặt lên hàng đầu. Việc bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và xa hơn nữa.

+ Bảo vệđất nông nghiệp, ổn định, dần dần tăng diện tích gieo trồng, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu diện tích cây trồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn miền núi, đồng thời đảm bảo khai thác hiệu quả. Bảo đảm an toàn lương thực, hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa nước) sử dụng cho mục đích khác. Cần có biện pháp cụ thể, đồng bộ trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm giải quyết ổn định, vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm có tích lũy, tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá nông sản cao nhất. Mở

rộng diện tích trồng cây lâu năm, đặc biệt là cao su, cà phê, hồtiêu và cây ăn quả trên đất gò đồi nhằm phát triển thế mạnh sẵn có, tạo ra giá trị hàng hoá nông sản cao, tăng cường vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Huyện Đakrông nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của các yếu tố thiên tai: mưa gió, bão lụt, hạn hán,... do đó việc bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có là yêu cầu cấp bách. Đẩy mạnh trồng rừng đểtăng nhanh độ che phủ, nâng cao chức năng phòng hộ, bảo tồn. Phân bổ quỹđất hợp lý cho ngành công nghiệp nhất là những ngành công nghiệp có khảnăng khai thác những tiềm năng sẵn có như: Công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp khai khoáng là những ngành có thể tạo ra sức tăng trưởng mạnh mẽ trong công nghiệp cũng như trong nền kinh tế của huyện. Gắn sự phát triển nông thôn miền núi với sự phát triển của thị trấn huyện lỵ, các khu thị tứ và cụm công nghiệp, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và công nghiệp phát triển.

+ Phân bổ đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhưng không coi nhẹ việc nâng cao đời sống văn hoá và xã hội của nhân dân. Sử dụng đất phải tiết kiệm, hợp lý, cải tạo, làm giàu đất, điều chỉnh dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong sử dụng đất, bảo vệmôi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Đáp ứng nhu cầu về đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lượng môi trường sống. Đất ở phải được bố trí tập trung trên cơ sở mở rộng khu dân cư, tái định cư hoặc hình thành các khu đô thị mới, hạn chế và đi đến chấm dứt việc giao đất không theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp hoàn thành phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)