3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng
Theo định hướng quy hoạch của các ngành và đểđạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Định hướng sử dụng đất của một số ngành đến năm 2020 như sau:
3.4.3.1. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các đặc tính tự nhiên của đất đai, chịu sự tác động của các yếu tố: Thổnhưỡng, địa hình, khí hậu và khảnăng cung cấp nước, cũng như việc bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, khảnăng đầu tư, tập quán canh tác.
Tăng diện tích đất gieo trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất đặc biệt ở các xã có các vùng đất bằng phẳng, thung lũng rộng lớn, có khảnăng xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác nông nghiệp. Khai thác và đưa vào sử dụng diện tích đất có khảnăng trồng lúa nước với mục tiêu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tăng nhanh khối lượng hàng hoá, ổn định vững chắc chương trình lương thực, thực phẩm.
Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, tiếp tục tu bổ làm giàu rừng, trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khảnăng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp.
Phát huy những lợi thế của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông trong khai thác du lịch - dịch vụ; tham gia tích cực các dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Duy trì, bảo vệ diện tích rừng hiện có, tiếp tục tu bổ làm giàu rừng, trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khảnăng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp.
3.4.3.2. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch
Trên cơ sở tiềm năng và định hướng đến 2020, tập trung phát triển mạnh công nghiệp mũi nhọn của huyện là công nghiệp khai thác chế biến vật liệu xây dựng, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ởđịa phương.
Đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân bổ quỹđất hợp lý, xây dựng cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, bảo vệmôi trường.
Dành đất để xây dựng các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh và dịch vụthương mại ở Krông Klang, Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng- Hải Phúc, Tà Rụt, A Ngo... thúc đẩy kinh tếởđịa phương.
Tiềm năng phát triển du lịch của huyện là khá lớn, trên cơ sở phát huy điểm mạnh là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng, phát triển khu du lịch gắn với các di tích lịch sửnhư chiến khu Ba Lòng, đường mòn Hồ Chí Minh, khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Chí Minh huyền thoại,...
3.4.3.3. Đối với phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn
- Phấn đấu đến năm 2020 thành lập huyện La Lay lấy Tà Rụt làm thị trấn huyện lỵ - Xây dựng các trung tâm cụm xã Ba Lòng - Hải Phúc; Tà Long; A Bung; Đakrông.
3.4.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị