Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 38)

Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn

địa. Với diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ tiềm năng đất

đai và tài nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện Thanh Sơn có nhiều lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản..., cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 đã chuyển dịch

đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của huyện.

Giai đoạn 2017-2019 giá trị sản xuất kinh tế toàn huyện tăng qua các năm, năm 2019 đạt 2.795,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21.9 triệu

đồng/người/năm (năm 2019 là 22.1 triệu đồng/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 4.06%. Trong đó tăng trưởng nhiều nhất là ngành dịch vụ, tăng đến 17.47%/năm, tiếp đến là Công nghiệp - Xây dựng tăng

14.89%. Trong khi đó, ngành nông - lâm - thủy sản chỉ tăng 10,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm, bên cạnh đó cũng do tác động của điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…) và một lý do nữa là người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, lượng vốn sử dụng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn,…

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: %.

Các ngành kinh tế 2017 2018 2019

- Công nghiệp và xây dựng 19.97 19.59 19.73

- Dịch vụ 36.07 39.44 40.63

- Nông - lâm - thủy sản 43.96 40.97 39.64

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn, 2019)

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất, hầu như không có sự thay đổi, nông nghiệp thuần túy (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Trồng trọt chiếm tỷ trọng trên 60%, chăn nuôi trên 26% còn dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (trên 3%).

Cùng với những giá trị văn hoá vật chất các giá trị văn hoá truyền thống, các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc trong huyện tiếp tục

được phục hồi: Hội dân ca, hát ru, tết nhảy, múa lập tĩnh của người Dao, hát vì hát giang của người Mường, các giai điệu cồng chiêng; việc phục hồi nghề dệt thổ cẩm, văn hoá nhà sàn... với những cố gắng đó Thanh Sơn đã tích cực góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện trở nên phong phú, sinh động gắn bó với cội nguồn, qua đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ cho du lịch di sản vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện.

2.2.Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng chính thống Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Thanh Sơn (đến 31 tháng 12 hàng năm) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Tăng giảm so 2017 S tuyt đối (+) S tương đối (%) 1. Tổng dư nợ 559.122 100 627.124 100 743.619 100 184.497 132,9 - Agribank 402.284 71,95 445.851 71,09 536.829 72,19 134.545 133,4 - NHCSXH 145.853 26,09 168.581 26,88 193.232 25,98 47.379 132,5 - QTDND 10.985 1,96 12.692 2,02 13.558 1,83 2.573 123,4 2. Dư nợ quá hạn 15.684 100 17.295 100 17.617 100 1.933 112,3 - Agribank 8.556 54,55 9.366 54,15 9.189 52,16 633 107,4 - NHCSXH 6.750 43,04 7.480 43,25 7.955 45,16 1.205 117,8 - QTDND 378 2,41 449 2,60 473 2,68 95 125,1 3. Tỷ lệ dư nợ quá hạn 2,8 - 2,76 - 2,37 - - - - Agribank 2,13 - 2,10 - 1,71 - - - - NHCSXH 4,63 - 4,44 - 4,12 - - - - QTDND 3,44 - 3,54 - 3,49 - - -

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết của Agribank, NHCSXH, QTDND 3 xã)

Số liệu thống kê cho thấy mốt số vấn đề sau:

(i) Tổng dư nợ cho vay NNNT chung của cả 3 tổ chức TDCT liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, nếu như năm 2017, tổng dư nợ cho vay NNNT chỉđạt 559.122 triệu đồng (khoảng 559 tỷ đồng) thì đến cuối năm 2018, tổng dư nợ đã tăng lên 627.124 triệu đồng (khoảng 627 tỷ đồng), và đến năm 2019, dư nợ đã tăng lên 743.619 triệu đồng (khoảng 744 tỷ đồng), tăng 1,3 lần so với 2017. Nếu tách riêng từng tổ chức tín dụng, số liệu cũng cho thấy dư nợ NNNT liên tục tăng qua các năm.

(ii) Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng từ giai đoạn 2017 đến 2019 đạt 32,9%.

Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2017 đến 2019, dư nợ cho vay phát triển NNNT liên tục tăng qua các năm, điều đó cho thấy, hoạt động cho vay tín dụng chính thống vào khu vực này đã tăng lên. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, ta tiến hành phân tích biến động cơ cấu tỷ lệ phần trăm dự nợ cho vay trên tổng dư nợ chung của cả hệ thống.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ dư nợ phân theo tổ chức cho vay (%)

Kết quả cho thấy cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay NNNT tại 2 tổ chức NHCSXH và QTDND có xu hướng giảm qua các năm, mặc dù tổng dư nợ NNNT vẫn tăng lên. Cụ thể, tại thời điểm 2017 tỷ lệ % dư nợ tại NHCSXH 26,09% trên tổng cơ cấu dư nợ giảm xuống 25.98% năm 2019, và tương tự như vậy, tỷ lệ % dư

nợ của hệ thống QTDND cũng giảm từ 1,96% năm 2017 xuống 1,83% năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ của Agribank năm tăng lên, chiếm 72,19% trên tổng cơ

cấu dư nợ. Như vậy, qua điều cho thấy, tham gia cho vay NNNT vẫn là ngân hàng Agribank đóng vai trò chủđạo.

Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra rằng dư nợ quá hạn ở các tổ chức tín dụng vẫn còn khá cao, và có xu hướng tăng lên. Năm 2019 tổng dư nợ quá hạn là 17.617 triệu đồng, tăng 1.933 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng 12,3%. Song, cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ quá hạn lại giảm dần qua các năm. Cụ thể,

năm 2017 là 2,8% giảm xuống 2,37% năm 2019.

Việc dư nợ cho vay quá hạn chiếm tỷ lệ cao cho thấy nông dân gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn đầu tư. Qua thực tế, thấy rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các TCTD đều hạn chế nợ xấu, nên cho vay các khoản vay ngắn hạn để giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình trạng nợ xấu. Chính điều này có tác động không nhỏđến chiến lược đầu tư lâu dài sản xuất của hộ, cũng như làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí trung gian. Bên cạnh đó dư nợ quá hạn và nợ xấu tăng một phần là do dân trí thấp, vốn vay chưa mang lại hiệu quả cao, có một lý do nữa là do cán bộ tín dụng trình độ còn hạn chế, việc thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng vốn chưa đúng mục đích và kém hiệu quả.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các hộ sản xuất nông nghiệp của tổ chức tín dụng và thực trạng năng lực tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu các định hướng, giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận vốn chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn địa đim nghiên cu

Căn cứ vào những phân tích về đặc điểm của huyện Thanh Sơn, để đáp

ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn các xã đại diện cho các vùng đặc trưng của huyện để nghiên cứu. Các xã được chọn gồm: Xã Địch Quả; Xã Tân Minh và xã Văn Miếu

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã được chọn điểm và các hộđiều tra.

2.3.2.1. Thu thập tài liệu đã công bố

Bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế

hộ nông dân của xã, các tài liệu liên quan đến chính sách nông nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung vốn tín dụng cho hộ nông dân của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện.

Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ những số liệu đã công bố

của các cơ quan, tổ chức như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, xã; các QTDND của xã; các tổ chức hội; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu.

Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các cơ quan thống kê Trung

ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các bộ ngành liên quan cũng như từ các tạp chí chuyên ngành, báo chí liên quan, những báo cáo khoa học đã

được công bố và mạng internet...

2.3.2.2. Thu thập số liệu mới

Số liệu mới bao gồm những số liệu phản ánh về trình độ, nhân khẩu, lao

động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không vay, nguồn nào, thông qua tổ chức nào, tại sao vay, vay được bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay...), thu thập nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ...

Vì những số liệu này chưa có sẵn nên việc thu thập các số liệu mới được thực hiên thông qua các phương pháp sau:

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Phương pháp được thực hiện bằng cách thực địa để quan sát, phỏng vấn không chính thức cán bộ và người dân địa phương nhằm thu thập thông tin đã có tại điểm nghiên cứu. Để có những thông tin ban đầu về nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn một số cán bộ, những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý hoạt động của các tổ

chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện như NHNo & PTNT, QTDND, NHCSXH. Phỏng vấn một số cán bộ UBND xã, các đồng chí trưởng thôn là

những người am hiểu về tình hình địa phương. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn một số hộ nông dân không chủ định trước, sau đó tập hợp lại những thông tin quan sát được, những ý kiến phỏng vấn trên và tiến hành phân tích để có những nhận định ban đầu về sự năng lực cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

* Điều tra hộ: Thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu điều tra.

Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn chúng tôi xác định số

hộ cần điều tra là 90 hộ chia đều cho 3 xã: Xã Địch Quả; Xã Tân Minh và xã Văn Miếu. Mỗi xã điều tra 30 hộ một cách ngẫu nhiên không phân biệt là hộ đó đã

được vay vốn hay chưa ở các tổ chức tín dụng chính thống. Trong số các hộ

này được tổng hợp thành 3 loại hộ (hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo).

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra.

Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm thông tin chủ yếu sau:

- Những thông tin cơ bản về hộ điều tra như: Họ tên, tuổi chủ hộ, giới tính, trình độ văn hoá, số lao động, loại hộ, những tài sản chủ yếu dùng để thế

chấp vay vốn, những ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ...

- Tình hình vay vốn của hộ gia đình như: Số lượng vốn, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích vay vốn, nơi vay, kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau khi vay vốn...

- Những thông tin về nhận thức của các hộ điều tra với đối với tín dụng như: ý kiến của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, cán bộ tín dụng, hiểu biết của hộ

về tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng chính thống…

Bước 3: Phương pháp điều tra.

- Phỏng vấn thử sau khi thiết lập phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn thử

một số hộ nông dân và bổ sung, sửa đổi một số nội dung điều tra từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra.

ở phiếu điều tra.

2.3.3. X lý s liu

- Xử lý số liệu đã được công bố, tổng hợp, bổ sung những thông tin còn thiếu sau đó tổng hợp lại chọn ra những thông tin phù hợp với mục tiêu của đề tài.

- Toàn bộ số liệu trên phiếu điều tra sau khi được phỏng vấn sẽđược xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

2.3.4. Phương pháp phân tích

2.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số liệu

đã được tính toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số

bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu phân tích mức độ các nguồn tín dụng và sự tiếp cận của hộ nông dân với các nguồn tín dụng.

2.3.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác

định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi qua các năm.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu tiếp cận tín dụng của HSXNN trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.

- Ch tiêu v cơ cu: là xác định tỷ trọng của từng tổng thể bộ phận so với tổng thể chung: Công thức tính:

di: Cơ cấu của loại tổng thể thứ i yi là mức độ của loại tổng thể thứ i ∑yi là mức độ tổng thể chung

- Chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính:

∆i= yi- y1 (i=2,3,4...) Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển (ti ): Tốc độ phát triển được dùng để phản ánh tốc

độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó Công thức tính:

+ Tốc độ phát triển bình quân ( ):

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính như sau:

Trong đó: Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tỷ lệ HSXNN: Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số HSXNN được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số HSXNN được vay lại cao hoặc thấp.

T l HSXNN

được vay =

HSXNN được vay

- Số tiền bình quân một HSXNN: Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi HSXNN được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)