Nâng cao năng lực tiếp cận vốn và các yếu tố tác động đến năng lực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

cn vn tín dng chính thng ca h nông dân

1.1.4.1. Khái quát về năng lực tiếp cận nguồn tín dụng chính thống của các hộ

sản xuất nông nghiệp

- Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ: Là hộ nông dân có đủ các điều kiện

để được vay vốn từ một TCTD cụ thể nào đó. Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu có thể vay vốn từ nguồn đó. Một hộ

nông dân thoả mãn được các điều kiện để có thể được vay vốn từ một tổ chức tín

Trưởng thành HT NHTM Các TCTD quy mô nhỏ Sự tiếp cận Sự bền vững Non trẻ NGO s

dụng mà họ muốn vay, ví dụ như có tài sản thế chấp, có dự án sản xuất, có khả

năng hoàn trả nợ v.v... Các điều kiện mà các TCTD đưa ra càng chặt chẽ thì khả

năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ càng khó.

- Tham gia tín dụng: Là hộ nông dân đã được vay vốn từ nguồn tín dụng nào đó. Một hộ nông dân tham gia tín dụng nếu họ thực sự vay từ nguồn tín dụng

đó. Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng nhưng có thể lựa chọn không tham gia tín dụng.

- Nhu cầu tiếp cận tín dụng: Một hộ nông dân có nhu cầu vay vốn từ một nguồn tín dụng nào đó. Thực tế hộ có nhu cầu có thểđược vay hoặc không được vay vốn từ nguồn đó.

- Hạn chế tín dụng: Một hộ nông dân bị hạn chế tín dụng nếu không có năng lực tiếp cận tín dụng hay không thể vay được số lượng như hộ yêu cầu.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân

được hiểu theo nghĩa ở các mức độ khác nhau:

+ Hộ nông dân được nghe, tìm hiểu về các dịch vụ tín dụng chính thống. + Hộ nông dân đã được nghe, được tìm hiểu về các dịch vụ tín dụng và họ đã có nhu cầu muốn được vay vốn tại các tổ chức này. Họ đã bước đầu làm đơn xin được vay vốn tại các tổ chức này.

+ Hộ nông dân đã được biết và hiểu đầy đủ về quyền lợi của mình khi

được vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thống này và họ đã làm thủ tục vay vốn và đã được vay.

+ Hộ nông dân thường xuyên vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thống.

1.1.4.2. Các lý thuyết về tiếp cận vốn tín dụng

+ Lý thuyết tiếp cận truyền thống:

Lý thuyết về cách tiếp cận truyền thống lập luận rằng cơ chế giá cả hay lãi suất vẫn có chức năng vốn có của thị trường tín dụng. Lãi suất thấp sẽ

khuyến khích nông dân vay mượn, tích cực áp dụng kỹ thuật mới để đạt được sản lượng và thu nhập cao. Lãi suất cao sẽ ngăn cản nông dân vay mượn. Trên cơ sở lập luận đó, lý thuyết này đề xuất sự can thiệp cao của chính phủ ở thị

trường tín dụng bằng sự duy trì chính sách lãi suất thấp và trợ cấp tín dụng cho nông dân. Tuy nhiên, trong thực tế cơ chế giá cả hay lãi suất không hoạt động hoàn hảo nên xác định trần lãi suất đã làm chệch hướng tín dụng về phía những người vay lớn và làm giảm huy động tiết kiệm cũng như quỹ cho vay. Thực tế

này cho thấy lãi suất không phải là yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng. + Lý thuyết tiếp cận hạn chế tài chính:

Lý thuyết về cách tiếp cận hạn chế tài chính lập luận rằng thị trường tài chính là không hoàn hảo, lãi suất thấp ở khu vực chính thống đã làm lệch tín dụng bị giới hạn về phía những người vay lớn hay những người có địa vị kinh tế

xã hội. Những người cho vay có thể tập trung vào một số khoản cho vay lớn hơn vào những người vay nhỏ vì có thể tối thiểu hoá chi phí quản lý của họ. Địa vị

chính trị xã hội của người vay sẽ ảnh hưởng tới uy tín của họ nên những người này sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn.

+ Lý thuyết tiếp cận kinh tế học các định chế mới:

Cũng như cách tiếp cận hạn chế tài chính, cách tiếp cận kinh tế học các định chế mới giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo. Nhưng lý thuyết này lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của Chính phủ mà còn từ cách hành xử của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Thông tin không cân xứng gắn liền với vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Tóm lại, phương pháp này chỉ ra rằng nắm giữ đất đai, tình trạng nhà cửa, tài sản, trình độ văn hoá và nghề nghiệp chính của chủ hộ có thể ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận tín dụng của hộ. Bên cạnh các đặc tính có thể quan sát được, tính rủi ro có thể liên quan chủ yếu tới đặc tính không thể quan sát được, tính rủi ro có thể liên quan chủ yếu tới những đặc tính không thể quan sát được của hộ

như kỹ năng canh tác, sự nhạy bén với những thách thức và chất lượng của đất

đai, do đó tiếp cận tín dụng của hộ cũng có thể bịảnh hưởng bởi những đặc tính không thể quan sát được.

1.1.4.3. Các yếu tố tác động đến sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp

Nông dân Việt Nam chủ yếu sống ở mức nghèo và phụ thuộc lớn vào sản xuất nông nghiệp vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên nhiên. Do rủi ro trong quá trình sản xuất và chi phí giao dịch cao, các ngân hàng thương mại có xu hướng từ chối các khoản vay của hộ nông dân. Bên cạnh đó, tín dụng chính thống thường có yêu cầu tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà, tài sản cố định (khoảng 70% các khoản vay chính thống) [Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008]. Trong đó, đất đai (đặc biệt là sổ đỏ) được sử dụng rộng rãi như là tài sản thế chấp tại Việt Nam [Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2002].

Hơn nữa, hầu hết người cho vay bán chính thống thiếu khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động của họ. Vì vậy, họ không có mối quan hệ với các tổ chức khác hoặc tiếp cận các thị trường tín dụng ngước ngoài hoặc huy động tiết kiệm cộng đồng. Kết quả là, nó đã hạn chế những người cho vay bán chính thống mở

rộng hoạt động.

Đối với người nghèo, chế độ quản lý cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của họ [Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010]. Mặc dù, các Chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo và phát triển nông thôn, nhiều tổ chức tài chính và tín dụng như Agribank và NHCSXH có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng. Tuy nhiên, những người nghèo nhất chỉ muốn vay với quy mô nhỏ và theo mùa để

vượt qua những cú sốc bất ngờ lại bị từ chối [Chu Tiến Quang và cộng sự, 2008]. Hơn nữa, giới tính và độ tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đáng kể, với những chủ hộ già hơn thì ít có nhu cầu tín dụng hơn [Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2002].

Ngoài ra, một trong những khác biệt như trình độ giáo dục có ảnh hưởng không đáng kể đến nhu cầu tín dụng. Về mặt lý thuyết, các yếu tố như: Kinh tế, hành vi, văn hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia tín dụng của các cá nhân [Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)