Những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng cả
ngắn hạn và dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế khu vực nông thôn. Nghị định số 41/2010/NĐ - CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có đề cập “khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân” tiếp đến là Nghị định 55/2015 của chính phủ quy định về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và gần đây nhất là NĐ 116/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn,
Sau 4 năm triển khai Nghị định 55 huyện Thanh Sơn đã đạt được nhiều thành công. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 55 và hướng dẫn của NHNN, thời gian qua các TCTD trên địa bàn huyện đã thực hiện đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tín dụng ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để hộ
nông dân và các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng chính thống phục vụ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Mặc dù vậy, cũng sau 4 năm triển khai, Nghị định 55 cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong thực tiễn triển khai như sau:
Trong quy định phạm vi không gian tổ chức, cá nhân vay vốn ưu đãi phải cư trú ở nông thôn và có cơ sở sản xuất ở nông thôn (trên địa bàn xã) là chưa hợp lý đối với những hộ nông dân cùng ngành nghề, cùng canh tác trên cùng một thửa ruộng nhưng lại không được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi do cư trú tại phường, thị trấn.
Đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo không tiếp cận được nguồn vốn chính sách phục vụ cho sản xuất tại NHCSXH. Thực tế, phần lớn hộ nghèo nằm trong diện được vay vốn nhưng lại không có nhu cầu vay do không có khả năng sản xuất vì mất sức lao động, hộ neo đơn,… và hàng năm vốn dành cho người
nghèo không giải ngân hết phải trả về TW, trong khi đó nhiều đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo thiếu vốn mà không được tiếp cận.
Về lĩnh vực cho vay tín chấp, giá trị khoản vay tín chấp trung bình còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Nghịđịnh 55 mong đợi (Nghịđịnh 55 : Cá nhân, hộ sản xuất vay tối đa 50 triệu đồng; HTX, trang trại vay tối đa 200 triệu đồng). Hay nói cách khác, người dân vẫn chưa tiếp cận chính sách ưu đãi về tăng quy mô khoản vay tín chấp như nội dung của Nghịđịnh.
Điều kiện vay tín chấp không được người dân hài lòng, khi nó là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận khoản vay thế chấp khác tại các ngân hàng do khoản vay tín chấp bị giữ giấy chứng nhận sử dụng đất.
Bên cạnh đó, chính sách lãi suất cho người nghèo ở nông thôn do NHNN
đưa ra hiện nay còn gây nhiều tranh cãi, đó là chính sách lãi suất thấp của NHCSXH với mức trung bình 0,5%/tháng, tức là còn thấp hơn lãi suất huy động của các tổ chức TDCT khác. Hơn nữa, với chính sách huy động vốn không hấp dẫn, NHCSXH hạn chế rất nhiều trong huy động vốn tự nguyện (NHCSXH hiện nay còn huy động vốn do các NHNN gửi vào và một số nguồn khác). Những yếu tố này làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển và bền vững của ngân hàng này trong tương lai.
Theo kết quả điều tra, các hộ nông dân tỏ ra khá quan tâm tới các chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho vay. Số người được hỏi trả lời là rất quan tâm chiếm 31,11%, số trả lời quan tâm chiếm 52,22%, chỉ có 16,67% số người
được hỏi trả lời không quan tâm tới chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay. Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nông dân được phỏng vấn cho thấy 53,33% hộđều khẳng định vốn tín dụng đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống; 26,67% số hộ trả lời là tạo thêm việc làm và 20,00% trả lời là phát triển thêm ngành nghề. Kết quả điều tra này cho thấy, những hộ có phương thức sản xuất hợp lý, quy mô sản xuất lớn hơn, nên các chính sách tín dụng hiện tại đang
được triển khai tại huyện như tăng quy mô khoản vay tín chấp, hỗ trợ mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất,... sẽ có điều kiện được hưởng nhiều hơn, và có tác động rõ hơn tới thu nhập của họ.
Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay
Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1. Mức độ quan tâm 90 100
+ Rất quan tâm 28 31,11
+ Quan tâm 47 52,22
+ Không quan tâm 15 16,67
2. Tác động của các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động sản xuất của hộ + Làm tăng thu nhập 48 53,33 + Tạo việc làm 24 26,67 + Phát triển ngành nghề 18 20,00 Nguồn: Tính toán của tác giả
Sản xuất nông nghiệp là ngành đặc thù, mang tính chất mùa vụ cao và chịu nhiều rủi ro do thiên tai nên mỗi thay đổi trong chính sách của Nhà nước
đều có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất cũng như các quyết định đầu tư và phương án sản xuất của các hộ nông dân.