Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thồn của hộ sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 63)

nông nghip Bảng 3.4. Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp Đơn vị tính : % Chỉ tiêu Agribank NHCSXH QTDND Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Tỷ lệ hộđiều tra từng vay vốn 60,0 74,3 50,0 90,0 40,0 71,43 - Vay thường xuyên 35,0 35,71 65,0 54,28 25,0 37,14 Tỷ lệ hộđiều tra chưa

từng vay vốn 40,0 25,71 50,0 10,0 60,0 28,57

Ghi chú: Nhóm 1 là hộ nghèo và cận nghèo, nhóm 2 là hộ trung bình và khá. (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2019).

Qua số liệu tại bảng 3.5, chúng ta thấy, trong tổng số hộ điều tra tại 3 xã thì tỷ lệ hộ điều tra thường xuyên vay vốn chiếm tỷ lệ cao và mỗi đối tượng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tín dụng chính thống. Cụ thể, tỷ lệ hộ điều tra từng vay vốn tại NHCSXH cao nhất với 90,0% trong đó có 54,28% hộ vay thường xuyên. Tại Agribank có 74,3% hộ từng vay vốn trong đó có 35,71% vay thường xuyên. Tỷ lệ này tại QTDND là nhỏ nhất với lần lượt là 71,43% và 37,14% hộ vay thường xuyên. Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra những bất cập sau:

Thứ nhất, sự mất cân đối về khả năng tiếp cận tín dụng giữa các đối tượng với các tổ chức TDCT. Cụ thể, nhóm 1 bao gồm hộ nghèo và cận nghèo là đối tượng tiếp cận được ít nhất với tỷ lệ 15,38% trong tổng cơ cấu hộ điều tra từng vay vốn và 25,21% hộ vay thường xuyên. Xét tại 3 tổ chức TDCT, ta thấy, Agribank có tỷ lệ hộ điều tra từng vay vốn là cao nhất với 60,0% trong đó có 35,0% hộ vay thường xuyên. Tại QTDND là nhỏ nhất với tỷ lệ lần lượt là 40,0% hộđiều tra từng vay vốn trong đó có 25,0% hộ vay thường xuyên. Vậy, lý do nào khiến cho các đối tượng này gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Qua trao

đổi với các tổ chức tín dụng tại 3 xã cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến ngân hàng từ chối nhóm đối tượng này. Thứ nhất, nhóm đối tượng này không có tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác,..). Thứ hai, thu nhập bình quân thấp và hiệu quả sản xuất còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng không tiếp cận do sợ rủi ro cao. Cụ thể, tại xã Văn Miếu, có 7

đối tượng hộ nghèo có đủ điều kiện vay vốn thì 3 hộ không có nhu cầu do không có kế hoạch sản xuất. Những bất cập này không phải do hạn chế về chính sách tín dụng, các ngân hàng có lý do từ chối đầu tư khi không thu được lợi nhuận. Vì thế,

để nhóm đối tượng này tiếp cận được vốn, Chính phủ cần có các chính sách đồng bộ khác giúp họ phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao.

Thứ hai, trong những hộ chưa từng tiếp cận vốn vay tại các tổ chức TDCT nào, có đến 65% hộ vay từ anh em, bạn bè hoặc mua chịu (phân bón, giống, thức

ăn gia súc) sau đó đến khi thu hoạch sản phẩm mới sẽ trả nợ. Trong số hộ có nhu cầu vay, đối tượng cận nghèo và vừa thoát nghèo có 5 hộ không được tiếp cận với nguồn vốn chính sách phục vụ sản xuất tại NHCSXH. Ngân hàng CSXH hiện nay cho vay theo nhiều kênh chương trình như: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, nước sạch,… Tuy nhiên, qua thực tế, tại 3 xã điều tra, phần lớn hộ nghèo nằm trong diện được vay vốn, nhưng không có nhu cầu vay vốn do không có khả

năng sản xuất hoặc hộ neo đơn,… trong khi đó, đối tượng cận nghèo và thoát nghèo lại rất cần vốn để sản xuất, nhưng lại không nằm trong diện được vay. Một thực tế trái ngược tại địa phương hiện nay là hàng năm vốn dành cho hộ

nghèo vay không giải ngân hết dưới địa phương phải trả về trung ương, trong khi

đó nhiều đối tượng cận nghèo, thoát nghèo thiếu vốn lại không được tiếp cận. Vì vậy, cần có những kiến nghịđể mở rộng đối tượng cho vay.

Như vậy, có thể kết luận rằng, hiện nay, khả năng nhận được các khoản vay tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn khá cao so với mặt bằng chung của cả nước với trên một nửa hộ tiếp cận được với các nguồn chính thống. Trong số những hộ có nhu cầu vay vốn, dưới 5% số hộ cho rằng họ đã làm thủ tục xin vay nhưng không được chấp nhận. Cũng có tỷ lệ hộ cận nghèo và

vừa thoát nghèo có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn chính sách phục vụ sản xuất tại NHCSXH nhưng không nằm trong diện được vay. Tuy nhiên, trong cuộc điều tra này, những câu hỏi này chỉ hỏi các hộ có vay vốn. Vì vậy, không thể nói rằng dưới 50% hộ trong diện điều tra không vay vốn là do bị hạn chế về tín dụng chính thống hay không.

Đối tượng NHCSXH cung cấp thường là những đối tượng “không có khả

năng vay vốn ngân hàng”, do đó cần phải làm rõ tại sao các hộ không tiếp cận tín dụng, nếu xét về nguồn lực, là luôn sẵn sàng để hộ có thể tiếp cận. Nói cách khác, các hộ này bị giới hạn tín dụng do NHCSXH không tiếp cận đến họ hay

đơn giản chỉ vì họ không chọn giải pháp vay mượn? Để hiểu rõ hơn vềđiều này chúng ta cần đánh giá xem đặc điểm nào khác biệt giữa các hộ tiếp cận với nguồn TDCT với các hộ không tiếp cận với TDCT (ví dụ: có hay không vay từ

các nguồn phi chính thống).

Số liệu thống kê, phân tích kết quảđiều tra hộ cho ta thấy, có một số điểm khác biệt đáng chú ý về đặc điểm giữa các hộ nhận được khoản vay TDCT và các hộ không vay từ nguồn chính thống. Cụ thể, những hộ nhận được khoản vay TDCT có thu nhập cao hơn tại cả 3 xã điều tra nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp theo thời gian. Các hộ không vay từ nguồn chính thống có trình độ văn hóa và lượng của cải thấp hơn. Xét tại 3 xã điều tra, cho thấy, tất cả các xã những hộ có vay TDCT có tỷ lệ biết đọc và viết cao hơn và có trình độ văn hóa ở

bậc THCS cũng cao hơn so với các hộ không vay TDCT. Trong 90 hộ điều tra, những hộ có vay TDCT hầu như có sổ đỏ và tham gia vào các tổ chức Đoàn thể

(HPN, HND). Một khác biệt nữa là các hộ từng trải qua các cú sốc về kinh tế (bị

bệnh, thiên tại,…) hay đi vay từ nguồn chính thống hơn, dù thu nhập của họ

không ổn định. Điều này cho thấy vay tiền là một cách ứng phó quan trọng khi hộ gặp phải những biến cố bất lợi về thu nhập, đồng thời cũng cho thấy TDCT

đã được hỗ trợ đúng lúc khi cần. Những chủ hộ là nữ, lớn tuổi, chưa kết hôn thường ít vay tiền từ TDCT. Những hộ này hoặc không tiếp cận với tín dụng hoặc ít có nhu cầu tín dụng so với các hộ khác. Ngoài ra, những hộ nhận tiền từ

con cái hoặc vay từ nguồn phi chính thống cũng ít tiếp cận với TDCT hơn, điều này cho thấy có sự thay thế giữa hai hình thức tài chính này. Tuy nhiên, cần có phân tích chi tiết đểđánh giá liệu những đặc điểm khác biệt này có phải là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân hay không?

3.2.4. Lượng vn vay mà h nông dân nhn được t các t chc tín dng chính thng

Kết quả điều tra 68 khoản vay tín dụng tại 3 xã điểm của huyện Thanh Sơn về lượng vốn vay mà hộ nhận được từ các tổ chức tín dụng chính thống, cho thấy một số vấn đề sau:

Bảng 3.5. Kết quả về khoản vay hộ nhận được tại các TCTDCT

Nguồn Số khoản vay điều tra Mức trung bình/khoản vay (Tr.đ)

Số khoản vay không được duyệt như nhu

cầu vay Thời gian trung bình nhận được vốn vay (ngày) Số lượng % Agribank 23 36.3 4 17,39 5-6 NHCSXH 28 15.5 4 14,28 12-15 QTDND 17 7.8 2 11,76 2-5 Tổng 68 - 10 14,71 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu theo điều tra, n=90, 2019)

Bảng 3.6. Kết quảđiều tra về kỳ hạn vay vốn của các hộ tại địa phương

ĐVT: Khoản vay, %.

Kỳ hạn vay Địch Quả Tân Minh Văn Miếu Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng khoản vay 22 21 25 68 100

Vay ngắn hạn 19 16 19 54 79,41

Vay trung, dài hạn 3 5 6 14 20,59

(Nguồn: Tổng hợp số liệu theo điều tra, n=90, 2019)

Số liệu tại bảng 3.6, 3.7 cho thấy một số vấn đề sau:

Thứ nhất, giá trị khoản vay thực tế mà hộ nông dân nhận được tại các tổ

khoản vay. Cụ thể, tại Agribank trung bình khoảng 36 triệu đồng/khoản vay thế

chấp, cao nhất trong 3 tổ chức tín dụng, trong khi đó QTDND là thấp nhất, chỉ

vào khoảng 8 triệu đồng/khoản vay. Giá trị trung bình khoản vay tín chấp tại NHCSXH là 15.8 triệu đồng (chưa được 16 triệu đồng/khoản vay), trong đó, cao nhất là xã đạt 25.6 triệu đồng/khoản vay, thấp nhất là xã Văn Miếu chỉ đạt 14.2 triệu đồng/khoản vay. Cho thấy, giá trị trung bình khoản vay tín chấp tại các xã

đều rất thấp. Tại 3 xã điều tra cũng cho thấy, giá trị khoản vay lớn nhất tại Agribank là 150 triệu đồng, trong khi đó, khoản vay lớn nhất tại NHCSXH là 44 triệu đồng và thấp nhất là QTDND với 25 triệu đồng/khoản vay. Nguyên nhân là do NHCSXH và QTDND cho vay các khoản vay nhỏ, lẻ, và không thế chấp nhiều hơn Agribank.

Thứ hai, thời hạn nhận được vốn vay kể từ khi làm hồ sơ xin vay là khác nhau, phụ thuộc vào từng TCTD. Qua điều tra 23 khoản vay tại Agribank của 3 xã điều tra, cho thấy, thời gian nhận được vốn vay chưa đến một tuần, với thời gian trung bình 5-6 ngày. Nhanh nhất là QTDND với thời gian nhận được vốn vay là chỉ từ 2-5 ngày. Trong khi đó, theo ý kiến của người dân và lãnh đạo địa phương, thời hạn nhận được vốn vay tại NHCSXH lâu hơn, trung bình 12-15 ngày. Lý do có sự khác nhau về thời gian nhận được tiền vay là do đặc thù của từng tổ chức. NHCSXH cho hộ vay tín chấp, quy trình thủ tục xác nhận qua các cấp lâu hơn, bên cạnh đó vốn giải ngân một năm chỉ hai đợt, nên hạn chế là không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của người dân, nhất là vốn cho sản xuất thời vụ. Trong khi đó, thời hạn giải ngân nhanh nhất trong 3 tổ chức nhưng giá trị

khoản vay tại QTDND lại quá nhỏ. Trái lại, Agribank là hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận, nên việc cung cấp vốn kịp thời và thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn cũng rất nhanh, chưa đến 1 tuần tại 3 xã.

Thứ ba, hộ sản xuất kinh doanh có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tốt hơn hộ sản xuất nông nghiệp. Tại 3 xã điều tra cho thấy, hộ kinh doanh buôn bán dễ tiếp cận và được vay với số tiền cao hơn so với hộ sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Trong tổng số 68 khoản vay điều tra, có 11 khoản vay không vay được số

cho vay thấp hơn số tiền đề nghị vay, chiếm tỷ lệ 16,18%. Như vậy, mặc dù tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng đều tăng lên, tuy nhiên nhiên ngân hàng vẫn chưa

đáp ứng 100% nhu cầu về giá trị khoản vay.

Thứ tư, tỷ lệ khoản vay ngắn hạn (12 tháng) chiếm số lượng chủ yếu. Cụ

thể, trong 68 khoản vay, số lượng khoản vay ngắn hạn là 54 khoản, chiếm tỷ lệ

79,41%, trong khi đó số lượng khoản vay trung, dài hạn là rất nhỏ, chỉ có 14 khoản, chiếm tỷ lệ 20,59%. Xét riêng từng xã, ta thấy, trong 3 xã, xã Địch Quả

chỉ có 3 khoản vay trung, dài hạn trên số mẫu điều tra. Sự khác nhau này trên thực tế là do số mẫu điều tra ngẫu nhiên, nên không nói lên được sự khác biệt. Tuy nhiên, thực tếđiều tra hộ cho thấy các khoản vay trung và dài hạn, hết năm thứ nhất, hộ phải trả được 50% giá trị khoản vay. Đây được coi là bất cập hiện nay đối với người đi vay để đầu tư sản xuất. Theo họ, 1 năm đầu tư sản xuất chưa thể thu hồi vốn được, nhất là các hộ kinh doanh buôn bán, chăn nuôi đại gia súc. Và thực tế, hết năm đầu tiên hộ có xu hướng đi vay vốn phi chính thống với lãi suất rất cao để đáo hạn ngân hàng. Chính điều này làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí trung gian của hộ nông dân. Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân.

Kết quả thống kê mô tả về quy mô trung bình khoản vay theo nguồn tại 3 xã điều tra cho thấy một số kết quả sau:

(i) Các khoản vay từ Agribank quan trọng hơn so với các nguồn khác. Trong đó khoản vay cho mục đích sản xuất kinh doanh cũng lớn hơn. Các hộ có khoản vay tại Agribank và NHCSXH trên 50% thu nhập của hộ trong năm 2019. Trong khi đó, các khoản vay tại QTDND bằng 33% thu nhập của hộ.

(ii) Khi các khoản nợ này được tính toán theo tỷ lệ so với thu nhập thì mức độ nợ của các hộ trở nên rõ ràng hơn. Các hộ vay từ Agribank mắc nợ khá nhiều, trung bình khoảng 24 triệu trên một khoản nợ, trong đó hộ thuộc xã Văn Miếu có trung bình nợ cao nhất là khoảng 33 triệu trên một khoản vay. Mức độ

nợ cũng tương đối cao với những hộ vay từ NHCSXH, bằng khoảng 48% thu nhập của hộ trong năm 2019. Vì cho vay những khoản vay nhỏ, lẻ nên mức độ

Như vậy, kết quả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn TDCT của các hộ

nông dân tại 3 xã điểm cho thấy một số đặc điểm về thực trạng tiếp cận nguồn vốn TDCT tại huyện Thanh Sơn. Có sự khác biệt rõ ràng giữa các hộ tiếp cận TDCT so với các hộ không tiếp cận tín dụng. Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt giữa các khoản vay mà hộ nhận được từ các nguồn khác nhau. Tóm lại, có những khác biệt sau:

(1) Có một tỷ lệ khá lớn các hộ tiếp cận được với vốn TDCT. Dưới 14% số hộ làm thủ tục vay nhưng không được chấp nhận. Cũng có tỷ lệ khá nhỏ hộ

nhận được số tiền vay ít hơn số mà họ kỳ vọng.

(2) Có sự khác biệt rõ ràng về mức độ tiếp cận giữa các đối tượng và mục

đích vay vốn của hộ.

(3) Ngân hàng CSXH có vai trò ngày một quan trọng hơn trong việc cung cấp TDCT tại khu vực nông thôn so với Agribank và các QTDND.

(4) Có các đặc điểm khác biệt giữa các hộ vay tiền từ khu vực chính thống so với các hộ không vay từ TDCT liên quan đến thu nhập, giáo dục và của cải nhưng những khác biệt này đang dần được thu hẹp theo thời gian.

(5) Có sự khác biệt đáng kể giữa mục đích cam kết và sử dụng thực tế của các khoản vay từ NHCSXH và Agribank.

(6) Các hộ có xu hướng dựa vào khoản vay tại QTDND cho tiêu dùng, nhưng cũng cần chú ý một số khoản vay (chiếm 11-12%) từ NHCSXH và Agribank cũng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng.

(7) Các hộ nông dân huyện Thanh Sơn có mức độ nợ lớn nếu xét trên khía cạnh tỷ lệ của khoản tiền nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 57 - 63)