Tín dụng chính thống trong nông nghiệp nông thôn và nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 33)

lc tiếp cn vn tín dng ca h sn xut nông nghip đối vi ngun vn này Vit Nam

Từ sau đổi mới, hệ thống tín dụng Việt Nam chuyển từ hệ thống một cấp (bao gồm Ngân hàng Nhà nước và hệ thống chi nhánh từ trung ương tới địa phương) sang hệ thống hai cấp (bao gồm Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại). Ngân hàng Nhà nước chỉ ban hành chính sách tài chính, trong khi ngân hàng thương mại huy động tiết kiệm từ cộng đồng và cung cấp các khoản vay cho cá nhân cũng như các doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, khoảng 75% dân số và 90% người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn [Jovita M. Corpuz và Ferdinand Paguia, 2008]. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu và nông nghiệp, do đó, bịảnh hưởng đáng kể bởi thiên tai và dịch bệnh. Điều này chứng tỏ, người nông dân dễ bị tổn thương khi những cú sốc xảy ra. Một phương pháp để đối phó với những rủi ro cho các hộ nông dân là tiếp cận tín dụng . Cung cấp cho người nghèo các dịch vụ tài chính hiệu quả sẽ

giúp họđối phó với tính dễ tổn thương và do đó có thể giảm nghèo. Tiếp cận tín dụng cho các hộ quy mô nhỏ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi. Nó tạo thành một yếu tố thiết yếu của bất kỳ

chiến lược giảm nghèo nào cho sự phát triển trong tương lai của hệ thống tài chính [Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008]. Tuy nhiên, các cá nhân nông thôn bị hạn chế do thị trường tài chính nông thôn kém phát triển.

Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam chia thành ba loại, bao gồm: thị

trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức.

Ở Việt Nam, tín dụng chính thức được cung cấp cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thông qua hai ngân hàng Nhà nước, Agribank và NHCSXH. Các khoản vay ưu đãi của chính phủ cho người nghèo bắt đầu vào năm 1995 với việc thành lập Quỹ vì người nghèo hoạt động thông qua Agribank, ngân hàng thương mại Nhà nước chính. Quỹ đã nhanh chóng được thay thế bằng Ngân hàng Việt Nam vì người nghèo (VBP) do Agribank quản lý. VBP được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục tiêu giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản vay không cần tài sản thế chấp, vay với lãi suất thấp cho người nghèo với mục đích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh khác. Các khoản cho vay được quản lý thông qua nhóm tiết kiệm và tín dụng địa phương, những người đã hoàn thành trách nhiệm hoàn trả ngân hàng. Các nhóm tiết kiệm và tín dụng địa phương được xác nhận bởi UBND xã và các tổ chức thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ. Các tổ chức quần chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong huy động và cung cấp các khoản vay trực tiếp cho hộ gia đình nghèo.

VBP hoạt động đến năm 2001 và đã thành công trong việc tăng số lượng hộ

nghèo được tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, hiệu quảđạt được cũng rất hạn chế. Hạn chếđáng chú ý nhất là vấn đề về tính bền vững của sản phẩm tín dụng với lãi suất thấp cho một nhóm nguy cơ cao, ngay cả khi dựa trên cơ sở phi lợi nhuận.

Để khắc phục những khó khăn trên, NHCSXH đã được thành lập vào năm 2003 và hiện nay là ngân hàng duy nhất cung cấp tín dụng trên cơ sở chính sách xã hội. NHCSXH hoàn toàn độc lập với Agribank và NHCSXH cũng tách riêng tín dụng ưu đãi từ tín dụng thương mại. Phương thức cho vay chủ yếu thông qua 4 tổ chức quần chúng, bao gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Các tổ chức quần chúng chịu trách nhiệm thành lập các nhóm tiết kiệm và tín dụng, đó là kênh chính cung cấp vốn. Họ cũng chịu trách

nhiệm xác nhận các hộ nghèo, giám sát và khuyến khích người vay sử dụng vốn vay cho mục đích sử dụng của họ. NHCSXH trực tiếp thực hiện việc giải ngân vốn vay, thu hồi khoản vay và quản lý ngân quỹ an toàn.

Một lợi thế quan trọng của việc thành lập NHCSXH là cho phép Agribank hoạt động như một ngân hàng thương mại. Agribank được thành lập vào năm 1988 và đã trở thành nguồn tín dụng và tiết kiệm chính ở nông thôn Việt Nam với 84,6% tổng dư nợ cho vay (6,6 tỷ USD/7,8 tỷ USD) (VBARD, 2008). Agribank hoạt động trên cơ sở thương mại từ khi thành lập NHCSXH, việc cung cấp tín dụng ưu đãi đã được chuyển sang NHCSXH. Ở khu vực nông thôn, Agribank làm việc với Hội nông dân trong việc thành lập và quản lý nhóm tiết kiệm và tín dụng để giúp nông dân tiết kiệm và nhận các khoản vay.

Lĩnh vực tín dụng bán chính thức đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho nhóm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Khu vực này dựa trên các chương trình tài chính vi mô, được thực hiện bởi các tổ chức xã hội như Hội Phụ

nữ, Hội nông dân. Các tổ chức này có vốn riêng, quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên và quỹ từ các nguồn tài trợ khác. Họ đã cho các đối tượng hưởng lợi vay vốn trực tiếp. “Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay được gọi là “5 Cs” bao gồm: Vốn, tài sản đảm bảo, điều kiện, đặc điểm, khả năng trả nợ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đặc điểm của người vay [Jovita M. Corpuz và Ferdinand Paguia, 2008]. Từ đầu thập niên 1990, các tổ chức phi chính phủ

(NGOs) nước ngoài đã bắt đầu tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình tín dụng cho người nghèo. Trong đó đáng kể là các tổ chức Groupe de Recherche et d’Echanges Technologiques (GRET), ActionAid, Desveloppement International Des Jardins (CARE), Save The Children Fund (Anh) và OXFAM. Họ tham gia tích cực vào việc huy động tiết kiệm, cũng như đào tạo năng lực cho các nhóm tiết kiệm tín dụng và các tổ chức quần chúng.

Theo kết quả của Nghiên cứu đánh giá về tín dụng nông thôn Việt Nam

cho phát triển kinh tế như: điều kiện sống của hộ gia đình nông thôn được cải thiện; đầu tư tư nhân được khuyến khích, năng lực của hệ thống ngân hàng được tăng cường, nhiều khách hàng có thể tiếp cận tín dụng nông thôn, đặc biệt tiếp cận thông qua hệ thống chi nhánh của Agribank và tác động tới ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), đặc biệt là ở vùng núi nghèo. Bên cạnh đó, các khoản vay nhỏ được khuyến khích đã có hiệu quả trong việc tạo việc làm [WB, 2009]. Okae Takashi (2009) đã chỉ ra rằng hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam đã mở rộng và có năng lực tốt bằng cách dựa vào các phong tục tập quán về

hành vi trong cộng đồng nông thôn Việt Nam chứ không phải quy định của các nhóm chơi hội, chơi phường.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên huyn Thanh Sơn

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thanh Sơn nằm ở phía nam tỉnh Phú Thọ, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp 2 huyện Tam Nông và Yên Lập; phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Tân Sơn; phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình. Trên

địa bàn Thanh Sơn có tuyến quốc lộ 32A và các tỉnh lộ 316, 317, 313, 313D, 316C, 317B chạy qua.

Thanh Sơn có diện tích tự nhiên là 62.110,40 ha, dân số là trên 12 vạn người (số liệu tính đến 31/12/2018) và mật độ dân số 204 người/km2. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ; 06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan.

Địa hình Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500 - 700 m. Trên địa bàn huyện có sông Bứa, sông Dân, suối Cái, ngòi Lạt và nhiều suối nhỏ khác chảy qua. Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình từ 85 - 87%, nhiệt

2.1.1.2. Dân số và lao động

Huyện Thanh Sơn với tổng dân số 126.485 người, trong đó dân số sống ở

nông thôn là 111.565 người chiếm 88,2%, mật độ dân số là 204 người/km2 (Niên giám thống kê, 2019), có lực lượng lao động dồi dào với 70.498 người tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chiếm 67,27%, lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, lực lượng lao động đã qua đào tạo đăng ký theo sổ hộ khẩu là 19,365 người, chiếm 27,47% trên tổng số lao động toàn huyện. Cơ cấu lao động đã có hướng chuyển dịch tích cực: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định, có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo, ngược lại lao động hoạt động trong lĩnh vực TTCN - xây dựng thương mại - dịch vụ trong tương lai tiếp tục tăng.

2.1.2. Đặc đim sn xut kinh doanh

Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn

địa. Với diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Mặt khác, xuất phát từ tiềm năng đất

đai và tài nguyên, cùng hệ thống giao thông thuận lợi, huyện Thanh Sơn có nhiều lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản..., cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 đã chuyển dịch

đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của huyện.

Giai đoạn 2017-2019 giá trị sản xuất kinh tế toàn huyện tăng qua các năm, năm 2019 đạt 2.795,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21.9 triệu

đồng/người/năm (năm 2019 là 22.1 triệu đồng/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 4.06%. Trong đó tăng trưởng nhiều nhất là ngành dịch vụ, tăng đến 17.47%/năm, tiếp đến là Công nghiệp - Xây dựng tăng

14.89%. Trong khi đó, ngành nông - lâm - thủy sản chỉ tăng 10,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm, bên cạnh đó cũng do tác động của điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…) và một lý do nữa là người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, lượng vốn sử dụng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn,…

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: %.

Các ngành kinh tế 2017 2018 2019

- Công nghiệp và xây dựng 19.97 19.59 19.73

- Dịch vụ 36.07 39.44 40.63

- Nông - lâm - thủy sản 43.96 40.97 39.64

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn, 2019)

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất, hầu như không có sự thay đổi, nông nghiệp thuần túy (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ lệ lớn: Trồng trọt chiếm tỷ trọng trên 60%, chăn nuôi trên 26% còn dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (trên 3%).

Cùng với những giá trị văn hoá vật chất các giá trị văn hoá truyền thống, các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc trong huyện tiếp tục

được phục hồi: Hội dân ca, hát ru, tết nhảy, múa lập tĩnh của người Dao, hát vì hát giang của người Mường, các giai điệu cồng chiêng; việc phục hồi nghề dệt thổ cẩm, văn hoá nhà sàn... với những cố gắng đó Thanh Sơn đã tích cực góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trong huyện trở nên phong phú, sinh động gắn bó với cội nguồn, qua đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ cho du lịch di sản vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện.

2.2.Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng chính thống Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Thanh Sơn (đến 31 tháng 12 hàng năm) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Giá tr (Tr.đ) T trng (%) Tăng giảm so 2017 S tuyt đối (+) S tương đối (%) 1. Tổng dư nợ 559.122 100 627.124 100 743.619 100 184.497 132,9 - Agribank 402.284 71,95 445.851 71,09 536.829 72,19 134.545 133,4 - NHCSXH 145.853 26,09 168.581 26,88 193.232 25,98 47.379 132,5 - QTDND 10.985 1,96 12.692 2,02 13.558 1,83 2.573 123,4 2. Dư nợ quá hạn 15.684 100 17.295 100 17.617 100 1.933 112,3 - Agribank 8.556 54,55 9.366 54,15 9.189 52,16 633 107,4 - NHCSXH 6.750 43,04 7.480 43,25 7.955 45,16 1.205 117,8 - QTDND 378 2,41 449 2,60 473 2,68 95 125,1 3. Tỷ lệ dư nợ quá hạn 2,8 - 2,76 - 2,37 - - - - Agribank 2,13 - 2,10 - 1,71 - - - - NHCSXH 4,63 - 4,44 - 4,12 - - - - QTDND 3,44 - 3,54 - 3,49 - - -

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết của Agribank, NHCSXH, QTDND 3 xã)

Số liệu thống kê cho thấy mốt số vấn đề sau:

(i) Tổng dư nợ cho vay NNNT chung của cả 3 tổ chức TDCT liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, nếu như năm 2017, tổng dư nợ cho vay NNNT chỉđạt 559.122 triệu đồng (khoảng 559 tỷ đồng) thì đến cuối năm 2018, tổng dư nợ đã tăng lên 627.124 triệu đồng (khoảng 627 tỷ đồng), và đến năm 2019, dư nợ đã tăng lên 743.619 triệu đồng (khoảng 744 tỷ đồng), tăng 1,3 lần so với 2017. Nếu tách riêng từng tổ chức tín dụng, số liệu cũng cho thấy dư nợ NNNT liên tục tăng qua các năm.

(ii) Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng từ giai đoạn 2017 đến 2019 đạt 32,9%.

Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2017 đến 2019, dư nợ cho vay phát triển NNNT liên tục tăng qua các năm, điều đó cho thấy, hoạt động cho vay tín dụng chính thống vào khu vực này đã tăng lên. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, ta tiến hành phân tích biến động cơ cấu tỷ lệ phần trăm dự nợ cho vay trên tổng dư nợ chung của cả hệ thống.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)

Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ dư nợ phân theo tổ chức cho vay (%)

Kết quả cho thấy cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay NNNT tại 2 tổ chức NHCSXH và QTDND có xu hướng giảm qua các năm, mặc dù tổng dư nợ NNNT vẫn tăng lên. Cụ thể, tại thời điểm 2017 tỷ lệ % dư nợ tại NHCSXH 26,09% trên tổng cơ cấu dư nợ giảm xuống 25.98% năm 2019, và tương tự như vậy, tỷ lệ % dư

nợ của hệ thống QTDND cũng giảm từ 1,96% năm 2017 xuống 1,83% năm 2019. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ của Agribank năm tăng lên, chiếm 72,19% trên tổng cơ

cấu dư nợ. Như vậy, qua điều cho thấy, tham gia cho vay NNNT vẫn là ngân hàng Agribank đóng vai trò chủđạo.

Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra rằng dư nợ quá hạn ở các tổ chức tín dụng vẫn còn khá cao, và có xu hướng tăng lên. Năm 2019 tổng dư nợ quá hạn là 17.617 triệu đồng, tăng 1.933 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng 12,3%. Song, cơ cấu tỷ lệ phần trăm dư nợ quá hạn lại giảm dần qua các năm. Cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)