THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tại quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ

3.1.1. Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính thuộc quận Cẩm Lệ

Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu và xã Hòa Thọ, xã Hòa Phát, xã Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang. Sau khi thành lập, quận Cẩm Lệ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây, Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân với tổng diện tích tự nhiên là 3.525,27 ha, dân số 106.383 người, có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp quận Hải Châu, quận Liên Chiểu.

+ Phía Đông giáp quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Ngũ Hành Sơn. + Phía Tây giáp huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu.

+ Phía Nam giáp huyện Hoà Vang.

Cẩm Lệ là vùng đồng bằng nhưng có địa hình đa dạng và phức tạp, đặc điểm địa hình bị chia cắt bởi hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Khu vực đồi núi cao phân bố hầu hết ở phường Hoà An và Hoà Phát, chiếm diện tích khoảng 230 ha, với độ cao từ 100m trở lên, cao nhất là đỉnh núi Phước Tường với độ cao 324 m. Khu vực vùng gò đồi phân bố tập trung đa số ở phường Hoà Thọ Tây và một phần nhỏ ở phường Hoà Phát, hầu hết là các đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ hẹp, với diện tích khoảng 130 ha, có độ cao từ 35 -100m. Vùng Đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, có độ cao trung bình từ 2-10 m. Riêng phường Hoà Xuân có độ cao trung bình thấp, độ cao chỉ từ 0-2m, do có cốt nền thấp, thường xuyên bị ngập lụt vào những ngày mưa lũ nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đời sống của nhân dân.

Có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 7 km, trên địa bàn có nhiều trục lộ giao thông chính như: Quốc lộ 1A , Quốc lộ 14B, cửa ra của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng theo đường Nguyễn Tri Phương, có dòng sông Cẩm Lệ chảy dọc theo địa bàn của quận từ Tây sang Đông và dòng sông Vĩnh Điện chảy dọc theo địa bàn quận từ Nam sang Bắc và cùng đổ ra cửa

biển sông Hàn, lại là địa bàn trọng điểm để mở rộng không gian đô thị của thành phố, quận Cẩm Lệ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quận Cẩm Lệ

3.1.2.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chung của quận chuyển dịch theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Tăng trưởng diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh ngày càng được cải thiện thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Cẩm Lệ

Năm Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2010 6.655,0 - 2011 8.407,9 26,3 2012 9.491,7 12,9 2013 10.399,0 9,6 2014 11.377,0 9,4

Nguồn:Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ, năm 2014

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, thực hiện cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch của thành phố là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Nền kinh tế quận Cẩm Lệ đã có những bước chuyển dịch theo cơ cấu tăng dần tỷ lệ của ngành Thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ lệ của ngành công nghiệp, nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của quận được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Ngành CN-XD 71,6 72,7 74,3 74,8 74,2 Ngành dịch vụ 27,3 25,9 25,1 24,7 25,3 Ngành nông - lâm - TS 1,3 0,8 0,6 0,5 0,5

* Thực trạng phát triển các ngành

- Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong 2014, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 8.441,0 tỷ đồng, tăng trung bình hàng năm 13%. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của quận tập trung chủ yếu vào các thành phần kinh tế trong nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 27% tổng giá trị của toàn ngành. Trong số thành phần kinh tế trong nước, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 73% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn quận.

Một số sản phẩm công nghiệp quận có lợi thế là: sản phẩm của ngành khai thác mỏ (đá), xay xát gạo, sản phẩm của ngành may mặc, giấy, da giày, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, gia công cơ khí và các sản phẩm từ kim loại,…

Nhìn chung, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trong thời gian qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, lực lượng sản xuất được tăng cường, đổi mới cơ cấu quản lý, phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy được tác dụng tích cực trong việc phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, ngành công nghiệp của quận vẫn chưa thật sự phát triển, chất lượng chưa cao, quy mô hoạt động còn nhỏ, rời rạc với trình độ kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu và thiếu sự liên kết hợp tác để phát triển.

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù sản xuất nông nghiệp trong thời gian gần đây đã được đầu tư phát triển theo hướng hàng hoá; cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được tăng cường nhưng do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi quá trình thu hồi đất phục vụ việc phát triển đô thị, ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, do việc chăn nuôi giảm theo Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 08/5/2006 của thành phố về việc nghiêm cấm chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm sống, trên địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và một số phường thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế và ngày càng giảm dần. Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản năm 2014 là 57,0tỷ đồng, giảm 15,2% so với năm 2010 và chỉ chiếm 0,50% tổng giá trị sản xuất toàn quận. Hiện nay, UBND quận đang đầu tư chuyển đổi ngành nghề cho nông dân sang trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá, ếch, nhím, thỏ, dê ... hình thành hội sinh vật cảnh của quận, thành lập và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp để đầu tư sản xuất hàng hoá theo hướng nông nghiệp đô thị.

- Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng giá trị của khu vực kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận Cẩm Lệ trong năm 2014 đạt 2.878 tỷ đồng, chiếm 25,29% trong tổng giá trị sản xuất của toàn quận. Như vậy, trong khó khăn chung của cả nền kinh tế, ngành dịch vụ vẫn tiếp tục có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng 11,0% so với năm trước. Sự tăng trưởng này đã phản ánh đúng phương hướng phát triển của quận là nâng dần tỷ trọng của ngành Dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Nhiều loại hình dịch vụ như: Văn phòng cho thuê, vận tải, thông tin - viễn thông được hình thành và có bước phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn quận có 8 chợ hoạt động trong đó có 1 chợ loại 2, 3 chợ loại 3 và 4 chợ tạm giải quyết được đáng kể nhu cầu kinh doanh và mua sắm của nhân

dân trên địa bàn quận. Ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm gần đây đã bắt đầu

phát triển khá đa dạng theo cơ chế thị trường. Những ngành có đóng góp nhiều nhất vào GDP của quận là: hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ nhà ở, tài chính tín dụng, nhà hàng ăn uống...

3.1.2.2. Dân số, lao động và thu nhập a. Dân số

Tổng dân số của quận Cẩm Lệ năm 2014 là 106.383 người (nam giới 52.873 người, chiếm 49,70%, nữ giới 53.510 người, chiếm 50,30%), mật độ dân số bình quân là 3.018 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,02% được thể hiện qua bảng 3.3.

Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn quận, tập trung ở các phường Khuê Trung (9.012 người/km2), Hoà An (7.000 người/km2), Hoà Thọ Đông (5.931 người/km2

) là những phường có sự phát triển kinh tế mạnh của quận.

Bảng 3.3: Dân số, mật độ, tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình qua các năm

Chỉ tiêu Năm Tổng dân số (người) Nam (người) Nữ (người) Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) Mật độ dân số (người/km2 ) 2010 92.493 44.737 47.756 1,38 1,04 2.782 2011 97.332 47.426 49.906 1,85 1,38 2.927 2012 100.722 49.789 50.933 1,81 1,36 2.857 2013 104.030 51.686 52.344 1,42 1,08 2.951 2014 106.383 52.873 53.510 1,36 1,02 3.018

b. Lao động

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của quận cũng tăng theo, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể, tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2010 – 2014 là 11,7%, năm 2014 số người trong độ tuổi lao động 53.102 người, chiếm 49,91% tổng dân số được thể hiện qua bảng 3.4.

Phần lớn lao động trên địa bàn quận đều chưa qua đào tạo hoặc mới chỉ được đào tạo ở mức độ sơ cấp. Lao động chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ lớn là 70,82% tổng số lao động. Số liệu này thể hiện xu hướng tham gia thị trường lao động của dân cư quận Cẩm Lệ chủ yếu là những ngành nghề, công việc đòi hỏi lao động giản đơn.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lao động của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu Năm Dân số (Nghìn người) Lao động (Nghìn người) Tỷ lệ (%) 2010 92.493 45.335 49,01 2011 97.332 48.987 50,32 2012 100.722 50.586 50,22 2013 104.030 52.205 50,18 2014 106.383 53.102 49,91

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ, năm 2014

c. Thu nhập

Thu nhập bình quân (TNBQ) đầu người giai đoạn 2010 – 2014 là 37,61 triệu đồng 01 người/năm, năm 2010 đạt 31,22 triệu đồng tăng lên 44,02 triệu đồng trong năm 2014. TNBQ đầu người của quận Cẩm Lệ thấp hơn so với bình quân chung của thành phố vì quận Cẩm Lệ được tách ra từ huyện Hòa Vang là huyện chậm phát triển của thành phố.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của quận những năm qua làm thu nhập của đại bộ phận cư dân trên địa bàn quận được nâng lên rõ rệt từ 31,22 triệu năm 2010 đến năm 2014 đã đạt được 44,02 triệu. Mức thu nhập bình quân của người dân tăng trung bình 11%/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá, giàu, đặc biệt năm 2012 không còn hộ nghèo theo chuẩn cũ của thành phố và theo chuẩn mới của thành phố toàn quận năm 2014 có 548 hộ nghèo chiếm 2,1%. Chuẩn nghèo mới của thành phố tăng gấp 1,5 lần chuẩn nghèo cũ.

* Đặc trưng thu nhập của các hộ trong mẫu điều tra

Điều kiện kinh tế của hộ có quan hệ chặt chẽ tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, theo kết quả điều tra và phỏng vấn 60 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn Cẩm Lệ có thu nhập chính từ các nguồn sau được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Nguồn thu nhập của hộ điều tra

Năm Nguồn thu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tiền lương 14 23,33

2 Trồng cây hàng năm 8 13,33

3 Trồng cây lâu năm 3 5,00

4 Nuôi trồng thủy sản 7 11,67

5 Chăn nuôi 6 10,00

6 Kinh doanh, dịch vụ 12 20,00

7 Buôn bán nhỏ 10 16,67

Tổng cộng 60 100,00

Nguồn: kết quả điều tra và xử lý

Kết quả điều tra 60 hộ dân cho thấy thu nhập của người dân từ nhiều nguồn khác nhau, thu nhập trung bình tính trên đầu người là 3,7 triệu đồng/tháng, trong đó nổi trội có nguồn thu nhập từ tiền lương chiếm 23,33% hộ; 20% hộ kinh doanh dịch vụ; 16,67% hộ là buôn bán nhỏ và 5,00% hộ thu nhập từ trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây keo lá tràm, thanh long và hồ tiêu) các hộ này trồng cây theo kiểu tự phát vì diện tích đất ít ngoài ra có xen lẫn trồng cây hàng năm và chăn nuôi nhưng thu nhập không ổn định bấp bênh (từ 2,0 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng), phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết, cụ thể các hộ dân phường Hòa Thọ Tây, Hòa Phát. Vì vậy, đã ảnh hưởng đến việc thực hiện NVTC của các phường này.

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, nền kinh tế quận Cẩm Lệ đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế quận có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp là đúng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của quận đã đề ra. Sự tăng trưởng

này đã góp phần tăng thêm tiềm lực cho nền kinh tế, quy mô kinh tế của quận ngày càng lớn và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của thành phố.

Công cuộc quy hoạch và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, nhiều cơ sở hạ tầng về kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đã đem lại cho quận Cẩm Lệ dáng dấp của một đô thị mới và đây là những điều kiện, những tiền đề thúc đẩy nền kinh tế của quận tiếp tục phát triển.

Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người luôn đạt năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề kinh tế - xã hội của quận vẫn đang có những tồn tại nhất định:

- Kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ, cơ cấu kinh tế mặc dù đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với khả năng.

- Công cuộc quy hoạch và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh nhưng chưa đồng bộ, nhiều công trình còn xây dựng dở dang, một số công trình nằm xem lẫn giữa các khu dân cư, cơ sở hạ tầng không theo kịp đà phát triển: Sự quá tải của hạ tầng kỹ thuật, sự xuống cấp của môi trường, thiếu cây xanh, thiếu các công trình văn hoá, nghỉ ngơi giải trí và sự phá vỡ các vành đai xanh là các vấn đề cần phải xem xét giải quyết.

- Theo thời gian, khi các dự án triển khai thực hiện thì yêu cầu quỹ đất dành cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội, đất ở ... sẽ gia tăng mạnh.

- Quỹ đất nông, lâm nghiệp giảm mạnh, việc mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp) để bù lại những diện tích đã mất do chuyển đổi sang các mục đích khác không nhiều, đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn và hết sức khó khăn, hầu như không thể thực hiện được.

Những mâu thuẫn, sự nghịch chiều giữa yêu cầu quỹ đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quỹ đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một áp lực lớn đối với đất đai của quận, thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất, và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trên địa bàn quận. Do đó, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tại quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)