3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẨM LỆ
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất tại quận Cẩm Lệ được thể hiện ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất của quận Cẩm Lệ năm 2014
STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 3525,27 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 399,32 11,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 258,91 7,52
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 131,80 3,74
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,83 0,22
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,78 0,022
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3014,56 85,31
2.1 Đất ở OTC 865,62 24,52
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1909,72 54,13
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 8,97 0,25 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 50,74 1,44 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 175,42 4,98 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4,07 0,11
3 Đất chưa sử dụng CSD 111,38 3,19
Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai quận Cẩm Lệ, năm 2014
Hình 3.1. Cơ cấu nhóm đất chính năm 2014
11.50
85.31 3.19
Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp nhóm đất chưa sử dụng
a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 399,2304 ha, chiếm 11,50% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận, tập trung chủ yếu ở phường Hoà Phát (205,8711 ha), phường Hoà Thọ Tây (80,82889 ha), phường Khuê Trung có diện tích đất nông nghiệp ít nhất 5,1351 ha.
* Đất sản xuất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm
Có diện tích 238,5445 ha, chiếm 6,77% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa là 140,3412 ha và đất trồng cây hàng năm khác là 98,2033 ha, tập trung nhiều nhất tại các phường Hoà Phát, Hoà Thọ Tây. Chủ yếu là trồng lúa 2 vụ và các loại rau, đậu cung cấp cho địa phương và khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất chỉ đạt được những kết quả nhất định.
- Đất trồng cây lâu năm
Với diện tích 20,3636 ha chiếm 0,58% tổng diện tích đất tự nhiên, phần lớn là diện tích đất vườn tạp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nhìn chung chưa được đầu tư khai thác tốt.
* Đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp là 131,8 ha chiếm 3,74% tổng diện tích đất tự nhiên, hoàn toàn là đất rừng sản xuất, tập trung toàn bộ tại phường Hoà An và Hoà Phát, tuy nhiên hiệu quả kinh tế của diện tích rừng trên là không cao.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản
Với diện tích 7,8264 ha, chiếm 0,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Hoàn toàn là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Việc nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhưng hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả đạt được chưa cao, do nhiều nguyên nhân như trình độ kỹ thuật của người dân, đầu ra của sản phẩm không ổn định, thêm vào đó do chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là kết quả bước đầu, việc khai thác sử dụng còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
* Đất nông nghiệp khác
Chỉ có 0,7859 ha đất nông nghiệp khác chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên, là diện tích đất trại chăn nuôi tại phường Hoà Thọ Tây, hiệu quả sử dụng đất thấp.
Tóm lại: Đất nông nghiệp ở quận hầu hết đã được đầu tư khai thác sử dụng tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là diện tích đất rừng sản xuất. Diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Do vậy ngành nông nghiệp cần đầu tư chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật để ổn định và đi vào thâm canh.
b. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn quận là 3.014,5599 ha, chiếm 85,31% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất chuyên dùng (1.909,7188 ha chiếm 54,13% tổng diện tích tự nhiên) và đất ở tại đô thị (865,6248 ha chiếm 24,52% tổng diện tích tự nhiên).
* Hiện trạng sử dụng đất ở
Tổng diện tích đất ở là 865,62 ha chiếm 28,71% nhóm đất phi nông nghiệp và 24,52% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này phân bố tương đối tập trung, có nhiều nhất ở các phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Tây, Hoà An.
* Đất chuyên dùng
Tổng quỹ đất chuyên dùng là 1.909,72 ha chiếm 63,35% nhóm đất phi nông nghiệp và bằng 54,13% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều nhất là ở các phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát (lần lượt là 786,46ha, 492,14 ha và 324 ha) và ít nhất ở phường Hoà An (60,93 ha) chiếm 2,02 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp: Có diện tích 26,3409 ha, chiếm 0,75 % tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm diện tích đất xây dựng các trụ sở của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ,… là một trong các loại đất đạt hiệu quả sử dụng cao.
+ Đất quốc phòng: Có diện tích 404,68 ha chiếm 11,48 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tập trung nhiều ở phường Hoà Phát (268,51 ha) và Hoà Thọ Tây (119,03 ha). Đa số diện tích đất quốc phòng được sử dụng có hiệu quả và nằm ở các vị trí quan trọng trong công tác quốc phòng. Tuy vậy vẫn còn một số ít diện tích đất an ninh quốc phòng chưa thật sự sử dụng có hiệu quả nhưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, do vậy cần phải nghiên cứu, khoanh định và đề xuất chuyển đổi đất quân sự đủ để đảm bảo làm nhiệm vụ quốc phòng đồng thời dành quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế.
+ Đất an ninh: Có diện tích 6,40 ha chiếm 0,18% tổng diện tích đất tự nhiên, được sử dụng để xây dựng các trụ sở công an như: Công an quận, công an phòng cháy chữa cháy, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an và Tổng kho của Bộ công an
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Có diện tích 633,02 ha chiếm 17,96% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh (diện
tích 462,93 ha), đất khai thác khoáng sản (29,57ha), đất khu công nghiệp (diện tích 140,52ha, là diện tích đất khu công nghiệp Hoà Cầm tại phường hoà Thọ Tây). Hầu hết các loại đất này đang được khai thác sử dụng có hiệu quả.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Có diện tích 839,27 ha chiếm 23,81% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: đất xây dựng các công trình giao thông (có diện tích 459,62 ha); thuỷ lợi (có diện tích 18,92 ha); đất công trình năng lượng (có diện tích 13,69 ha); đất công trình bưu chính viễn thông (0,89 ha); đất cơ sở văn hoá (có diện tích 120,31 ha); đất cơ sở y tế (có diện tích 12,42 ha); đất cơ sở giáo dục – đào tạo (39,85 ha); đất cơ sở thể dục thể thao (123,35 ha); đất chợ (có diện tích 3,44 ha); đất di tích, danh thắng (có diện tích 0,8 ha). Đây là loại đất được sử dụng hiệu quả nhất trong các loại đất chuyên dùng.
* Đất tôn giáo tín ngưỡng
Có diện tích 8,9753 ha chiếm 0,25% diện tích đất tự nhiên phân bố rải rác ở các phường phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang nghĩa địa có diện tích 50,74 ha, chiếm 1,44% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên tồn tại hiện nay là một diện tích rất lớn đất trang nghĩa địa đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư, giữa các đồng lúa gây khó khăn trong việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài ra, do tập quán chôn cất của một số nơi nên mật độ sử dụng đất thường không cao, gây lãng phí trong việc sử dụng đất.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Chiếm 4,98% tổng diện tích đất tự nhiên với tổng diện tích 175,42 ha, phần lớn là diện tích sông ngòi, kênh, rạch, suối. Đây là điều kiện tốt để phát triển loại hình nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên chưa được đầu tư để khai thác nên hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất là rất thấp.
c. Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của toàn quận là 111,39 ha, chiếm 3,19% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó hầu hết là đất bằng chưa sử dụng, cá biệt tập trung nhiều nhất ở hai phường Hoà Xuân và Hoà Thọ Tây. Có thể coi đây là một tiềm năng có thể khai thác để xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu dân cư, khu vực sản xuất,... góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và bảo vệ môi trường.
3.2.2. Biến động cơ cấu sử dụng đất của quận Cẩm Lệ
Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất quận Cẩm Lệ giai đoạn 2005 – 2014 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2014 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) Tổng diện tích tự nhiên 3525,27 3324,87 200,40 1 Đất nông nghiệp NNP 399,32 1030,23 - 630,91 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3014,56 2063,02 951,54 3 Đất chưa sử dụng CSD 111,39 231,62 - 120,23 Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai quận Cẩm Lệ, năm 2005 và 2014
Qua bảng 3.7 ta thấy:
Diện tích đất tự nhiên của quận Cẩm Lệ tăng thêm là do có sự thay đổi về địa giới hành chính giữa quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang, trong đó một phần của xã Hòa Châu và Hòa Phước thuộc huyện Hòa Vang sáp nhập vào phường Hòa Xuân của quận Cẩm Lệ.
a. Biến động sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 399,32 ha so với năm 2005 giảm 630,91ha.
Diện tích đất nông nghiệp giảm là do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục nhu cầu phát triển của thành phố.
Bảng 3.8. Biến động sử dụng đất nông nghiệp quận Cẩm Lệ giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2014 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) 1 Đất nông nghiệp NN P 399,32 1030,23 - 630,91
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SX
N 258,91 832,58 - 573,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CH N 238,54 757,1 - 518,56 1.1.1.1 Đất trồng lúa LU A 140,34 536,96 - 396,62 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HN K 98,20 220,16 - 121,96
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CL
N 20,37 75,46 - 55,09 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 131,80 163,88 - 32,08 1.2.1 Đất rừng sản xuất RS X 131,80 158,07 - 26,27 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RP H 5,81 - 5,81 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,83 32,94 - 25,11 1.4 Đất nông nghiệp khác NK H 0,78 0,83 - 0,05
Qua bảng 3.8 ta nhận thấy:
* Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhiều, so với năm 2005 giảm 630,91 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm chủ yếu là do việc chuyển mục đích sử dụng phục vụ công cuộc đô thị hóa, hoà nhập với thành phố Đô thị loại I.
Cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều ở phần diện tích đất trồng cây hàng năm mà chủ yếu giảm ở diện tích đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa giảm là do việc quy hoạch toàn phường Hòa Xuân thành đất phi nông nghiệp, các diện tích đất trồng lúa tại phường Hòa An, Hòa Phát. Ngoài ra, còn do việc mở rộng đường giao thông ở các phường Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm so với 2005 là 55,09 ha.
* Đất lâm nghiệp năm 2012 có diện tích là 131,80 ha so với năm 2005 giảm 32,08 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 so với năm 2005 giảm là để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố và nhu cầu nhà ở của người dân nên một số diện tích đất rừng sản xuất chuyển thành đất trồng cây lâu năm và một số đất phi nông nghiệp như đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2014 không còn do toàn bộ đất rừng phòng hộ tại Hòa Xuân đã được quy hoạch thành loại đất phi nông nghiệp.
* Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 7,83 ha so với năm 2005 giảm 25,11ha. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình phát triển đô thị, toàn bộ phường Hòa Xuân được chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp. Vùng này trước đây có rất nhiều ao, hồ và các vùng nuôi tôm tập trung với diện tích lớn.
* Diện tích đất nông nghiệp khác hầu như không có gì thay đổi giữa các năm và cơ bản ổn định.
b. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 là 3014,56 ha so với năm 2005 tăng 915,54 ha.
Từ số liệu trên ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp của quận Cẩm Lệ tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy quận Cẩm Lệ đã có những sự thay đổi lớn trong cơ cấu sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc mở rộng đô thị về phía Tây Nam của thành phố.
Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của quận Cẩm Lệ được thể hiện qua bảng 3.9.
Bảng 3.9. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp quận Cẩm Lệ giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2014 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (7) (8) = (4) - (7)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3014,56 2063,02 915,54
2.1 Đất ở OTC 865,62 668,61 197,01
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 0 0
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 865,62 668,61 197,01 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1909,72 986,38 923,34
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS 26,34 4,96 21,38
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 404,68 411,38 - 6,7
2.2.3 Đất an ninh CAN 6,40 6,40
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp CSK 633,02 232,77 400,25 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 839,28 337,27 502,01 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 8,98 10,8 - 1,82 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 50,74 47,61 3,13
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN 175,42 349,62 - 174,2
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4,07 0 4,07
Qua bảng 3.9 cho thấy:
Diện tích đất ở năm 2014 là 865,62 ha so với năm 2005 tăng 197,01 ha. Chủ yếu được chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mục đích công cộng, đất chưa sử dụng và một số loại đất khác.
* Diện tích đất chuyên dùng năm 2014 là 1.909,72 ha so với năm 2005 tăng 923,34 ha. Phần diện tích tăng chủ yếu ở đất có mục đích công cộng. Điều này cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất đã chú trọng đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho người dân.
* Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2014 có diện tích 8,98 ha so với năm 2005 giảm 1,82 ha. Chủ yếu từ chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm gần với diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng. Phần diện tích này tăng vì để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2014 có diện tích 50,74 ha so với năm 2005 tăng 3,13ha. Diện tích này dần dần sẽ giảm do thành phố đã có chủ trương không chôn cất tại các khu dân cư mà tập trung chôn cất tại nghĩa trang thành phố ở Hòa Sơn, Hòa Vang.
* Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 175,42 ha so với năm 2005 giảm 174,2 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do san lấp mặt bằng chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
3.2.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ