3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.5. Xử lý kịp thời hành vi vi phạm thuế
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện NVTC đất đai: Lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về tình hình sử dụng và thực hiện nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực đất đai; Trong quá trình kiểm tra vừa chấn chỉnh lại tình hình sử dụng đất trên địa bàn, vừa xử lý các sai phạm về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, vừa truy thu các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định hiện hành.
Đối với những trường hợp đã có thông báo thuế, người sử dụng đất không nhận thông báo thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau 3 lần Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ mời liên tiếp bằng thư mời trong vòng 1 tháng vẫn không đến nhận, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ có văn bản cho cơ quan thuế để thu hồi lại thông báo thuế. Khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ xác định lại giá đất tại thời điểm có nhu cầu thực hiện nghĩa vụ, đồng thời nên quy định rõ số lần hủy hồ sơ tối đa người sử dụng đất được phép.
Thời hạn nộp tiền chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp thuế, quá thời hạn mà chủ tài sản chưa nộp thì sẽ bị nộp phạt theo quy định tại Luật Quản lý Thuế. Vì vậy, để tránh tình trạng nộp phạt khi nhận thông báo nộp thuế mà chưa có khả năng nộp thuế, người sử dụng đất đã không đến nhận thông báo thuế để thực hiện NVTC, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước. Do đó, đề tài đề xuất cần quy định rõ thời gian người sử dụng đất đến nhận thông báo nộp tiền, chậm nhận thông báo nộp tiền cũng bị xử phạt như nhận thông báo rồi mà chưa nộp tiền. Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng tồn đọng “thông báo nộp tiền”.
Ngoài những biện pháp nêu trên, cần chú ý đến việc xây dựng năng lực cán bộ địa phương bao gồm cung cấp kiến thức về định giá và tính các khoản nghĩa vụ tài chính đất đai, phát động các chiến dịch tuyên truyền giáo dục về pháp luật, bồi dưỡng những kỹ năng kỹ thuật, kiến thức xã hội, tài chính, pháp luật và kinh tế.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN:
1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của quận Cẩm Lệ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Quận Cẩm Lệ đã chủ động khai thác có hiệu quả, tranh thủ tối đa mọi nguồn đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép lớn trong việc quản lý đất đai, đặc biệt là việc quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn quận.
2. Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Cẩm Lệ có những chuyển biến tích cực, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các năm đạt trên 98% diện tích đất tự nhiên toàn quận. Giai đoạn 2005 – 2014, trên địa bàn có biến động về diện tích tự nhiên do có sự thay đổi về địa giới hành chính giữa Hòa Vang và Cẩm Lệ và việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng, quy hoạch sử dụng đất nên có sự thay đổi rõ rệt, giảm diện tích Nông nghiệp 630,91 ha; giảm diện tích đất chưa sử dụng 120,23 ha và tăng diện tích đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 951,54 ha.
3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính (NVTC) đất đai tại quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2014 nhìn chung đạt rất tốt so với kế hoạch thu thuế thành phố giao. Tổng nguồn thu đất đai năm 2010 là 28.166,2 triệu đồng, năm 2013 là 41.253,5 triệu đồng đến năm 2014 là 84.743,0 triệu đồng. Các khoản thu nghĩa vụ tài chính đất đai không những thể hiện tình hình sử dụng đất trên địa bàn mà còn góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của quận. Tuy nhiên theo kết quả điều tra và đánh giá của cán bộ, người sử dụng đất chưa nắm rõ văn bản pháp luật, văn bản còn chồng chéo, nghĩa vụ tài chính vượt khả năng của một số hộ, tình trạng nộp chậm và chưa nhận thông báo nộp tiền vẫn còn, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý tài chính đất đai của cơ quan Nhà nước.
4. Để hoàn thiện công tác NVTC đất đai, một số giải pháp được đề xuất gồm: Việc ban hành và thay đổi chính sách tài chính đất đai phải phù hợp với lợi ích của người sử dụng đất, phù hợp thực tế và quản lý hiệu quả của Nhà nước; Giá đất tính thuế được áp dụng theo giá đất do UBND thành phố quy định nhưng phải phù hợp từng địa phương cụ thể, không tính gia theo kiểu bình quân để tránh tình trạng giá đất nhà nước quy định cao hơn so với giá thị trường; Thay đổi hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính đóng một lần thành hàng năm hoặc nhiều đợt trong nămCần phổ biến và tuyên truyền các văn bản pháp luật sâu rộng trong nhân dân và xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế.
ĐỀ NGHỊ:
Công tác quản lý đất đai cần chặt chẽ, thống nhất, chính xác các thông tin về đất đai để việc thực hiện tính thuế rõ ràng, đầy đủ và chính xác.
Công tác tổ chức và quy trình thu thuế cần quy định chặt chẽ, công bằng và hiệu quả. Công khai minh bạch các nguồn thu và chi ngân sách của chính quyền các cấp, các khoản nghĩa vụ của người dân. Tạo môi trường tài chính lành mạnh, minh bạch để phát triển và mở rộng nguồn thu ngân sách.
Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về tài chính đất đai đối với người dân, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Xây dựng cơ quan hoặc trung tâm tư vấn tài chính đất đai, để những vướng mắc, khó khăn của người sử dụng đất được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế trong công tác thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai bằng nhiều hình thức như: mở lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo.
Do thời gian có hạn, số lượng mẫu phiếu điều tra chưa đại diện hết địa bàn nghiên cứu nên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, đề tài sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn chỉnh hơn trong thời gian sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bồng (2011), Nhận diện những bất cập về cơ chế tài chính trong thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của pháp luật đất đai hiện hành ở Việt nam, Bài viết cho Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Hà Nội, 12/7/2011.
2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 153 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
3. Chi cục Thống kê quận Cẩm Lệ (2010), Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2010.
4. Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ (2011), Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2011.
5. Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ (2012), Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012.
6. Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ (2013), Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2013.
7. Chi cục thống kê quận Cẩm Lệ (2014), Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2014.
8. Chính phủ (1994), Nghị định 94 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế Nhà đất. 9. Chính phủ (2003), Nghị định 129 quy định chi tiết thi hành Nghị định
15/2003/QH11 về miễn, giảm thuế SDĐ nông nghiệp.
10. Chính phủ (2004), Nghị định 198 về thu tiền sử dụng đất.
11. Chính phủ (2005), Nghị định 198 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
12. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 55 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2011 – 2020.
13. Chính phủ (2010), Nghị định 120 về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 198/2004/NĐ-CP.
14. Chính phủ (2011), Nghị định 45 về Lệ phí trước bạ.
15. Chính phủ (2011), Nghị định 53 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp.
16. Chính phủ (2013), Nghị định 65 quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
17. Chính phủ (2013), Nghị định số 23 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP.
18. Chính phủ (2014), Nghị định 43 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
20. Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2004), Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, NXB Văn hóa – Thông tin.
21. Chu Thị Thủy Chung (2010), Hoàn thiện Chính sách thu đối với đất đai ở Việt nam, Luận án tiến sỹ Học viện tài chính.
22. Hoàng Văn Cường (2010), Giá đất và chính sách phân phối địa tô trong quản lý đất đai theo cơ chế thị trường.
23. Công ty Luật TNHH Đất Luật (2009), Nghĩa vụ tài chính trong quá trình sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. 24. Hồ Đông (2001), Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
25. Nguyễn Hồ Phi Hà (2012), Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
26. Nguyễn Văn Hồng (2011), Đánh giá thực trạng giá đất do Nhà nước quy định và giải pháp, Bài viết cho Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Hà Nội, 12/7/2011.
27. Bạch Thị Minh Huyền (2002), Hệ thống thuế thống nhất đối với việc sử dụng đất ở Việt Nam - khả năng và điều kiện áp dụng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.
28. Ngô Trí Long (2011), Giá đất trong nền kinh tế thị trường Việt nam và những vấn đề liên quan”, Bài viết cho Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Hà Nội 12/7/2011.
29. Nguyễn Tấn Phát, Vietnam's Lannd Policy In The Transition Period (2003),
Economic development (No 111), November 2003, The HCHC University of Economics - Ministry of Education & Training.
30. Nguyễn Tấn Phát (2006), Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,
Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 1, khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.
31. Phạm Đức Phong (2003), Chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và bất động sản phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.
32. Nguyễn Văn Phụng (2011), Hệ thống chính sách thu tài chính liên quan đến đất đai và thị trường bất động sản. Bài viết đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “Động viên tài Chính từ đất đai để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở”, Hà Nội, 12/2011.
33. Quốc hội (1993), Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. 34. Quốc hội (2003),Luật Đất đai năm 2003.
35. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế 2006.
36. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
37. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2003.
38. Quốc hội (2010), Luật Thuế phi nông nghiệp 2010.
39. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 2006
40. Quốc hội (2013),Luật Đất đai năm 2013.
41. Nguyễn Văn Sửu (2010), Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam – Từ lí thuyết đến thực tiễn, NXB chính trị quốc gia, 258 trang.
42. Trần Đức Thắng (2011), Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại Việt Nam,
Văn bản pháp luật:
43. Jonathan Haughton, Nguyễn Thế Quân và Nguyễn Hoàng Bảo (2004), Tác động của thuế Việt Nam.
44. UBTVQH (1994), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế Nhà đất.
45. Lê Đình Thắng, Hoàng Cường và Vũ Thị Thảo (2003), Chính sách đất đai trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, Tạp chí Kinh tế & Phát triển (số 76), tháng 10/2003, Trường đại học Kinh tế quốc Dân.
46. Đồng Thị Hồng Vân (2010), Giáo trình Thuế, NXB Lao động Hà Nội, 200 trang. 47. Hay Sinh, Nguyễn Quỳnh Hoa và Trần Bích Vân, Khuyến nghị về hệ số điều chỉnh
giá đất tính thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn TP.HCM,
PHIẾU ĐIỀU TRA (NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT)
Kính thưa quý Ông/Bà
Tôi tên là Lê Trung Tín. Đang công tác tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Cẩm Lệ. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ của mình với tên đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai của hộ gia đình cá nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”.
Nhằm mục đích tìm hiểu các chính sách, quy định nghĩa vụ tài chính (NVTC) về đất đai; đánh giá tình hình thực hiện NVTC của đối tượng hộ gia đình, cá nhân; từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vấn đề chưa phù hợp, góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Tôi rất mong Ông/Bà dành chút thời gian quý báu của mình để hoàn thành phiếu khảo sát, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp sẽ rất quan trọng và hết sức cần thiết cho sự thành công của cuộc nghiên cứu.
Phần I: THÔNG TIN CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT 1. Tên chủ sử dụng đất: ... 2. Địa chỉ: ... Phường:………quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 3. Nghề nghiệp: ... 6. Các nguồn thu nhập: Thu nhập trung bình:...
Nguồn thu nhập Mức thu nhập
Tiền lương
Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi
Kinh doanh, Dịch vụ Buôn bán nhỏ
Ngư dân
Phần II: NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Quy mô và cơ cấu đất đai hiện nay của Ông/Bà ?
Tổng diện tích đất: ...
2. Nguồn gốc quyền sử dụng đất của hộ Ông/Bà do:
STT Nguồn gốc đất Năm Diện tích
1 Nhà nước giao 2 Nhà nước cho thuê 3 Nhận chuyển nhượng 4 Nhận thừa kế, tặng cho 5 Tự khai phá
3. Ông/Bà đang phải đóng những khoản nghĩa vụ tài chính đất đai nào?
STT Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện Diện tích
nộp thuế Tổng số tiền nộp 1 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(thuế nhà đất)
2 Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
3 Tiền thuê đất 4 Tiền sử dụng đất 5 Lệ phí trước bạ nhà đất
STT Loại đất Diện tích đất Diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 Đất ở
2 Đất cây hàng năm 3 Đất cây lâu năm
4. Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai hiện nay, theo Ông/Bà:
Đơn giản, nhanh gọn
Bình thường
Phức tạp
Không phù hợp
Ý kiến khác:………
5. Đối với từng loại nghĩa vụ tài chính ông/bà thực hiện như thế nào:
STT Nghĩa vụ tài chính phải thực hiện Đã nộp Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền Chưa nhận thông báo 1 Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp (thuế nhà đất)
2 Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất
3 Tiền thuê đất 4 Tiền sử dụng đất 5 Lệ phí trước bạ nhà đất
6. Khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, Ông/Bà có vướng mắc gì?
Giá đất để tính thuế
Quy trình thực hiện NVTC
Cách tính thuế
Không vướng mắc
7. Khi thực hiện Thuế nhà đất/Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Ông/Bà có những thuận lợi gì?
Thuế được thu hàng năm
Giá được tính ổn định trong 5 năm
Văn bản hướng dẫn cụ thể
Cả 3 thuận lợi trên
Thuận lợi khác:………
8. Khi thực hiện Thuế nhà đất/Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Ông/Bà gặp