3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất các ngành (theo giá 2010) năm 2015 đạt 2.476 tỷ đồng và năm 2016 đạt 2.447 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2015 - 2016 đạt 18,86%, trong đó khu vực sản xuất CN - XD là 36,52%, sản xuất thương mại -dịch vụ tăng 14,86% và khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản - 1,88%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2016 đạt 70 tỷ đồng, đạt 87,5%. Tổng sản lượng lương thực năm 2016 là 21.913 tấn, đạt 100,1% kế hoạch và bằng 108,69% so với cùng kỳ;
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng CN - XD và dịch vụ ngày càng tăng. Tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của khu vực CN - XD tăng từ 53,21% năm 2015 lên 61,11% năm 2016; thương mại - dịch vụ giảm từ 10,18% năm 2015 xuống 9,84% năm 2016; và nông nghiệp, lâm thủy sản giảm từ 36,61% năm 2015 xuống 30,22% năm 2016.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tếnăm 2016
Thời kỳ 2011-2016, tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả tăng cao, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất, v.v… nhưng khu vực nông-lâm- ngư nghiệp vẫn tăng trưởng khá ổn định.
a. Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng trong những năm gần đây tăng chậm, từ 13.226 ha năm 2011 lên 13.519 ha năm 2016. Trong đó: diện tích đất gieo trồng cây hàng năm khoảng 11.708 ha, chủ yếu có 2 nhóm cây trồng chính là nhóm cây lương thực (lúa, ngô) và nhóm cây công nghiệp hàng năm (mía, sắn, …). Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên sản xuất cây công nghiệp mía, sắn, điều, v.v… Nhiều giống cây trồng mới được đưa vào sử dụng cho năng suất cao.
Một số cây trồng chủ yếu:
- Cây lúa: được trồng chủ yếu ở các vùng có khả năng tưới nước chủ động như: TT La Hai, xã Xuân Phước, xã Xuân Quang 3., v.v... Diện tích gieo trồng lúa năm 2016 là 3.339 ha, giảm 246 ha so với năm 2000, năng suất lúa bình quân năm 2016 đạt 55,8 tạ/ha (năng suất cao nhất ở vụ Đông xuân đạt 62,5 tạ/ha và năng suất thấp nhất ở vụ mùa đạt 32,9 ta/ha).
- Cây bắp: diện tích gieo trồng năm 2016 là 720 ha, tăng 420 ha so với năm 2011, tập trung ở một số xã như: Xuân Quang 1, Xuân Phước, TT La Hai, … Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường nước tưới và sử dụng các giống bắp lai nên năng suất tăng từ 7,6 ha/tạ năm 2005 lên 20,9 ha năm 2011 và đạt 44 tạ/ha năm 2016.
- Cây mía: là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo cho đại bộ phân dân cư, được trồng hầu hết ở các xã trên địa bàn, nhiều nhất là xã Xuân Lãnh, Xuân Quang
1, Xuân Phước, Đa Lộc… Diện tích mía phát triển mạnh và khá ổn định từ khi nhà
máy đường KCP Đồng Xuân được thành lập và đưa vào hoạt động. Diện tích đất mía năm 2010 là 3.310 ha, chiếm 19,0% tổng diện tích mía toàn tỉnh, năng suất mía đạt bình quân từ 50-55 tấn/ha.
- Cây sắn: là một trong những cây trồng mang nguồn thu lớn cho nông dân nên diện tích đất trồng sắn tăng mạnh ở hầu hết các xã trong huyện, diện tích tập trung nhiều ở xã Xuân Quang 1, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Xuân Long, Đa Lộc. Diện tích đất trồng sắn năm 2014 là 3.400 ha, tăng gấp 2 lần so với năm 2010 và gấp 4,2 lần so với năm 2005 và là huyện có diện tích sắn lớn thứ 2 tỉnh (sau huyện Đồng Xuân). Năng suất sắn bình quân là 14-16 tấn/ha.
- Cây cao su: Năm 2013, Công ty cổ phần VRG Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên cho phép trồng thử nghiệm 47 ha cao su tại xã Xuân Quang 1, dự kiến sẽ phát triển mở rộng cao su ở các xã Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Quang 1.
- Cây ăn quả: diện tích cây ăn quả năm 2011 là 34 ha, năm 2016 tăng lên 279
ha, chủ yếu là xoài, dứa, chuối, … cây ăn quả thường trồng trong vườn nhà, quy mô nhỏ, rải rác, chưa trở thành cây sản phẩm hàng hóa.
* Chăn nuôi
Chăn nuôi chưa phát triển mạnh, chưa hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Hiện tại, chủ yếu phát triển đàn bò, đàn heo và đàn gia cầm.
- Đàn bò: có vai trò chủ lực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn thu lớn cho người dân. Số lượng đàn bò tăng từ 19.856 con năm 2011 lên 20.188 con năm 2016 (tỷ lệ bò lai đạt 61%), bình quân 1 hộ có 1,3 con/hộ.
- Đàn heo: nuôi phân tán trong các hộ gia đình, do dịch bệnh nên quy mô đàn
heo giảm từ 22.400 con năm 2011 xuống còn 14.405 con năm 2016, bình quân mỗi hộ gia đình có 0,8-1,0 con/hộ. Các xã có quy mô phát triển chăn nuôi heo tương đối lớn là Xuân Lãnh, thị trấn La Hai và Xuân Phước. Đã có bước cải thiện về giống nhưng chưa rộng rãi.
- Đàn gia cầm: số lượng tăng từ 120.600 con năm 2000 lên 136.000 con năm
2011 và đạt 153.797 con năm 2016. Giống nuôi chủ yếu là giống địa phương, năng suất thấp. Hiện tại, một số nơi nuôi gà thả vườn Lương Phượng nhưng mới chỉ thử nghiệm. Ngoài ra, còn một số vật nuôi như: nhím, heo rừng lai, hươu có hiệu quả cao, được nhân dân thực hiện nuôi thí điểm và bước đầu được nhân rộng.
* Lâm nghiệp
Đang từng bước chuyển dần từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển vốn rừng, tập trung đẩy mạnh khâu lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng và trồng gừng gắn với định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quản lý bảo vệ rừng: Đã hoàn thành cơ bản việc giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình nông dân để sử dụng ổn định, lâu dài theo Nghị định 163 của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách hưởng lợi của người nhận đất chưa gắn với lượng tăng trưởng và giá trị sản phẩm rừng, chưa khuyến khích được người dân đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để tạo ra sức sản xuất lớn nhất của rừng.
- Trồng rừng: trong mười năm qua đã trồng trên 7 nghìn ha rừng tập trung và gần 20 triệu cây phân tán (bình quân mỗi năm trồng 700 ha rừng tập trung, 2 triệu cây
phân tán) nâng độ che phủ rừng từ 26,2% năm 2000 lên 30% năm 2010. Đồng thời,
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, ngày càng có nhiều nhà đầu tư xin các dự án trồng rừng. Đây là cơ hội để xây dựng và phát triển một nền kinh tế lâm nghiệp bền vững, từng bước nâng cao thu nhập của người dân làm nghề rừng, giảm nhiều sức ép lên vốn rừng tự nhiên, từng bước chuyển đổi một bộ phân dân cư lâu nay sống dựa vào rừng bằng khai thác gỗ trái phép.
* Thủy sản
Chủ yếu nuôi cá nước ngọt ở các ao, hồ. Người dân chưa có kinh nghiệm nuôi và thiếu vốn đầu tư, khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện ít. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2016 là 14 ha, sản lượng thủy sản năm 2016 đạt khoảng 7,9 tấn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
+ Kinh tế công nghiệp: Khu vực kinh tế công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh giá trị sản xuất trong giai đoạn 2011-2016. Sản xuất công nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện ngày càng hiệu quả hơn, thể hiện việc tăng cả về quy mô giá trị sản xuất và cả về số cơ sở sản xuất.
+ Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống:
Nhìn chung, kinh tế tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống kém phát triển. Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phân bố rải rác, đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
- Các cơ sở sản xuất nông cụ cầm tay: năm 2016 sản xuất 47 nghìn nông cụ cầm tay, chủ yếu các vật dụng thông thường như: dao, dựa, lưỡi liềm, cuốc, v.v...
- Các cơ sở cơ khí sửa chữa: bao gồm các cơ sở sửa chữa xe máy, phương tiện vận tải ở trình độ thấp như: vá lốp, sửa chữa nhỏ thay thế phụ tùng, chưa đủ trình độ năng lực sửa chữa lớn hoặc chế tạo sản phẩm đơn giản cho phương tiện vận chuyển, dụng cụ sản xuất nông nghiệp, v.v...
- Trên địa bàn xã Xuân Lãnh có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm
H’Roi tại buôn Hà Rai và thôn Xí Thoại. Tuy nhiên, do không có điều kiện để phát triển nên dần bị mai một, các nghệ nhân có tay nghề cao không còn sức lao động và khả năng sản xuất hoặc đã chuyển sang nghề khác, cần có giải pháp phục hồi ngành nghề này.
+ Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và du lịch: Hoạt động thương mại-dịch vụ-du lịch phát triển nhanh, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hiện có 13 doanh nghiệp và 2.900 cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa, tác động tích cực đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
3.1.2.3. Dân số, lao động và thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội a. Dân sốvà lao động
Tính đến tháng 8/2016, dân số của huyện Đồng Xuân là 125374 người với 36550 hộ. Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 310 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện tương đối ổn định vào khoảng 1.3%.
Toàn huyện có 70123 lao động chiếm 53.5 % dân số toàn huyện, trong đó lao động nông nghiệp là 48955 lao động chiếm 54.3% lao động của toàn huyện. Hiện nay, lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện đang có xu hướng giảm do chuyển đổi sang phát triển các ngành khác như: nuôi trồng thủy sản, thương mại – dịch vụ và các ngành khác.
Bảng 3.4. Sự phân chia dân số theo giới tính và theo khu vực
Danh mục hành chính
Tổng số (người)
Chia theo giới tính Chia theo khu vực
Nam Nữ Thành Thị Nông Thôn
Huyện Đồng Xuân 125,374 62,485 62,889 8,723 116,651
Thị trấn La Hai 8,723 4,253 4,470 8,723 -
Phú Mỡ 19,630 9,684 9,946 19,630
Xuân Quang 1 21,105 10,415 10,690 21,105
Danh mục hành chính
Tổng số (người)
Chia theo giới tính Chia theo khu vực
Nam Nữ Thành Thị Nông Thôn
Xuân Quang 3 15,684 7,878 7,806 15,684
Đa Lộc 8,345 4,196 4,149 8,345
Xuân Phước 5,039 2,528 2,511 - 5,039
Xuân Long 3,745 1,918 1,827 - 3,745
Xuân Sơn Nam 10,678 5,333 5,345 - 10,678
Xuân Sơn Bắc 2,299 1,162 1,137 - 2,299
Xuân Lãnh 4,446 2,245 2,201 - 4,446
“Nguồn: chi cục thống kê huyện Đồng Xuân, năm 2016”. * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội
- Giao thông, thủy lợi: Hệ thống giao thông, thủy lợi đang được các cấp chính quyền địa phương đầu tư tập trung, dần được nâng cấp cải tạo nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân
- Giáo dục đào tạo: Đã xây dựng được hệ thống trường lớp quy mô từ mầm non đến Trung học phổ thông. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo xu hướng xã hội hóa, chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao.
- Thể dục thể thao: Được sự quan tâm của lãnh đạo huyện, phong trào thể dục thể thao trong huyện ngày càng phát triển, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân và đạt nhiều thành tích mới trong các giải thi đấu của tỉnh.
- Y tế, kế hoạch hóa gia đình : Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quận quan tâm và đầu tư nâng cấp. Trên địa bàn huyện, 100% các xã, thị trấn đều có trạm y tế đảm bảo đủ điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân. Huyện có 1 bệnh viện lớn ở trung tâm huyện với quy mô 150 giường bệnh. Toàn huyện cũng đã có ô tô trở rác thải, quy hoạch bãi rác đảm bảo vệ sinh môi trường. Về dấn số, kế hoạch hóa
gia đình có nhiều chuyển biến, chất lượng dân số đã được cải thiện so với trước đây.
Công tác gia đình, trẻ em được quan tâm, tổ chức các chương trình hành động, xây
- Quốc phòng, an ninh: Công tác quân sự địa phương được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Hàng năm Ban Thường Vụ huyện ủy có Chỉ thị, Nghị quyết về công tác an ninh trật tự, công tác an ninh quốc phòng địa phương. Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 08-NQ/TW về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới. Công tác an ninh trật tự ngày càng được xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào toàn dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.2.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đồng Xuân a. Những lợi thế
Qua phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KT - XH Đồng Xuân có một số lợi thế so với các huyện miền núi lân cận. Khu vực nghiên cứu có lợi thế về đất đai và khí hậu đó là quỹ đất phát triển nông nghiệp lớn chiếm trên 84% DTTN, đất đai phì nhiêu, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: mía, cao su, cây mì... Nằm trong vùng khí hậu có mưa nhiều, nền nhiệt độ cao, chế độ gió, độ ẩm, ánh sáng dao động trong phạm vi thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Lợi thế về nguồn nước đó là có nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào nhiều vị trí xây dựng hồ, đập đảm bảo yêu cầu nước cho sinh hoạt và các ngành sản xuất trong huyện. Lợi thế về tài nguyên rừng đó là diện tích đất lâm nghiệp lớn, với nhiều chủng loại động thực vật phong phú, thuận lợi để hình thành các vùng trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cây dược liệu... Lợi thế về địa lý của Đồng Xuân là một trong những địa bàn chiến lược về quốc phòng của tỉnh và khu vực, là hậu phương vững chắc của các tỉnh Tây Nguyên. Tiếp giáp với tỉnh Gia Lai, thuận lợi mở rộng quan hệ giao lưu trao đổi hàng hoá và hợp tác phát triển. Lợi thế về những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua chính là được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, những năm qua tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đến nay các công trình thuỷ điện lớn, thuỷ lợi, giao thông, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi xã hội … cơ bản đã phủ kín các xã tạo thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư từ bên ngoài...
b. Những hạn chế
- Huyện Đồng Xuân có những hạn chế nhất định như địa hình đồi núi dốc, lũ quét, hạn hán … Dân cư phân bố rải rác và thưa thớt, do đó phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Ngoài nông lâm nghiệp và công nghiệp điện năng, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ, du lịch…chậm phát triển, chưa có tác động mạnh đến quá trình phát triển KT - XH của huyện. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và yếu so với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt…vì vậy chưa tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Tích