Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 32 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập các báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo rà soát quy hoạch rừng sản xuất của tỉnh Phú Yên; niên giám thống kê năm các năm 2010 và 2015 của huyện Đồng Xuân để phục vụ cho nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Xuân; tài liệu kiểm kê đất đai các năm 2010, 2015 để phục vụ cho nghiên cứu thực trạng, đánh giá biến động đất đai.

+ Thu thập báo cáo tổng kết các năm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị: Ủy ban nhân dân huyện Đồng Xuân, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, lâm trường và các UBND các xã, thị trấn, huyện Đồng

Thu thập thông tin tài liệu, số liệu

Tại cơ quan huyện Đồng Xuân

Tiếp xúc cán bộ của huyện và xã

Phỏng vấn dân tại địa phương

Dự báo biến động đất rừng sản xuất Phân tích sự ảnh hưởng của

các nhân tố

Đánh giá hiệu quả kinh tế đất rừng và rừng

Đề xuất các giải pháp Xử lý, phân tích và đánh giá số liệu Đặc điểm kinh tế - xã hội Tình hình QL và sử dụng đất rừng sản xuất Đặc điểm và hiệu quả quản lý và sử dụng Các yếu tố liên quan đến rừng sản xuất

Xuân để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân.

+ Thu thập số liệu giao đất, giao rừng và cấp GCNQSDĐ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Xuân để phục vụ cho việc nghiên cứu tình hình quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân và đơn vị tại huyện Đồng Xuân.

+ Thu thập các số liệu từ sổ quản lý chuyển mục đích, sổ quản lý đơn thư, sổ quản lý thế chấp, từ số liệu quản lý công tác thu hồi đất, từ các thông tin trong công tác triển khai các dự án trên địa bàn huyện để phục vụ cho việc đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Họp các bên liên quan cấp huyện và xã để đánh giá khái quát về thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất.

- Phỏng vấn: Thu thập thông tin qua phỏng vấn các nhà quản lý, gồm việc phỏng vấn cán bộ: hạt Kiểm lâm, ban Quản lý rừng phòng hộ, phòng Tài nguyên và

Môi trường và cán bộ địa chính các xã, thị trấn để phục vụ cho việc nghiên cứu việc

cập nhật các thông tin về nguyên nhân của biến động sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện Đồng Xuân.

- Họp nhóm với các người dân nòng cốt (3 cuộc họp; 8-10 người/nhóm): thông tin từ cuộc họp này rất quan trọng để hiểu được thực trạng cũng như những khó khăn mà người dân đang gặp phải. Cũng từ cuộc họp này, người dân sẽ đề xuất những mong muốn của họ để cùng tháo gỡ các vấn đề còn tồn tại.

- Khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa theo tuyến khảo sát đã được vạch sẵn nhằm thu thập bổ sung các thông tin lấy từ thực địa, đồng thời kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để phục vụ nghiên cứu các vấn đề của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)