Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 84 - 85)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.6.3. Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng

Hoàn thiện việc xây dựng quy ước bảo vệ rừng của thôn, bản: Mỗi thôn bản đều phải tự xây dựng quy ước bảo vệ rừng, quy ước phải do chính người dân thôn bản tham gia thảo luận xây dựng, tự nguyện cùng nhau thực hiện, quy ước càng gần với đời sống nhân dân thì càng tỏ ra có hiệu lực, những quy định mang tính áp đặt thường khó được người dân chấp nhận. Đồng thời củng cố các tổ chức quản lý bảo vệ rừng của thôn, bản: tăng cường thành lập các tổ quản lý bảo vệ rừng thôn được đặt dưới sự điều hành chung của UBND xã và có cán bộ chủ chốt của xã tham gia như Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, Trưởng Công an xã, Đội trưởng Đội dân quân tự vệ, Cán bộ Lâm nghiệp xã.

Xây dựng một số chính sách tài chính về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ trong Quản lý bảo vệ rừng sau khi giao đất, giao rừng: Chính sách hưởng lợi của người dân nhận rừng cần phải được rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu đảm bảo cho người dân được hưởng lợi xứng đáng với những gì họ đầu tư vào rừng. Khi nào người dân nhận thức được đầy đủ quyền lợi mà họ, cộng đồng họ được hưởng trên vốn rừng được giao thì mới tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy ước quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương; Các dự án lâm nghiệp phải lồng ghép với chương trình, dự án xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn,... trên địa bàn để sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn của Chính phủ có hiệu quả hơn.

Những giải pháp trước mắt: Chính quyền địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện công tác bàn giao diện tích đất của Ban quản lý rừng Phòng hộ Đồng Xuân về cho UBND huyện quản lý, sử dụng để giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Chính quyền địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm những tồn tại trước khi bàn giao phần diện tích đất trên cho UBND huyện Đồng Xuân quản lý, sử dụng như: mua bán đất giao khoán, các hộ nhận giao khoán sử dụng đất sai mục đích, tình trạng nhân dân lấn chiếm đất,... từ các Ban Quản lý rừng trên địa bàn huyện. Cung cấp bản đồ pháp lý về diện tích, hiện trạng đất sẽ bàn giao cho UBND huyện Đồng Xuân quản lý, sử dụng để có cơ sở cho công tác rà soát, tiếp nhận đúng với hiện trạng thực tế. Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Xuân phải tổ chức thanh lý hợp đồng đối với các hộ dân nhận giao khoán đất rừng sản xuất của đơn vị để bàn giao hồ sơ, thủ tục cho UBND huyện xem xét giải quyết. Riêng việc xử lý tình trạng nhân dân lấn chiếm đất, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ngành liên quan của huyện và UBND các xã có diện tích rừng tổ

chức kiểm tra, rà soát lại nguồn gốc, thời gian, mục đích sử dụng đất của các hộ lấn chiếm; thống kê, lập danh sách cụ thể báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)