Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 53 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Xuân

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện năm 2016 là 65117,4 ha chiếm 63,02% DTTN của huyện. Cụ thể sử dụng các loại đất như sau:

Bng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp năm 2016

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích năm 2016 (ha) Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong đơn vị hành chính Đất lâm nghip LNP 65117,4 63,02 1 Đất rừng sản xuất RSX 32120,3 31,08 2 Đất rừng phòng hộ RPH 32997,1 31,93 3 Đất rừng đặc dụng RDD

Hình 3.6. Cơ cấu đất lâm nghiệp huyện Đồng Xuân 2016

- Đất rừng phòng hộ: có 32.120,3 ha, chiếm 31,08 % tổng DTTN toàn huyện.

Phân bố nhiều ở 02/12 xã, thị trấn, bao gồm: Phú Mỡ là 25800,8 ha, xã Xuân Quang là

1 3542 ha. Đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện chủ yếu là do Ban quản lý rừng

phòng hộ quản lý, sử dụng.

- Đất rừng sản xuất: có 32997,1 ha, chiếm 31,93% tổng DTTN toàn huyện.

Phân bố nhiều ở 010/12 xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở xã Phú Mỡ 13662,39 ha. Các xã khác có diện tích trung bình từ 19 đến 550 ha.

Tình hình din tích rng b xâm hi: Trong năm 2016, các ngành chức năng của huyện Đồng Xuân đã kiểm tra, phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn và đặc biệt nghiêm trọng nhất là hơn 110 ha rừng phòng hộ Bình Ấm tại xã Phú Mỡ và xã Xuân Quang 1 ở tiểu khu 83, 90 đã được các cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đồng Xuân móc nối với các lâm tặc dọn sạch với hình thức lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận để hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng Bình Ấm để rồi sau đó phát dọn thực bì với máy chục cưa máy đã dọn sạch hơn 110 ha rừng phòng hộ quan trọng. Còn ở xã Đa Lộc, tình hình phá rừng làm rẫy vẫn diễn ra tại các tiểu khu 316, 314 và các khu vực suối Pháp, suối Ma Đói,…Tình trạng phá rừng hiện nay ở địa bàn huyện Đồng Xuân trở nên phức tạp, ngoài việc liều lĩnh tấn công lực lượng chức năng, lâm tặc còn tổ chức phá rừng với quy mô lớn, có nhiều người tham gia. Theo Ban quản lý Rừng phòng hộ Đồng Xuân tính đến ngày 16/10/2016, đơn vị đã phát hiện 93 người ở xã Phú Mỡ và Xuân Quang 1 chặt phá rừng trồng của Ban quản lý Rừng phòng hộ Đồng Xuân. Qua kiểm tra tại hiện trường, khu vực rừng trồng gồm các loại cây dầu,

1,6 ha. Những người phá rừng trồng này nêu lý do là thiếu đất sản xuất… Theo Ban quản lý Rừng phòng hộ Đồng Xuân, đơn vị này đang quản lý và bảo vệ hơn 19.630 ha, trong đó đất có rừng gần 16950,5 ha (gần 16.000 ha rừng tự nhiên và khoảng 950 ha rừng trồng). Trong đó, có nhiều diện tích đất rừng màu mỡ, tài nguyên rừng phong phú, có giá trị kinh tế cao nên thu hút sự chú ý của người dân địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện lực lượng nhân viên bảo vệ rừng của Ban quản lý Rừng phòng hộ Đồng Xuân quá mỏng, không có các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng nên công tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, trong khi lâm tặc ngày càng tinh vi, có nhiều phương tiện để phá rừng. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng sắn, mía… trên địa bàn huyện đến nay khoảng 2.500 ha; trong đó có khoảng 850 ha rừng (Hạt Kiểm lâm Đồng Xuân). Các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị mất nhiều nhất là Phú Mỡ (2716 ha), Xuân Quang 1 (1034 ha) (Cục Thống kê tỉnh Phú Yên , 2015; Chi Cục Thống kê huyện Đồng Xuân, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại huyện đồng xuân, tỉnh phú yên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)