Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su:

Huyện Ia Pa có diện tích đất tự nhiên là 86.850 ha, trong đó: đất trồng cây hàng năm là 22.587,0 ha, đất trồng cây lâu năm là 4.012,3 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 53.632,0 ha, đất khác là 6.619,2 ha. Dân số 53.503 người, người đồng bào dân tộc thiểu số 70,6% (dân tộc Jrai chiếm 59,3%, dân tộc Banar chiếm 3,4%, dân tộc khác chiếm 8,0%), hộ nghèo chiếm 34,55% [2].

Huyện được thành lập năm 2002, trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, Tỉnh lộ 662 được nhựa hóa; đường liên xã, liên thôn và nội thôn được bê tông hóa; đường nội đồng được đổ đất cấp phối để thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, nông sản; 100% kênh mương được bê tông hóa đảm bảo tưới tiêu; 100% hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia; văn hóa, y tế, giáo dục được coi trọng; đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.

Các cấp, các ngành địa phương rất quan tâm đến tình hình phát triển cao su. Có chủ trương quy hoạch các loại cây vùng nguyên liệu, trong đó quy hoạch đến năm 2020 diện tích trồng cao su toàn huyện là 3700, tập trung tại xã Pờ Tó. Thường xuyên nắm tình hình thị trường cao su, hoạt động của Nông trường Ia Pa do Công ty Cổ phần Trồng rừng công nghiệp Gia Lai quản lý.

Người dân có ý chí vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, mạnh dạn đầu tư trồng thử nghiệm cao su trên vùng đất trước thời điểm năm 2008 chưa có hộ nào trồng. Tự học hỏi thêm kỹ thuật canh tác cao su để trồng, chăm sóc, khai thác hiệu quả.

Các Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh, vay vốn để xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường, vay vốn diện hộ nghèo, vay vốn diện học sinh sinh viên… trong đó có vay vốn để đầu tư cho phát triển cây cao su.

Từ đó, thấy rằng cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ia Pa đang đổi thay từng ngày. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, có bước đột phá nhằm mang lại hiệu quả cao cho người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, nông dân là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện ia pa, tỉnh gia lai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)